Thái Lan: Phe đối lập chiếm văn phòng chính phủ
Cuộc chiến giành quyền lực tại Thái Lan đang tiếp tục leo thang căng thẳng, khi những người biểu tình chống chính phủ chiếm khu nhà văn phòng chính phủ. Trong khi đó đặc nhiệm Thái Lan đã được lệnh sẵn sàng bắt 14 lãnh đạo biểu tình, trong đó có ông Suthep Thaugsuban.
Diễn biến trên chính trường Thái Lan ngày hôm (12/5) đã có thêm một biến cố mới, khi lãnh đạo phong trào biểu tình chống chính phủ có kế hoạch chiếm tòa trụ sở chính phủ bị bỏ không còn lãnh đạo tạm quyền của chính phủ mới lại phải làm việc từ một địa điểm tạm thời ở ngoại ô.
Người biểu tình chống chính phủ chiếm khu văn phòng chính phủ Thái Lan
Điều này một lần nữa cho thấy sự thiếu quyền lực của chính phủ Thái Lan, trong khi khủng hoảng chính trị kéo dài sang tháng thứ 7. Một tờ báo đã so sánh tình hình hiện nay với con tàu đắm Titanic, và gán cho biệt danh “Thaitanic”.
Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban, người lãnh đạo phong trào này 6 tháng qua, đã kêu gọi thực thi “nỗ lực cuối cùng” để bầu lên một thủ tướng mới không qua bầu cử – một mục tiêu mà các nhà phê bình gọi là phi dân chủ, nhưng những người ủng hộ lại nói rằng điều này là cần thiết để triển khai những cải cách chống tham nhũng, trước khi bầu cử diễn ra.
Suthep đã lên kế hoạch chấm dứt nhiều tháng chiếm giữ công viên chính của Bangkok trong hôm nay, và đưa những người ủng hộ diễu hành ngang Bangkok tới tòa nhà chính phủ, vốn đã bị bỏ trống nhiều tháng do các vụ đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát gần đó.
Suthep cho biết ông sẽ không chiếm giữ văn phòng của thủ tướng bên trong khu nhà, nhưng sẽ lấy tòa nhà Santi Maitree kế bên, vốn thường sử dụng cho các chuyến thăm cấp nhà nước, làm trụ sở.
Hiện không có sự cản trở rõ ràng nào đối với kế hoạch của ông Suthep. Quân đội Thái Lan vốn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho văn phòng chính phủ cuối tuần qua tuyên bố rằng ông Suthep sẽ được phép vào khu nhà này, nhằm tránh những cuộc đụng độ mới, vốn đã khiến hơn 20 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương kể từ tháng 11 năm ngoái.
Những người biểu tình đã đạt được mục tiêu của mình hồi tuần trước, khi Tòa hiến pháp Thái Lan phế truất thủ tướng Yingluck Shinawatra vì vi phạm hiến pháp, trong một vụ việc được nhiều người xem là có động cơ chính trị.
Video đang HOT
Ông Suthep (thứ hai từ phải sang) đang bị chính phủ đề nghị bắt giữ
Nội các của bà Yingluck sau đó đã chọn phó thủ tướng Niwattumrong Boonsongpaisan làm quyền thủ tướng, nhưng những người biểu tình đã không công nhận ông Niwattumrong là nhà lãnh đạo chính phủ. Và cũng giống như người tiền nhiệm, ông này đang buộc phải làm việc ở khu ngoại ô Muang Thong Thani không mấy sang trọng, tại một văn phòng của quân đội.
Trong khi đó, những người ủng hộ bà Yingluck cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào trong việc đưa một vị thủ tướng không qua bầu cử lên nắm quyền cũng là thảm họa, và có thể kích động một cuộc “nội chiến”.
Trong hôm nay, Thượng viện Thái Lan sẽ có một phiên họp không chính thức để thảo luận về đề xuất gây tranh cãi của ông Suthep, đề nghị chủ tịch của các tòa án và ủy ban bầu cử cùng bàn bạc để bổ nhiệm lãnh đạo chính phủ mới.
Phát lệnh bắt lãnh đạo biểu tình
Trong ngày hôm qua, Trung tâm trật tự và hòa bình Thái Lan (CAPO) đã tuyên bố sẽ dùng cảnh sát đặc nhiệm bắt giữ 14 thành viên chủ chốt của phong trào chống chính phủ, trong đó có ông Suthep Thaugsuban.
Lãnh đạo CAPO Tarit Pengdith khẳng định cảnh sát không tìm cách giải tán biểu tình, nhưng sẽ nhắm tới các lãnh đạo của phong trào này. Ông Tarit dẫn quyết định khởi tố 51 nhân vật chủ chốt của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) được Văn phòng tổng công tố đưa ra hôm thứ Năm, trong đó có 14 người đã bị truy nã vì tội phản quốc. Những người này bị cáo buộc 10 tội danh khác nhau có liên quan tới phong trào của PDRC.
Hôm nay, tòa án sẽ nghe đề nghị khởi tố của Văn phòng tổng công tố. CAPO dự kiến lệnh bắt giữ sẽ được ban hành không lâu sau phiên điều trần, Tarit khẳng định.
