Thái Lan: Người biểu tình chiếm trụ sở các bộ
Người biểu tình thuộc phe đối lập Thái Lan hôm nay 25/11 đã xông vào 2 bộ quan trọng của chính phủ ở thủ đô Bangkok, trong động thái nhằm gây áp lực lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Người biểu tình bên trong tòa nhà của Bộ Tài chính tại Bangkok ngày 25/11.
Các cuộc biểu tình rộng khắp chống lại bà Yingluck và anh trai của bà, Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, vào ngày hôm nay được cho là lớn nhất kể từ năm 2010, khi Thái Lan bị rung chuyển bởi cuộc biểu tình chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, khiến 90 dân thường thiệt mạng khi đó.
Những cuộc biểu tình hiện nay làm dấy lên lo sợ về một làn sóng bạo lực mới trên đường phố ở đất nước vốn đã đối mặt với một loạt bất ổn chính trị kể từ khi các tướng lĩnh quân đội lật đổ ông Thaksin vào năm 2006.
Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối chính phủ của bà Yingluck đã tuần hành tới hơn một chục cơ quan nhà nước ở khắp Bangkok, trong đó có các căn cứ quân sự, đồn cảnh sát cũng như đài truyền hình.
Hàng trăm người biểu tình đã xông vào các tòa nhà của Bộ Tài chính rồi sau đó tiến vào khu nhà của Bộ Ngoại giao. Hai tòa nhà có vẻ như không được các lực lượng lượng an ninh chính phủ canh gác.
Video đang HOT
Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, người biểu tình đã phá cổng vào Bộ Ngoại giao và sau khi chiếm một khu vực của Bộ này, họ đã yêu cầu các nhân viên dân sự rời đi, không trở lại làm việc vào ngày hôm sau.
“Đó là một cuộc chiếm giữ hòa bình”, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết trong một cuộc họp báo từ Bộ Tài chính và kêu gọi chiếm “mọi cơ quan chính phủ” vào ngày mai.
“Hệ thống Thaksin không còn làm việc nữa”, ông nói và tuyên bố sẽ bất chấp cảnh báo của cảnh sát phải rời Bộ tài chính.
Suthep, một chính trị gia kỳ cựu của phe đối lập, cho biết “cải cách chính trị” tương lai sẽ do những người biểu tình quyết định.
Trước đó, một số người biểu tình kêu gọi quân đội can thiệp. Thái Lan đã trải qua 18 cuộc đảo chính kể từ khi nước này bắt đầu chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932.
Các cuộc biểu tình hiện nay là thách thức lớn nhất đối với bà Yingluck, người lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2011, nhờ sự ủng hộ của phe “áo đỏ”. Những cuộc biểu tình của “áo đỏ” năm 2010 cũng đã bị chính phủ do đảng Dân chủ dẫn dắt khi đó đàn áp.
Bà Yingluck hôm nay cho biết bà sẽ không từ chức và cũng không giải tán quốc hội, bất chấp áp lực tăng cao.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng bà đang mất dần quyền lực. “Bà Yingluck sẽ rất khó có thể ở lại, chứ chưa nói là còn làm được gì”, Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok cho hay.
Các cuộc biểu tình được phe đối lập ủng hộ đã diễn ra khắp thủ đô trong nhiều tuần qua. Nguyên nhân là do một dự luật ân xá có thể cho phép ông Thaksin, đang sống lưu vong, trở lại.
Dự luật ân xá, đã bị thượng viện bác bỏ, cũng làm những người ủng hộ ông Thaksin nổi giận bởi nó đề xuất tha bổng cho những người chịu trách nhiệm đối với vụ đàn áp người biểu tình “áo đỏ” năm 2010.
Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, giờ là lãnh đạo phe đối lập, và người phó của ông Suthep đang đối mặt với các cáo buộc giết người vì đã giám sát hoạt động đàn áp người biểu tình của quân đội.
Trong một đòn giáng khác đối với chính phủ của bà Yingluck, Tòa án hiến pháp tuần trước đã ngăn kế hoạch bỏ phiếu bầu toàn bộ thượng viện của đảng cầm quyền. Đảng Dân chủ đối lập hiện đang gia tăng áp lực đối với bà Yingluck bằng một cuộc tranh luận bất tín nhiệm vào ngày mai, mặc dù đảng của bà hiện đang thống trị hạ viện.
