Thái Lan nỗ lực bảo tồn các rạn san hô bị suy thoái
Vào một đêm đầy sao, 4 nhà sinh vật biển Thái Lan đã lặn xuống các vùng nước nông ngoài khơi một hòn đảo ở phía Nam nước này trong cảnh tượng chỉ diễn ra mỗi năm một lần khi hàng tỷ đốm hồng nổi lên từ dưới đáy đại dương.
Một thảm san hô Thái Lan ở Công viên quốc gia biển Similan. Ảnh minh họa: bangkokpost.com
Những đốm hồng này là tinh trùng và trứng do san hô giải phóng vào trong nước để thụ tinh tạo ra ấu trùng san hô. Các các nhà khoa học đã thu thập tinh trùng và trứng của san hô để tiến hành nhân giống trong phòng thí nghiệm nhằm giải cứu các rạn san hô rộng lớn của Thái Lan khỏi nguy cơ suy thoái do tác động của hiện tượng nước biển ấm lên và các hoạt động của con người như du lịch.
Công trình nghiên cứu này có thể kéo dài nhiều năm vì san hô chỉ sinh sản mỗi năm một lần và có thể mất tới 5 năm để nuôi dưỡng san hô non trong phòng thí nghiệm trước khi đưa chúng trở về biển.
Nhà khoa học Nantika Kitsom bày tỏ hy vọng rằng các rạn san hô bị suy thoái có thể phục hồi và trở lại vẻ đẹp trước đây. Bà cho biết sự biến mất của quần thể san hô không chỉ gây ra mối đe dọa đáng kể đối với hệ sinh thái đại dương mà còn đối với nền kinh tế của Thái Lan. Theo quan chức này, các rạn san hô giúp thu hút khách du lịch đến với Thái Lan và cung cấp môi trường sống lành mạnh cho các quần thể cá vốn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển ngư nghiệp.
Video đang HOT
Dự án nhân giống và phục hồi san hô được Bộ Tài nguyên Biển và Ven biển Thái Lan triển khai năm 2016 trên đảo Man Nai, phía Nam nước này. Hiện đảo này là nơi sinh sống của hơn 98 loài san hô.
Dự án này ra đời sau khi có tới 90% rạn san hô ở Thái Lan bị ảnh hưởng do hiện tượng tẩy trắng hàng loạt bắt đầu từ năm 2010. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do nhiệt độ nước biển tăng cao.
Bộ Tài nguyên Biển và Ven biển Thái Lan cho biết, kể từ khi dự án này được triển khai, các nhà khoa học đã phục hồi được hơn 4.000 quần thể san hô xung quanh đảo Mun Nai.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), thế giới đang đứng trước hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư, có thể khiến nhiều rạn san hô nhiệt đới chết. Hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt toàn cầu gần đây nhất xảy ra trong giai đoạn 2014 – 2017, ảnh hưởng tới khoảng 15% số rạn san hô trên thế giới.
Thái Lan mở trại giam giữ và huấn luyện voi hoang dã hung dữ
Tổng giám đốc Công viên quốc gia và Động vật hoang dã Thái Lan đã công bố kế hoạch thành lập các trung tâm huấn luyện dành cho những con voi hoang dã hung hãn chuyên tấn công người.
Những chú voi được thuần hóa tại cơ sở bảo tồn Ayutthaya Elephant Palace & Royal Kraal, vào ngày Voi Quốc gia Thái Lan 13/3. Ảnh: Jetjaras Na Ranong.
Vào ngày 13/3, cũng là ngày Voi Quốc gia Thái Lan, Tổng giám đốc Công viên quốc gia và Động vật hoang dã - ông Attapon Charoenchansa - đã thông báo hiện có khoảng 4.013 đến 4.422 con voi hoang dã trong 16 khu rừng ở Thái Lan. Không như voi được thuần hóa, voi hoang dã đang gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người dân ở quốc gia này.
Ông nói: "Voi hoang dã phải có điều kiện sống thích hợp và cân bằng, đặc biệt là voi rừng ở các cộng đồng giáp ranh và điều này ngày càng gây ảnh hưởng đến con người".
Người dân nơi đây ghét voi rừng vì chúng phá hoại mùa màng và tấn công con người. Theo ông Attapon, kể từ năm 2015, đã có 210 người chết vì bị voi hoang dã tấn công.
Cục Công viên Quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dã và Thực vật đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách triển khai 200 nhóm làm nhiệm vụ ngăn cản voi hoang dã tiếp cận khu vực sống của con người. Cục này cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm giam giữ và huấn luyện những con voi hoang dã hung hãn. Cho đến khi những con voi ở trung tâm này học được cách chung sống hòa bình với con người, chúng sẽ được thả ra.
Một trong những trung tâm sẽ nằm ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Khao Ang Ruenai, trải dài trên các khu rừng liền kề ở các tỉnh Chachoengsao, Chon Buri, Prachin Buri, Rayong và Sa Kaeo. Ngoài ra, còn có thêm các trung tâm huấn luyện khác tại các khu bảo tồn động vật hoang dã ở các tỉnh như Kanchanaburi, Prachuap Khiri Khan, Loei...
Ông Attapon cho biết thêm, chính quyền sẽ kiểm soát quần thể voi hoang dã bằng vaccine ngừa thai.
Trong một diễn biến liên quan, để đánh dấu ngày Voi Quốc gia Thái Lan, Tổ chức bảo vệ động vật thế giới (WAP) đã công bố một báo cáo có tiêu đề "Nhân giống vì lợi nhuận: Sự thật về hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã toàn cầu". Họ cho biết ngành du lịch Thái Lan đang kiếm lợi nhuận bằng cách nhân giống rộng rãi và nuôi nhốt các loài động vật, trong số đó có voi.
Theo báo cáo, số lượng voi bị nuôi nhốt để phục vụ cho ngành du lịch Thái Lan đã tăng 1.100 con, tương đương 134% trong thập kỷ qua. Ông Hatai Limprayoonyong, Giám đốc chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã tại WAP Thái Lan nói rằng voi vẫn đang tiếp tục bị khai thác và nhấn mạnh chính phủ cần phải hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
Thái Lan áp dụng trở lại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 với du khách Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, từ ngày 8/1, Cơ quan Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) yêu cầu tất cả du khách quốc tế phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ trước khi lên chuyến bay đến Thái Lan. Hành khách làm thủ tục tại sân bay sân bay quốc tế Suvarnabhumi. Bộ trưởng Giao thông vận...