Thái Lan nâng cao cảnh giác sau khi phát hiện 4 biến thể phụ của Delta
Giới chức y tế Thái Lan nâng cao cảnh giác sau khi phát hiện 4 chủng đột biến mới của Delta trong bối cảnh biến thể này đã lây lan khắp 77 tỉnh thành của quốc gia Đông Nam Á.
Người dân làm xét nghiệm Covid-19 ở Bangkok hôm 23/8 (Ảnh: Bangkok Post).
Bangkok Post đưa tin, bệnh viện Ramathibodi ở Bangkok đã phát hiện 4 biến thể phụ của chủng Delta. Người đứng đầu Trung tâm gen của bệnh viện, Wasun Chatratita, cho biết các biến thể phụ bị phát hiện từ các mẫu bệnh phẩm gửi từ một số bệnh viện trên khắp Thái Lan về.
Giáo sư Wasun cho hay, biến thể phụ AY.4 chiếm 3% trong số các mẫu bệnh phẩm gửi từ Pathum Thani, còn AY.6 chiếm 1% các mẫu bệnh phẩm được gửi từ khắp cả nước.
Trong khi đó, biến thể phụ AY.10 and AY.12 xuất hiện trong 1% mẫu bệnh phẩm được gửi tới bệnh viện Ramathibodi từ các khu vực ở Bangkok.
Theo Bangkok Post , tính tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã phát hiện 60 đột biến của chủng Delta có thể chứa cấu tạo di truyền. Trong số đó, 22 đột biến có khả năng tạo ra các biến thể phụ.
Hai biến thể phụ đầu tiên của Delta là AY.1 và AY.2, được tìm thấy ở Nepal.
Bangkok Post dẫn lời quan chức y tế cấp cao Thái Lan Supakit Sirilak cho biết, chưa có dấu hiệu cho thấy 4 biến thể phụ của Delta mới bị phát hiện ở Thái Lan là các “biến chủng đặc biệt gây hại”. Tuy nhiên, giới chức y tế Thái Lan vẫn đang cảnh giác và liên tục theo dõi sự phát triển của chúng.
Video đang HOT
Hiện thời, biến chủng Delta đã lây lan khắp 77 tỉnh thành ở Thái Lan và trở thành biến thể chiếm chủ đạo ở nước này.
Ông Sirilak cho hay, việc bùng dịch thường sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể phụ. Tuy nhiên, 4 biến thể bị phát hiện ở Thái Lan trước đó đã được tìm thấy ở một số quốc gia khác.
Giáo sư Chatratita cho hay, các biến thể phụ trên được phát hiện trong các ca lây nhiễm cộng đồng, không phải là ca nhập khẩu. Các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu các biến thể phụ này có dễ lây lan hơn hay dễ kháng vắc xin Covid-19 hay không.
Delta gây tải lượng virus cao gấp 300 lần
Một nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 24/8 cho biết, những người nhiễm biến chủng Delta sẽ sinh ra tải tượng virus cao gấp 300 lần so với người mắc chủng đầu tiên của SARS-CoV-2, ở giai đoạn người bệnh bắt đầu có triệu chứng.
Tuy nhiên, số lượng virus sẽ giảm dần theo thời gian – xuống mức gấp 30 lần sau 4 ngày và hơn 10 lần sau 9 ngày. Tới ngày thứ 10, tải lượng virus mà Delta sinh ra sẽ ngang bằng với các chủng khác, theo KDCA.
Nghiên cứu đã so sánh tải lượng vi rút của 1.848 bệnh nhân nhiễm biến thể Delta với 22.106 người nhiễm các chủng khác.
Tải lượng virus cao hơn đồng nghĩa với việc virus sẽ dễ lây lan hơn từ người này sang người kia, làm tăng số ca bệnh và ca nhập viện, theo quan chức y tế Hàn Quốc Lee Sang-won nói.
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Delta có khả năng lây nhiễm gấp 300 lần chủng khác. Chúng tôi nhận định nó dễ lây hơn Alpha 1,6 lần và hơn chủng ban đầu 2 lần”, ông Lee nói.
Để tránh lây lan Delta, KDCA khuyến cáo người dân làm xét nghiệm ngay khi có triệu chứng mắc Covid-19 và tránh các hoạt động tụ tập.
