Thái Lan phủ nhận hợp tác xây kênh đào Kra Isthmus cùng TQ
Phó thủ tướng Thái Lan phủ nhận các thông tin cho rằng Thái Lan và TQ đạt được thoả thuận xây dựng kênh đào Kra Isthmus.
Phó thủ tưởng Pridiyathorn Devakula phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai Châu Á diễn ra ở Tokyo ngày 22 tháng 5 năm 2015
Tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin cho biết, một phó thủ tướng của Thái Lan đã chính thức phủ nhận các thông tin cho rằng Bangkok và Bắc Kinh đã đạt được thoả thuận xây dựng kênh đào Thái qua Kra Isthmus, đồng thời đánh giá dự án này là “ngớ ngẩn” và tiết lộ rằng Thái Lan đang dự tính xây một đường ống dẫn dầu mà không cần phải bàn bạc với Trung Quốc
Pridiyathorn Devakula, Phó thủ tướng Thái Lan phụ trách kinh tế, đã có những bình luận trong chuyến thăm đến Hồng Kông hồi tháng trước. Ông cho biết, dự án xây kênh đào Kra Isthmus không còn được Bangkok quan tâm nữa (Dự án này đi qua vùng đất hẹp nhất trên bán đảo Malay ở miền Nam Thái Lan, giúp các tàu thương mại, vận tải không cần đi qua eo biển Malacca, rút ngắn quãng đưỡng đi đến 1200 km, các tàu đi từ phương Đông sang phương Tây chỉ mất 1 ngày rưỡi hoặc ba, bốn ngày là tối đa)
Ông Devakula tuyên bố về dự án kênh đào này rằng: “Chúng tôi sẽ không ngớ ngẩn đến mức vậy”.
Theo ghi chép lịch sự, ý tưởng xây dựng kênh đào ở châu Á đã có từ thế kỷ 17. Hơn 10 năm trước, Quốc vương Thái Lan Siam Chulalongkorn thậm chí đã đưa ra đề nghị này nhưng khi đó khả năng của người Thái không thể thực hiện được dự án siêu lớn này.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm, Thái Lan sẽ xây một đường ống dẫn đầu dài 300 km “nhanh hơn và rẻ hơn” nối liền tỉnh Satun ở biển Andaman với tỉnh Song Khla ở Vịnh Thái Lan. Đây là dự án riêng của Thái Lan nên việc bàn bạc với Trung Quốc là không cần thiết.
Ông cũng nhấn mạnh rằng cơ hội đầu tư sẽ dành bất cứ nước nào quan tâm. “Việc quan trọng nhất là phải thuyết phục các tổ chức phi chính phủ, họ lo ngại rằng chúng tôi sẽ xây nhà máy lọc dầu dưới lòng đất, rõ ràng là chúng tôi không có ý định đó”
Phó thủ tướng Thái Lan cho hay, Bangkok vừa hoàn thành một báo cáo nghiên cứu khả thi cho thấy có thể chỉ mất 2 năm để hoàn vốn sau khi dự án đi vào hoạt động, tuy nhiên, dự án vẫn chưa được chấp thuận.
Ông ước tính sẽ mất 3 năm để hoàn thành xây dựng ống dẫn dầu và chắc chắc đường ống này sẽ giúp cho việc vận chuyển dầu đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thuận tiện hơn
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc gia lập ra từ thời chính phủ trước vẫn còn đang hoạt động. Ủy viên Pakdee Tanapura nói với các phóng viên rằng chính dự án xây đường ống dẫn dầu mới là “ngớ ngẩn”, vì đường ống này xây dựng thì dễ dàng nhưng hoạt động được thì rất tốn kém. Hai bên tham gia mua bán đều cần tàu thuyền để vận chuyển dầu qua đường ống, điều này làm cho việc thu hút nhà đầu tư còn khó hơn cả xây kênh đào Thái.
