Thái Lan sẽ gia hạn chương trình đảm bảo giá lúa gạo
Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ gia hạn chương trình bảo đảm giá lúa, gạo trong niên vụ 2021-2022 và cam kết chi 88 tỷ baht (hơn 2,6 tỷ USD) cho năm thứ ba liên tiếp để thực hiện chính sách này.
Gạo đóng túi được bày bán với nhiều mẫu mã tại một siêu thị lớn ở trung tâm thủ đô Bangkok.
Truyền thông sở tại cho biết, phát biểu sau cuộc họp của Tiểu ban về tiếp thị của Ủy ban Chính sách gạo quốc gia mới đây, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết, nhóm này đã nhất trí tiếp tục chương trình đảm bảo giá lúa, gạo trong niên vụ 2021-2022 với các tiêu chí tương tự như niên vụ trước, cũng như các biện pháp để duy trì giá gạo ổn định.
Trong tổng số ngân sách chi tiêu, 80 tỷ baht sẽ được phân bổ cho chương trình đảm bảo giá, trong khi 8 tỷ baht còn lại để bình ổn giá. Ông Jurin cho biết, quyết định nói trên sẽ được trình lên cuộc họp của Ủy ban Chính sách gạo quốc gia do Thủ tướng chủ trì, sau đó sẽ được gửi lên Nội các để thông qua.
Theo ông Jurin, trong vụ mùa 2021/2022 kéo dài từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022, Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 26 triệu tấn thóc, tăng 4% so với vụ mùa hiện tại nhờ lượng mưa đủ lớn và diện tích trồng trọt cao hơn.
Video đang HOT
Ông Jurin nói thêm rằng mặc dù kế hoạch chi tiêu cho vụ mùa mới cao hơn so với mức 55 tỷ baht dành cho vụ mùa hiện tại, nhưng chi tiêu thực tế có thể thấp hơn nhiều so với ngân sách đã được phê duyệt.
Ngoài ra, ông Jurin đã yêu cầu cho Vụ Ngoại thương đẩy nhanh các cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc mua thêm gạo thông qua thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ (G2G). Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo trắng từ Thái Lan thông qua một thỏa thuận G2G.
Bộ Thương mại Thái Lan đang thúc đẩy tăng xuất khẩu gạo lên 6 triệu tấn với trị giá khoảng 150 tỷ baht, trong đó Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Iraq được coi là các thị trường chính theo các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ (G2G).
Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht, giảm 32% về lượng và 25% về giá trị so với năm trước đó. Trong năm 2020, Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 5,7 triệu tấn gạo.
Indonesia và Thái Lan sắp ký kết xuất nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm
Theo truyền thông Indonesia ngày 15/3, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Jurin Laksanawisit thông báo Indonesia và Thái Lan đã sẵn sàng cho việc ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) xuất nhập khẩu một triệu tấn gạo mỗi năm.
Gạo chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thời gian chính thức ký kết MoU này đã được hai bên ấn định vào tuần cuối cùng của tháng 3/2021. Đây là MoU được ký kết theo thỏa thuận liên chính phủ (G2G) Indonesia và Thái Lan.
Theo tinh thần của MoU, bắt đầu từ năm 2021, Thái Lan sẽ cung cấp gạo trắng cho thị trường Indonesia với số lượng một triệu tấn/năm. Số lượng này có thể tăng dần từ 15 - 25% trong 4 năm tiếp theo căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ gạo của thị trường Indonesia.
Bên cạnh đó, việc cung cấp gạo cho thị trường Indonesia cũng được Thái Lan căn cứ vào các điều kiện liên quan như tình hình sản xuất trong nước, nhu cầu thực tế của thị trường Indoensia và thị trường quốc tế hoặc cũng phải dựa trên giá cả của thị trường gạo quốc tế.
Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, Thái Lan đã cung cấp tổng cộng 925.000 tấn gạo cho thị trường Indonesia theo thỏa thuận G2G. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, không có thỏa thuận gạo G2G nào giữa Thái Lan và Indonesia được thực hiện. Nguyên nhân chính là do Indonesia đẩy mạnh thực hiện chính sách tự cung tự cấp lúa gạo và thúc đẩy sản xuất gạo trong nước.
Mặc dù vậy, Indonesia vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước do quốc gia này liên tục hứng chịu thiên tai. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 cũng đang đẩy Indonesia vào tình thế khó khăn buộc quốc gia này phải nhập khẩu nhiều gạo hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước và ổn định giá gạo trong nước. Năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 89.406 tấn gạo sang thị trường Indonesia. Mức xuất khẩu này tăng 46,3% so với năm 2019.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Charoen Laothammatas cho biết, MoU này giữa Thái Lan và Indonesia sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường gạo Thái Lan do hợp đồng mua bán chưa được ký kết chính thức. Hiện tại, Thái Lan đang gặp khó khăn khăn trong việc xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới do đồng baht của Thái Lan tăng mạnh làm cho giá gạo của Thái Lan đắt hơn các loại ngũ cốc khác.
Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan hiện tại được ghi nhận ở mức 549 USD/tấn, trong khi gạo trắng của Việt Nam có giá chào bán ở mức 513 - 517 USD. Giá gạo của Ấn Độ là 398 - 402 USD/tấn. Giá gạo cùng loại của của Pakistan cũng chỉ từ 438 - 442 USD/tấn.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, ông Airlangga Hartarto cho biết, hiện tại Chính phủ Indonesia đang thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu gạo để dự trữ lương thực. Trong khi đó, Giám đốc cơ quan dự trữ lương thực quốc gia Indonesia, Budi Waseso cho rằng nhập khẩu lúa gạo không phải là chính sách ưu tiên của Indonesia. Trước mắt, Indonesia vẫn tập trung ưu tiên sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước để hỗ trợ nông dân. Căn cứ vào tình hình thực tế, Indonesia sẽ có những điều chỉnh nhập khẩu lương thực theo hướng linh hoạt hơn.
Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021 Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nước này đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021, cao hơn 5% so với năm 2020. Trong năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu 5,27 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 trên thế giới, tuy nhiên, tổng lượng xuất khẩu ngũ cốc của nước này đã ở mức thấp nhất...