Thái Lan quảng bá du lịch qua ‘Những ngôi đền ẩn giấu’
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong nỗ lực khôi phục ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, các cơ quan chức năng Thái Lan đang có nhiều sáng kiến độc đáo để quảng bá cho ngành kinh tế trụ cột này, trong đó có việc tổ chức các tour tham quan theo chủ đề sẽ diễn ra liên tục từ nay đến tháng 3/2023 nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.
Khách tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở Bangkok. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khám phá “Những ngôi đền ẩn giấu” là tour du lịch mới nhất được tổ chức kéo dài đến cuối tháng này. Tour du lịch này nằm trong sự kiện “Mở ra Bangkok” được Cơ quan Kinh tế Sáng tạo (CEA), Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) và Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) phối hợp tổ chức nhằm thúc đẩy ngành du lịch của thành phố.
Trong tour “Những ngôi đền ẩn giấu”, khách du lịch sẽ được tham quan các đền chùa ít được biết đến của Bangkok. Trong khi đó, những người tham gia tour “Chào mừng Benjakitti” sẽ được đưa đi thăm thú Công viên rừng Benjakitti ở trung tâm thành phố Bangkok. Trong seri “Tòa nhà cổ sống động”, những người tham gia sẽ được khám phá các tòa nhà lịch sử của thành phố.
Cuối tuần qua, Thái Lan đã tổ chức hàng loạt hoạt động chào mừng tại 7 sân bay lớn và 2 cửa khẩu ở nước này nhằm đánh dấu sự kiện đất nước đón 10 triệu lượt du khách nước ngoài tới tham quan trong năm 2022. Đích thân Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tới sân bay quốc tế Suvanarbhumi để chào đón du khách quốc tế thứ 10 triệu đến từ Saudi Arabia.
Tại thủ đô Bangkok, Phó Thống đốc Bangkok Sanon Wangsrangboon đã trực tiếp tham gia chuyến tham quan “Những ngôi đền ẩn giấu” khi cùng với du khách đến thăm Chùa Phumarin Ratchapaksi và Chùa Dusidaram ở Bangkok Noi. Trong chuyến tham quan này, du khách còn có dịp chiêm ngưỡng 5 ngôi đền ở khu Thon Buri phía Tây Bangkok, với sự hỗ trợ hướng dẫn của các nhân viên CEA, Trung tâm Liên minh Đô thị và Khoa Kiến trúc của Đại học Silpakorn.
Video đang HOT
Ông Sanon nhấn mạnh tour du lịch “Những ngôi đền ẩn giấu” sẽ giúp quảng bá bản sắc địa phương và thúc đẩy nền kinh tế cộng đồng, đồng thời cho phép khách tham quan tìm hiểu thêm về Phật giáo, ẩm thực truyền thống và lối sống của cư dân địa phương.
Thúc đẩy ngành du lịch Ninh Thuận 'cất cánh'
Chiều 30/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hà Nội.
Dự sự kiện có đại diện các bộ, ngành Trung ương, Hà Nội; đại diện Đại sứ quán một số nước tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế và đông đảo doanh nghiệp du lịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam phát biểu. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch, dịch vụ của tỉnh Ninh Thuận tới các nhà đầu tư du lịch, doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Hà Nội. Hoạt động này là cơ hội đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với thị trường trọng điểm thành phố Hà Nội; đồng thời, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận; thu hút khách du lịch, góp phần tăng trưởng ngành Du lịch tỉnh.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Nam cho biết, Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang. Vùng đất này có khí hậu ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm ít chịu ảnh hưởng của bão, có bờ biển dài 105km với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học và nhiều thắng cảnh nổi tiếng, trong đó Vườn Quốc gia Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, vịnh Vĩnh Hy là một trong tám vịnh đẹp nhất Việt Nam, nghệ thuật văn hóa Chăm đặc sắc...
Bên cạnh đó, với lợi thế tự nhiên là nhiều nắng quanh năm, Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng, vật nuôi đặc thù, là tiềm năng để phát triển du lịch như nho, táo, tỏi, măng tây, dê, cừu... Thực tế, Ninh Thuận đã dần trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế.
Theo định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, địa phương sẽ phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phấn đấu đón 6 triệu lượt khách, doanh thu ngành Du lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP và giải quyết việc làm cho 20% lao động của toàn tỉnh.
Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Ninh Thuận tập trung ưu tiên xây dựng, phát triển 3 nhóm sản phẩm du lịch chính. Nhóm 1 là du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển; du lịch văn hóa di sản Chăm; du lịch nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Núi Chúa.
Nhóm 2 gồm 4 sản phẩm mới lạ như du lịch khám phá và vui chơi giải trí Cát - Muối; du lịch săn bắn bán hoang dã; du lịch trải nghiệm đường sắt; du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Nhóm 3 gồm 4 sản phẩm bổ trợ: Du lịch cộng đồng; du lịch vui chơi giải trí và ẩm thực; du lịch tham quan sản xuất năng lượng tái tạo; thương mại du lịch.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng phát triển không gian các vùng du lịch trọng điểm. Không gian trung tâm là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các khu vực phụ cận, là khu vực tập trung cao nhất cơ sở vật chất ngành du lịch của tỉnh. Tại đây, tỉnh sẽ xây dựng sản phẩm du lịch: Du lịch đô thị - di sản - nghỉ dưỡng biển - ẩm thực.
Không gian phía Đông Bắc bao gồm phần lớn diện tích huyện Ninh Hải là khu vực tập trung những tiềm năng có giá trị lớn nhất của du lịch Ninh Thuận, đồng thời cũng là không gian du lịch trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng. Khu vực này sẽ xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái biển - rừng - nông nghiệp.
Không gian phía Nam bao gồm dải ven biển Mũi Dinh - Cà Ná là không gian phát triển du lịch mới của tỉnh Ninh Thuận, gắn với các sản phẩm độc đáo, khẳng định thương hiệu du lịch Ninh Thuận mới trong khu vực và cả nước. Sản phẩm du lịch nơi đây sẽ là du lịch nghỉ dưỡng và khám phá độc đáo cát - muối - biển.
Không gian phía Tây, Tây Bắc thuộc phạm vi các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc sẽ được xây dựng sản phẩm du lịch: Du lịch cộng đồng kết hợp sinh thái rừng - thác và săn bắn bán hoang dã.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở lưu trú tiếp tục được phát triển nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khi đến với vùng đất nắng gió Ninh Thuận. Đến nay, toàn tỉnh đã có 203 cơ sở với 4.400 phòng, trong đó số phòng tiêu chuẩn 3 sao trở lên đạt 50%.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Công ty CP Hàng không Vietjet. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Nam khẳng định, thời gian tới, Ninh Thuận sẽ cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, dành các ưu đãi cao nhất cho nhà đầu tư trong khung quy định của Chính phủ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động kinh doanh du lịch, bất động sản du lịch, khai thác tốt nhất nội lực, xây dựng tỉnh trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, khác biệt, với những trải nghiệm thú vị.
Nhân dịp này, nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị trong tỉnh với một số đối tác, doanh nghiệp.
Đỗ Ngọc Hà đi khắp Quảng Ngãi quảng bá du lịch Người đẹp Đỗ Ngọc Hà được lựa chọn trở thành gương mặt đại sứ của cuộc thi Hoa hậu Du lịch bản sắc Việt Nam để quảng bá các cảnh đẹp ở Quảng Ngãi. Cuộc thi Hoa hậu Du lịch bản sắc Việt Nam đã được công bố, tổ chức tại Quảng Ngãi sẽ là điểm nhấn xuyên suốt hành trình quảng bá...