Thái Lan sẽ bầu cử lại vào tháng 4/2014
Tháng Tư tới, Thái Lan sẽ tổ chức bầu cử lại tại những điểm bỏ phiếu buộc phải đóng cửa trong cuộc bầu cử hôm 2/2 vì người biểu tình, các quan chức bầu cử cho biết hôm 11/2.
Hôm 2/2, hàng triệu người dân Thái Lan không có cơ hội được bầu cử khi 10% số điểm bỏ phiếu buộc phải đóng cửa vì bị những người biểu tình phản đối chính phủ tìm cách ngăn chặn.
Hàng triệu người Thái Lan không được bầu cử hôm 2/2 vì biểu tình.
Tổng thư ký Puchong Nutrawong của Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) cho biết sẽ tiến hành bầu cử lại vào ngày 27/4 tại những điểm bỏ phiếu bị đóng cửa hôm 2/2. Vòng bầu cử sớm sẽ được tổ chức trước đó một tuần dành cho những cử chi làm việc và học tập ở xa không thể về đúng ngày bầu cử.
Nguy cơ người biểu tình tiếp tục ngăn chặn cuộc bầu cử lại vẫn rất lớn.
EC cho biết sẽ chỉ công bố kết quả bầu cử khi tất cả các điểm bỏ phiếu tiến hành bầu cử xong.
Video đang HOT
Trong khi đó, phe đối lập đã yêu cầu Tòa án Hiến pháp vô hiệu hóa cuộc bầu cử. Đây là một trong những động thái pháp lý nhằm chống lại Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Trước tình trạng bất ổn ở Thái Lan, Mỹ kêu gọi quân đội Thái Lan không đảo chính nhằm chấm dứt bế tắc ở nước này.
Những người biểu tình đòi chính phủ của bà Yingluck từ chức và thay thế vào đó là một “Hội đồng nhân dân” không qua bầu cử. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối yêu cầu này vì cho rằng điều đó là vi phạm hiến pháp và bà muốn bảo vệ dân chủ.
Theo Infonet
Cựu Thủ tướng Thaksin sẽ ra tay cứu em gái
Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra muốn cuộc xung đột chính trị hiện nay ở đất nước Thái Lan được giải quyết trên bàn đàm phán, cố vấn pháp luật của ông Thaksin - ông Noppadon Pattama hôm qua (10/2) cho biết.
Cựu Thủ tướng Thaksin
Ông Noppadon vừa lên tiếng xác nhận cựu Thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan đã có chuyến thăm đến nước láng giềng Myanmar hồi tuần trước. Theo ông Noppadon, ông Thaksin đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình chính trị hiện nay ở Thái Lan.
Ông Thaksin lo ngại, nền kinh tế, đầu tư và du lịch của Thái Lan đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc biểu tình chính trị diễn ra suốt hơn 3 tháng qua ở thủ đô Bangkok.
Cựu Thủ tướng Thaksin muốn tình hình Thái Lan quay trở lại bình thường trong khi vẫn đảm bảo được các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ, cố vấn pháp lý Noppadon cho biết.
Ông Thaksin tin rằng, nền dân chủ là "con đường tương lai" của đất nước và cuộc bầu cử cần phải được tiếp tục tiến hành cho đến khi nó được hoàn tất, ông Noppadon cho hay.
Những phát biểu trên được ông Thaksin đưa ra trong bối cảnh chính quyền của em gái ông - Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ gây ra từ sự chống đối của lực lượng biểu tình.
Những người biểu tình đang thực hiện một "cuộc tấn công pháp lý" nhằm vào chính phủ lâm thời Thái Lan bằng cách ngăn cản không để cho Quốc hội được lấp đủ chỗ sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2 vừa rồi. Một khi Quốc hội không được lấp đủ chỗ trống cần thiết thì cơ quan này không thể hoạt động.
Theo cố vấn Noppadon, cựu Thủ tướng Thaksin đã đến thăm Myanmar hồi tuần trước và một số cựu nghị sĩ Thái Lan đã đến gặp gỡ ông Thaksin bởi Myanmar gần với Thái lan.
Một quan chức cấp cao của Đảng Pheu Thai cầm quyền - ông Somchai Wongsawat cũng xác nhận sự có mặt của cựu Thủ tướng Thaksin ở Myanmar hồi tuần trước. Ông Thaksin chỉ ở đây đúng một ngày.
Ông Somchai là một trong số những chính khách sang Myanmar gặp gỡ cựu Thủ tướng Thaksin.
Không chỉ ông Thaksin, cựu Thủ tướng Anand Panyarachun cũng lên tiếng cảnh báo Thái Lan có thể sẽ phải đối diện với sự suy thoái kinh tế nếu tình trạng bế tắc chính trị hiện nay tiếp tục kéo dài.
Ông Thaksin đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu năm 2006 khi ông này đang ở nước ngoài. Tiếp đó, vào năm 2008, ông lại bị toà án kết án 2 năm tù giam vì tội tham nhũng. Để trốn tránh án tù, cựu Thủ tướng Thái Lan đã phải sống lưu vong ở bên ngoài suốt trong thời gian qua.
Dù đã rời ra đất nước trong 8 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn ở Thái Lan. Ông này chính là nhân vật trung tâm, là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp ở Thái Lan trong những năm qua.
Với những chính sách "dân tuý" làm lợi cho dân nghèo và những người dân ở vùng nông thôn, cựu Thủ tướng Thaksin rất được lòng bộ phận những người dân chiếm đa số này. Ngược lại, ông lại bị ghét cay ghét đắng bởi những thành phần hoàng gia, trung lưu ở đất nước Thái Lan. Lực lượng chống ông Thaksin tuy là một bộ phận nhỏ nhưng lại là những người nắm giữ quyền lực và sức mạnh.
Trong suốt nhiều năm qua, chính trường Thái Lan luôn là cuộc chiến giằng co giữa một bên là những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin (áo đỏ) và một bên là người chống lại ông này (áo vàng).
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Thái hứng đòn bất ngờ từ người ủng hộ Có lẽ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ không bao giờ ngờ được bà lại có lúc phải hứng đòn giáng bất ngờ từ chính những người từng ủng hộ mình mạnh mẽ. Cuộc biểu tình của nông dân Thái Lan Hàng trăm nông dân hôm nay (10/2) đã tụ tập bên ngoài Bộ Tư pháp Thái Lan để biểu tình phản...