Thái Lan cảnh báo nguy cơ hết giường chăm sóc tích cực
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, giới chức Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo rằng nếu số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tiếp tục ở mức 1.500 ca/ngày thì tất cả các giường chăm sóc tích cực (IUC) ở thủ đô Bangkok sẽ kín bệnh nhân trong vòng 1 tuần và trên toàn quốc trong vòng 19 ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Thái Lan ngày 23/4 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục, với 2.070 ca trong vòng 24 giờ.
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) xác nhận tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này tính đến hiện tại là 50.183 ca.
CCSA cũng cho biết có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này ở Thái Lan lên 121.
Trước đó, ngày 22/4, Thái Lan ghi nhận 7 ca tử vong do COVID-19, mức cao kỷ lục tính theo ngày kể từ khi đại dịch xuất hiện ở quốc gia Đông Nam Á này đầu năm ngoái.
Trong số 2.070 ca nhiễm mới ghi nhận ngày 23/4, thủ đô Bangkok có 740 ca, tiếp theo là các tỉnh Chiang Mai (237 ca), Chonburi (125 ca) và Samut Prakan (79 ca).
Trong khi đó, Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) của Thái Lan đã công bố lịch tiêm 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong nửa cuối năm nay. Theo DDC, 6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ được tiêm trong tháng 6, sau đó là 10 triệu liều mỗi tháng từ tháng 7 đến tháng 11, và 5 triệu liều trong tháng 12.
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 28/2 vừa qua, ưu tiên những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này ban đầu dựa vào nhập khẩu vaccine do công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc phát triển, sau đó sử dụng vaccine AstraZeneca do công ty Siam Bioscience ký hợp đồng sản xuất trong nước để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người (50% dân số).
DDC cho biết Chính phủ Thái Lan đang làm việc với các đối tác để nhập khẩu thêm 35 triệu liều vacccine ngừa COVID-19.
* Cùng ngày, Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc thông báo tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại nước này có xu hướng giảm - từ 2,7% trong tháng 12 năm ngoái xuống 1,4% vào tháng 1/2021, tiếp tục giảm xuống 1,3% trong tháng 2 vừa qua và 0,5% vào tháng 3.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cùng với đó, tỷ lệ ca mắc COVID-19 nguy kịch cũng giảm dần từ 3,3% trong tháng 12 năm ngoái xuống lần lượt 2,5%, 2,3% và 1,6% trong 3 tháng đầu năm nay.
Ủy ban trên giải thích việc rà soát sớm tại các cơ sở, viện điều dưỡng và ưu tiên tiêm chủng vaccine cho người có nguy cơ cao đã mang lại hiệu quả, giúp tỷ lệ tử vong và tỷ lệ ca nhiễm nguy kịch giảm.
Ngoài việc tăng cường kiểm soát và phòng dịch tại nhà dưỡng lão, việc đồng thời xét nghiệm đều đặn 1 đến 2 lần/tuần đối với những người làm việc tại cơ sở, viện điều dưỡng cũng là yếu tố góp phần giảm số ca mắc và tử vong.
Hiện có 766 giường dành cho các ca bệnh nặng, trong đó 590 giường có thể sử dụng ngay. Cơ quan phòng dịch khẳng định số giường bệnh hiện nay đủ để đối phó với trường hợp phát sinh 1.300 ca/ngày và tỷ lệ ca nguy kịch tăng lên 3%.
Giới chức Hàn Quốc nhận định nếu hoàn tất tiêm chủng cho 12 triệu người trên 65 tuổi cho đến cuối tháng 6 tới, thì tỷ lệ ca bệnh nguy kịch và tỷ lệ tử vong ở nước này sẽ giảm hơn nữa. Nếu tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch giảm xuống dưới 2%, hệ thống y tế hiện nay vẫn có thể đáp ứng ngay cả khi phát sinh 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nếu năng lực y tế đảm bảo thì cơ quan phòng dịch sẽ có thể điều chỉnh mức độ giãn cách xã hội.
New Zealand có ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau gần 6 tháng Ngày 17/8, New Zealand đã ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng sau gần 6 tháng không xuất hiện ca mới nào. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Lower Hutt, gần Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Y tế New Zealand cho biết ca mắc mới COVID-19 nói trên được ghi...