Ngay sau khi có lệnh bắt, CAPO sẽ triển khai chiến dịch của mình. Văn phòng chống rửa tiền cũng được yêu cầu đóng băng tài sản của các nghi phạm.
Lực lượng đặc nhiệm sẽ giám sát chiến dịch này, trong một nỗ lực của CAPO nhằm tăng cường hoạt động thực thi pháp luật, chống lại những người biểu tình, Tarit tuyên bố.
Theo Dantri
Tình hình Thái Lan: Nỗ lực không ngừng của nữ Thủ tướng
Tòa án hình sự Thái Lan ngày 5/3 phê chuẩn thêm một lệnh bắt đối với ôngSuthep Thaugsuban.
Tòa ban hành lệnh bắt này vì ông Suthep, cũng là một cựu phó thủ tướng dưới thời đảng Dân chủ cầm quyền, đã không trình diện các công tố viên theo yêu cầu để nghe cáo trạng về vụ ông và cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva ra lệnh trấn áp người biểu tình năm 2010.
Các cuộc trấn áp trong tháng 4 và 5/2010 đã khiến hơn 90 người thiệt mạng, trong đó có 2 nhà báo nước ngoài, và hơn 1.000 người bị thương.
Ông Suthep hiện đối mặt với 3 lệnh bắt của tòa án
Theo The Nation, trước đó tòa cũng đã phê chuẩn 2 lệnh bắt đối với ông Suthep với tội phản loạn và vi phạm lệnh tình trạng khẩn cấp.
Trong khi đó, Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan ngày 27/2 đã triệu tập Thủ tướng tạm quyền nước này, bà Yingluck Shinawatra tới để nghe cáo buộc về chính sách thu mua lúa gạo gây tranh cãi, động thái có thể dẫn tới việc phế truất bà khỏi nhiệm sở.
>> Lãnh đạo biểu tình muốn tranh luận với Thủ tướng Thái Lan
Bà Yingluck nhiều khả năng sẽ cử luật sư của mình tới buổi điều trần, trong bối cảnh những cuộc biểu tình đòi lật đổ bà vẫn tiếp diễn.
Trước đó, Ủy ban chống tham nhũng quốc gia NACC đã triệu tập bà Yingluck, với lý do bà đã phớt lờ những cảnh báo rằng chính sách thu mua lúa gạo của nông dân có thể tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng và gây thất thoát ngân sách.
Tuy nhiên, mới đây, theo tờ Bangkok Post, Ủy ban Bầu cử (EC) của Thái Lan ngày 4/3 cho biết ủy ban này đã thông qua đề nghị của chính phủ tạm quyền về việc rút 20 tỷ baht (615 triệu USD) trong quỹ dự phòng trung ương để thanh toán các khoản nợ của nông dân theo chương trình trợ giá gạo.
Nhưng chính phủ tạm quyền phải hoàn trả toàn bộ số tiền này trước ngày 31/5/2014.
Nguồn tin trên dẫn lời ủy viên EC Somchai Srisuthiyakorn nhấn mạnh đợt thanh toán này không được tạo gánh nặng tài chính cho chính phủ tiếp theo.
Đây là lần thứ hai EC "bật đèn xanh" cho chính phủ tạm quyền Thái Lan sử dụng một phần trong quỹ dự phòng để thanh toán khoản nợ trợ giá gạo đã bị quá hạn lâu nay.
Trong một diễn biến khác, ngày 4/3, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Yingluck Shinawatra đã triệu tập cuộc họp với Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha và các lãnh đạo quân đội cấp cao, sau khi xuất hiện lo ngại xảy ra xung đột khi quân đội thực hiện các hành động pháp lý chống lại lực lượng áo đỏ được cho là có hành động ly khai.
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Đại tá Paphathip Sawangsaeng cho biết, trong cuộc họp Thủ tướng tạm quyền Yingluck tuyên bố sẽ không cho phép bất cứ hành động ly khai hay vi phạm Hiến pháp nào xảy ra.
Bà Yingluck cũng chỉ đạo các cơ quan an ninh, nhất là Bộ chỉ huy an ninh nội địa tiến hành các biện pháp trấn áp hành động kêu gọi ly khai "một cách công bằng đối với mọi nhóm chính trị."
Tại cuộc họp này, bà Yingluck cũng cảm ơn lực lượng quân đội đã thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh và trợ giúp y tế trong thời gian biểu tình.
Bà Yingluck cũng yêu cầu quân đội sắp xếp lại các điểm kiểm soát cho phù hợp với tình hình, tiếp tục ủng hộ cuộc bầu cử Thượng viện tổ chức vào ngày 30/3 và giữ vững vị trí trung lập chính trị.
Theo Báo Đất việt
Phe biểu tình ngưng chiếm Bangkok Từ ngày mai 3.3, phe biểu tình ở Thái Lan sẽ trả lại đường phố cho người dân và ngưng chiếm đóng thủ đô Bangkok, theo thủ lĩnh Suthep Thaugsuban. Ảnh minh họa Ông Suthep cho biết không phải phe này thất bại hay nhường bước chính phủ mà vì không muốn gây thêm khó chịu cho người dân. Ông tuyên bố không...