Dự án kênh đào Thái giúp các tàu thuyền không cần đi qua eo Malacca và rút ngắn quãng đường
Chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á Trương Minh Lượng, trả lời tờ Minh Báo rằng, dù ông không lạc quan về tương lai của dự án kênh đào ở Thái Lan nhưng ông còn thấy bi quan hơn về dự án ống dẫn dầu này, bởi vì nó thực sự không cần thiết.
Ngọc Tùng
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc - Thái Lan sắp xây kênh đào "lớn nhất châu Á"
Gần đây, Trung Quốc và Thái Lan đã kí kết dự án kênh đào qua eo đất Kra Isthmus, phần hẹp nhất của bán đảo Malay ở miền Nam Thái Lan. Dự án sẽ sớm đi vào xây dựng sau nhiều năm trì hoãn.
Tại buổi đối thoại nghiên cứu và hợp tác đầu tư diễn ra ở Quảng Châu, Trung Quốc và Thái Lan đã kí một biên bản ghi nhớ về dự án kênh đào. Dự án này dự kiến sẽ được xây dựng sớm, có thể sẽ mất mười năm để hoàn thành và trị giá 28 tỷ USD.
Khi kênh đào dài hơn 100km này được mở ra, các tàu hàng sẽ có thể đi qua từ Vịnh Thái Lan ở Thái Bình Dương trực tiếp vào Biển Andaman ở Ấn Độ Dương, không cần qua eo biển Malacca và rút ngắn quãng đường hiện tại ít nhất 1.200 km.
Trung Quốc và Thái Lan chuẩn bị xây kênh bào nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tại eo biển Kra Isthmus
Eo biển Malacca là tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng đối với nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc, 80% lượng dầu của Trung Quốc đến từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua eo biển thường xuyên bị cướp biển hoành hành.
Liang Yunxiang, giáo sư tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Bắc Kinh nói cho biết dự án sẽ giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào eo biển Malacca. Nó cũng sẽ giúp cắt ngắn các tuyến đường thủy, do đó làm giảm chi phí và thúc đẩy sự phát triển của các cảng tại Hồng Kông và đại lục Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Liang, dự án cũng phụ thuộc vào môi trường chính trị của các nước trong khu vực Đông Nam Á và quan hệ Mỹ-Thái Lan.
Một động cơ đằng sau dự án là sự sợ hãi của Trung Quốc rằng Mỹ có thể dễ dàng phong tỏa eo biển Malacca khi "có chuyện", cắt đứt nguồn cung cấp dầu của nước này.
Hạm đội 5 của Mỹ có khả năng phong tỏa eo biển Malacca khi "có chuyện" (Ảnh minh họa)
Nhà Phân tích quân sự Macau Huang Dong cho biết kênh đào cũng sẽ cải thiện khả năng của Hải quân Trung Quốc để "phản ứng" với sự cố quốc tế, chẳng hạn như chiến dịch sơ tán công dân của một số nước tại Yemen vừa qua.
Ý tưởng xây dựng kênh đào được cho là lớn nhất châu Á này đã xuất hiện vào thế kỷ 17. Hơn 100 năm trước, nó đã chính thức được đề xuất bởi vua Chulalongkorn. Tuy nhiên, và dự án này sau đó đã bị trì hoãn do hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20. Các đề xuất hiện tại cho kênh đào 2 chiều có độ sâu 25m, độ dài 102 km và rộng 400m. Kênh đào Panama chỉ sâu 15m và nơi rộng nhất là 304m.
My Nguyễn
Theo_PLO
TQ, Thái Lan hợp tác xây kênh đào để không phải đi qua Eo Malacca Vị trí mà Trung Quốc và Thái Lan sẽ tiến hành xây dựng con kênh này được xác định nằm ở Kra Isthmus - vùng đất hẹp nhất trên bán đảo Malay ở miền Nam Thái Lan. Dự án tham vọng của TQ và Thái Lan nhằm chấm dứt hoạt động lưu thông tàu bè qua Eo Malacca, nơi có sự hiện diện...