Thái Lan: Phát ngôn hung hăng có thể đi tù 10 năm
14 quy định mới được Ủy ban bầu cử Thái ban hành làm cho bất kì cuộc phỏng vấn, thảo luận nào đều trở nên nguy hiểm, các chuyên gia cho biết.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khuyến khích người dân dùng lý lẽ để bày tỏ ý kiến
Theo quy định mới, người Thái phải thể hiện ý kiến của họ với “những từ ngữ lịch sự mà không bóp méo sự thật”. Quy định này đã được luật hóa ngày 5.4.
Theo đó, chính phủ Thái Lan cấm những cuộc phỏng vấn “khiếm nhã, hung hăng, đe dọa” của báo chí. Việc này sẽ bị coi là tổ chức một cuộc thảo luận “với ý định kích động bất ổn chính trị”.
“Áo phông, huy hiệu và băng rôn” khuyến khích vận động cũng sẽ bị cấm. Quy định được đưa ra trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp được quân đội ủng hộ sẽ diễn ra ngày 7.8.
“Muốn bày tỏ ý kiến thì dùng lý lẽ, chẳng nhẽ điều đó quá khó hiểu?”, cựu chỉ huy quân đội và Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói khi phóng viên hỏi về các quy định mới.
Video đang HOT
Người vi phạm có thể đi tù đến 10 năm. Nhiều người Thái cảm thấy bức bối trước những quy định nghiêm ngặt này.
Thái Lan cấm những cuộc phỏng vấn “khiếm nhã, hung hăng, đe dọa” của báo chí
Chính quyền quân sự đe dọa cầm tù bất cứ ai tham gia vận động ủng hộ hoặc chống lại hiến pháp. Các nhà phê bình nói rằng hiến pháp này chỉ có mục đích bảo vệ quyền lực của quân đội.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể là một điểm nóng trong khung cảnh chính trị hỗn loạn, các nhà phân tích cho biết. Nhiều Đảng phái ở Thái Lan đã lên án dự thảo hiến pháp là phi dân chủ. Một đảng lớn đã kêu gọi những người ủng hộ bỏ phiếu “không”.
Những người bất đồng quan điểm với quân đội Thái Lan thường phải nhận án tù hà khắc với tội danh tội phạm công nghệ hoặc xúc phạm hoàng gia.
Những nhà hoạt động bị bắt giam vì tội xúi giục nổi loạn và tội phạm công nghệ ngày 27.4
Ông Prayuth đã mạnh tay xử lý những nhà hoạt động chống chính quyền quân sự, những người gần đây thường xuyên tổ chức biểu tình. 9 người bị bắt giam vào tuần trước về tội xúi giục nổi loạn và tội phạm công nghệ. 2 người phải đối mặt với tội danh xúc phạm chế độ quân chủ.
Phubed Pisanaka, một sinh viên mới tốt nghiệp khoa luật vừa bình luận về Chính phủ trên trang Facebook của mình, nói rằng luật lệ mới sẽ khiến anh phải cẩn trọng hơn. “Giờ tôi phải suy nghĩ hai lần về những gì tôi đăng tải và chia sẻ,” anh nói.
Tuy vậy, những người khác vẫn còn rất thách thức. “Tôi sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình cho dù có bị bắt,” Kornkritch Somjittranukit, một cộng tác viên cho tờ báo trực tuyến Prachatai của Thái Lan cho biết. “Nếu suy nghĩ khác biệt là một tội ác, có vào tù hay không cũng thế cả thôi.”
Theo Danviet
Giúp người, lợi mình
Chuyến thăm Anh tới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama có mục đích chính là thể hiện sự ủng hộ cho việc Anh tiếp tục ở lại trong EU.
Quan điểm của ông Obama về việc Anh tách khỏi EU tương đồng với mong muốn của EU và Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc trưng cầu sắp tới - Ảnh: Reuters
Vì thế, chuyến thăm có tác động trực tiếp tới tâm lý cử tri Anh trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23.6 về vấn đề này.
Lâu nay, Mỹ luôn tránh bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của EU nhưng ông Obama cũng nhiều lần khẳng định không muốn Anh ra khỏi EU. Quan điểm này tương đồng với mong muốn của EU và Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc trưng cầu sắp tới. Ông Cameron đã chơi ván bài "được ăn cả, ngã về không" bằng cách tổ chức trưng cầu.
Tuy nhiên, phe muốn Anh rời EU lại đang trỗi dậy mạnh mẽ, đặc biệt từ khi ông Cameron bị nêu tên trong Hồ sơ Panama. Vị thủ tướng này và Tổng thống Obama hiện rất thân thiết và ông Obama có lợi ích cá nhân trong việc giúp ông Cameron tiếp tục tại vị. Nếu cử tri Anh ủng hộ rời EU thì ông Cameron khó có thể tiếp tục cầm quyền. Cho nên ông Obama dùng hẳn cả một chuyến thăm để ngầm cho cả EU và cử tri Anh thấy là Mỹ muốn nước này tiếp tục làm thành viên EU.
Giúp Thủ tướng Cameron như thế cũng còn là cách Tổng thống Obama giúp EU không tan rã mà mạnh thêm lên và đoàn kết nội bộ bền chặt hơn. Điều này rất có lợi cho Mỹ trong bối cảnh tình hình hiện tại. Nước này có thể xử lý với EU mọi chuyện dễ dàng hơn là với từng thành viên cũng như có thể chia sẻ gánh nặng về tài chính và trách nhiệm về chính trị trong việc giải quyết những vấn đề lớn của châu lục lẫn thế giới.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nga lên tiếng về hành động "hung hăng chưa từng có" Nga hôm qua (14/4) bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc chiến đấu cơ của họ có hành động bất cẩn, nguy hiểm và "hung hăng chưa từng có" khi lượn lờ quanh tàu khu trục của Mỹ ở khoảng cách chỉ vài mét ở vùng lãnh hải quốc tế thuộc biển Baltic. Nga và Mỹ lại rơi vào căng thẳng vì...