Thái Lan, Oman cấm nhập cảnh người đến từ nhiều nước châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan sẽ cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 8 quốc gia châu Phi mà nước này đưa vào danh sách có nguy cơ cao do biến thể Omicron, tương tự như danh sách mà Mỹ vừa công bố lệnh cấm.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 25/3/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 27/11, Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Opas Karnkawinpong nêu rõ từ ngày 1/12 tới, nước này sẽ đóng cửa với các hành khách đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Từ ngày 27/11, những người đã ở Thái Lan mà đến từ các quốc gia nói trên sẽ phải cách ly 14 ngày. Ông Opas cho biết hiện Thái Lan chưa phát hiện ca nhiễm biến thể mới Omicron.
Trong khi đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng tăng cường cảnh giác với biến thể mới. Ông nêu rõ nếu có vấn đề khẩn cấp cần chính phủ phải điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, ông sẽ ra lệnh cho các cơ quan hành động ngay lập tức.
Video đang HOT
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, sáng 27/11, quốc gia Đông Nam Á này thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 6.073 ca mắc mới cùng 32 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch lên 2.100.959 ca, trong đó 20.677 người không qua khỏi.
Cùng ngày, hãng thông tấn nhà nước Oman đăng dòng tweet cho biết từ ngày 28/11, nước này đã ngừng tiếp nhận hành khách từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Lesotho và Eswatini bắt đầu do sự lây lan của biến thể Omicron được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.
Trong khi đó, giới chức Malaysia nâng cao cảnh giác với biến thể Omicron. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 27/11, Bộ trưởng Y tế Malaysia, Khairy Jamaluddin cho biết bộ này sẽ đẩy nhanh việc tiêm vaccine mũi tăng cường và tăng cường giám sát xét nghiệm bộ gene của biến thể mới để bảo vệ người dân.
Bộ trưởng Khairy nêu rõ đây là các biện pháp bổ sung cùng với việc tạm thời cấm nhập cảnh công dân nước ngoài có lịch sử du lịch đến 7 quốc gia châu Phi. Ông đồng thời cảnh báo người dân nên đeo khẩu trang, tránh những nơi đông người và thực hành TRIIS (xét nghiệm, khai báo, cách ly, thông báo, truy vết). Ông khẳng định hiện tại Malaysia chưa phát hiện bệnh nhân COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron.
Lãnh đạo Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này sẽ tạm thời cấm nhập cảnh tất cả công dân nước ngoài đã từng đến Botswana, Eswatini, Lesotho, Namibia, Mozambique, Nam Phi và Zimbabwe trong 14 ngày qua. Ông cũng thông báo công dân Malaysia và những người có visa dài hạn sẽ được phép quay trở lại và nhập cảnh. Tuy nhiên, họ sẽ phải trải qua 14 ngày cách ly bắt buộc tại các trung tâm cách ly được chỉ định dù đã tiêm chủng đầy đủ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố biến thể Omicron là một biến thể đáng lo ngại. Theo kết quả phân loại, biến thể này được đặt vào cùng nhóm với biến thể Delta cũng như các biến chủng yếu hơn như Alpha, Beta và Gamma. Cho đến nay, hai nước đã báo cáo các trường hợp liên quan đến biến thể mới là Nam Phi (77 ca), Botswana (4 ca) và vùng lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc) – 2 trường hợp.
Đến lượt Mỹ cảnh giác, rốt ráo đề phòng siêu biến thể mới
Mỹ sẽ sớm áp đặt hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi nhằm ngăn chặn nguy cơ siêu biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi mới đây.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Đông London, Nam Phi ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo được Tổng thống Joe Biden đưa ra ngày 26/11, quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 29/11, áp dụng với du khách đến từ 8 nước là Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi. Chính sách này sẽ miễn trừ với công dân Mỹ và thường trú nhân Mỹ.
Nhà Trắng cho biết, hạn chế mới này là bước đi cẩn trọng mang tính đề phòng, được triển khai theo khuyến cáo của giới chuyên gia y tế trong chính quyền cũng như đội đặc trách xử lý khủng hoảng COVID-19 của chính quyền.
"Biện pháp hạn chế mới này là giải pháp phòng ngừa. Với cộng đồng thế giới, thông tin về sự xuất hiện của siêu biến thể mới là lời nhắc nhở rằng đại dịch sẽ chưa chấm dứt chừng nào chúng ta chưa hoàn tất tiêm chủng toàn cầu", Tổng thống Biden phát biểu, đồng thời hối thúc các nước giàu đẩy nhanh việc viện trợ, cung ứng vaccine cho các nước nghèo, thu nhập thấp.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt lại tên cho biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại. Tuyên bố của WHO nêu rõ: "Dựa trên những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học về dịch COVID-19... WHO coi B.1.1.529 là biến thể đáng quan ngại và đặt tên là Omicron". Cũng theo WHO, các công cụ phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hiện tại có thể phát hiện biến thể này.
Nam Phi triệu tập cuộc họp nhằm ứng phó với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 vào ngày 28/11 tới sau khi các nhà khoa học phát hiện một siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ekurhuleni, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tuyên bố ngày 26/11...