Ông Thaksin, một ông trùm, tỷ phú truyền thông chuyển sang làm chính trị, được lòng những người ở tầng lớp lao động và ở vùng nông thôn. Nhưng giới nhà giàu và trung lưu lại cáo buộc ông tham nhũng, là mối đe dọa với nền quân chủ.
Theo Dantri
Lộ âm mưu ám sát cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin
Thái Lan đang lan tràn thông tin về vụ mưu sát ông Thaksin Shinawatra- anh trai của nữ Thủ tướng đương nhiệm Yingluck, trong chuyến thăm đến Myanmar vào ngày 9.11 tới.
Lực lượng áo đỏ ủng hộ ông Thaksin.
Theo dự kiến, các sát thủ sẽ nhằm vào mục tiêu là ông Thaksin trong cuộc gặp giữa chính trị gia này và các nghị sĩ và doanh nhân hàng đầu của Thái Lan tại Tachilek - thị trấn vùng biên của Myanmar. Dự kiến, ông Thaksin sẽ ở lại một khách sạn không xa biên giới Thái-Myanmar.
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat thừa nhận, việc giữ an toàn cho ông Thaksin không dễ dàng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Sukumpol tin rằng chính quyền Myanmar sẽ bảo vệ chu đáo ông Thaksin trong suốt chuyến thăm 3 ngày đến nước này.
Nguồn tin biên phòng cho hay chưa nhận được xác nhận về việc ông Thaksin có thăm Tachilek- nơi đang có làn sóng bạo lực giữa các nhóm sắc tộc thiểu số Myanmar và các nhóm tội phạm liên quan đến ma túy. "Ai đó có thể âm mưu ám sát ông Thaksin và đẩy trách nhiệm cho các nhóm thiểu số hay tội phạm ma túy"- nguồn tin trên đánh giá.
Hồi cuối tháng 10, chính quyền Myanmar đã bố ráp một ngôi nhà gần khách sạn Regina- nơi ông Thaksin sẽ nghỉ lại nếu đi thăm Tachilek như dự tính. Cảnh sát đã thu giữ 3 lựu đạn, súng máy và 10 băng đạn M16. Một nghi phạm bị bắt để thẩm vấn. Nhưng, cảnh sát cho hay không có mối liên hệ giữa việc tàng trữ vũ khí tại ngôi nhà và chuyến thăm của ông Thaksin. Vụ bố ráp cũng chỉ là một hoạt động nhằm tiễu trừ các nhóm buôn lậu vũ khí xuyên biên giới.
Tuy nhiên, Panthongtae Shinawatra- con trai ông Thaksin- đã tiết lộ trên Facebook thông tin nhận được từ lực lượng biên phòng Thái rằng số vũ khí bị thu giữ được dự trù sử dụng cho vụ tấn công ngôi chùa ở Tachilek- nơi cựu thủ tướng và những người ủng hộ phe áo đỏ của Thái Lan dự kiến có mặt. Panthongtae cho rằng, có một nhóm người Thái đứng sau động thái mà anh gọi là "âm mưu thứ năm" nhằm ám sát ông Thaksin. Theo Panthongtae, chính nhóm người này cũng là tác giả vụ mưu sát ông Thaksin trước đó.
Dự kiến, 10.000 người Thái sẽ đến Tachilek để được gặp cựu Thủ tướng Thaksin.
Trong khi đó, lãnh đạo Đảng Dân chủ- cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva- thúc giục chính quyền và cảnh sát phải bắt ông Thaksin để đưa ông ra xét xử. Theo ông Abhisit, nếu Thủ tướng Thái và người phó Chalerm Yubamrung - chịu trách nhiệm giám sát lực lượng cảnh sát - không thực thi việc bắt giữ, họ sẽ bị truy tố vì tội sao nhãng nhiệm vụ.
Ông Thaksin đã rời khỏi Thái Lan trước khi Tòa án Tối cao Thái Lan buộc tội ông tham nhũng với mức án 2 năm tù giam.
Theo laodong
Thái Lan bên bờ vực "đảo chính"? Thái Lan lại đang ở bên bờ vực đảo chính, giữa lúc hàng vạn người biểu tình chống chính phủ xuống đường ở Bangkok, đòi chính phủ Yingluck Shinawatra từ chức. Biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan ngày 25/11 ở thủ đô Bangkok. Từ nhiều tuần lễ qua, Thái Lan đã phải đối phó với các cuộc biểu tình phản đối,...