Thái Lan phát hiện trên 500 ca mắc COVID-19 trong một thị trấn đánh cá
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 19/12, Chính phủ Thái Lan thông báo phát hiện 516 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong một thị trấn đánh cá ở tỉnh Samut Sakhon, tăng tổng số ca nhiễm ở tỉnh này lên 548 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông tin chính phủ, hầu hết các ca nhiễm mới trên nằm trong số lao động nhập cư, với 90% ca nhiễm không có triệu chứng. Giới chức cho hay họ đang tiếp tục khẩn trương tiến hành xét nghiệm người nhập cư và công dân Thái tại tỉnh Samut Sakhon sau khi phát hiện một ca lây nhiễm mới trong cộng đồng vào tuần trước.
Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho biết tỉnh Samut Sakhon gần như đã bị phong toả toàn bộ, chỉ cho phép các trường hợp thực sự cần thiết di chuyển. Lệnh phong toả có hiệu lực từ ngày 19/12/2020 – 3/1/2021. Các trạm kiểm soát của cảnh sát sẽ được lập để kiểm soát đi lại từ tối 19/12.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 17/12, Chính phủ Thái Lan đã công bố trường hợp lây nhiễm cộng đồng là một phụ nữ bán buôn tôm tại một chợ đầu mối ở thị trấn trên. Theo thông tin dịch tễ, người phụ nữ trên chưa ra khỏi Thái Lan và nguồn lây nhiễm chưa được xác định. Ngày 18/12, ba người tiếp xúc gần với ca nhiễm trên gồm chị gái, mẹ ruột và chị chồng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trả lời phóng viên cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul cho rằng ổ dịch trên có thể bắt nguồn từ lao động nhập cư bất hợp pháp từ biên giới Myanmar vào tỉnh Samut Sakhon. Đây là một tỉnh cách Bangkok khoảng 1 giờ lái xe, một trung tâm đánh bắt hải sản với hàng chục nghìn lao động nhập cư từ các nước trong khu vực.
LHQ kêu gọi Thái Lan điều chỉnh luật xúc phạm hoàng gia
Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Thái Lan điều chỉnh luật xúc phạm hoàng gia được dùng để khép tội những người biểu tình gần đây.
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Thái Lan ngừng sử dụng các cáo buộc hình sự nghiêm trọng đối với những cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp hòa bình", phát ngôn viên của văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc Ravina Shamdasani nói trong một cuộc họp báo tại Geneva hôm nay.
Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet cũng đề nghị Thái Lan điều chỉnh luật pháp để phù hợp với quyền tự do biểu đạt và bày tỏ quan điểm của người dân.
Đám đông tham gia cuộc biểu tình của nhóm "Bad Student" ở Bangkok, Thái Lan, hôm 21/11. Ảnh: AFP.
Thái Lan gần đây đã khởi động lại các cuộc truy tố về tội danh xúc phạm hoàng gia sau khi người biểu tình phá bỏ những nguyên tắc lâu nay, kéo xuống đường biểu tình kêu gọi cải cách nhằm kiềm chế quyền lực của Quốc vương Maha Vajiralongkorn.
14 thủ lĩnh của phong trào biểu tình ở Thái Lan hôm 8/12 đã bị buộc tội xúc phạm chế độ quân chủ. Những người này được cho là vi phạm điều 112 của luật hình sự về cấm phỉ báng hoàng gia, trong đó quy định những ai "phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc các quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù với mức án từ 3 tới 15 năm.
Chính phủ Thái Lan hiện chưa bình luận về thông tin, cho biết họ cần xem xét kỹ lại tuyên bố của văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Thái Lan kể từ tháng 7, tập trung vào ba yêu cầu chính của người biểu tình: Đề nghị Thủ tướng Prayuth từ chức, thay đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn.
Biểu tình leo thang, quốc hội Thái Lan họp khẩn Từ ngày 26/10, quốc hội Thái Lan có phiên họp đặc biệt về các cuộc biểu tình chống chính phủ đang leo thang. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh người dân dự định tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình nhằm tăng cường sức ép buộc Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha từ chức. Thủ tướng Prayuth phớt lờ những yêu cầu đó. Ông...