Thái Lan muốn sống chung với COVID-19 bằng chiến dịch tiêm vắc xin
Thay vì biến Thái Lan thành một ốc đảo không có ca nhiễm COVID-19, chiến lược mới của chính phủ nước này là chung sống lâu dài với virus bằng cách tiêm vắc xin diện rộng.
Du khách ở Phuket (ảnh tư liệu năm 2016) – Ảnh: The Guardian
Chung sống với COVID-19
Theo báo Wall Street Journal, năm ngoái, Thái Lan là một trong những quốc gia chống dịch COVID-19 tốt hàng đầu thế giới. Thành tích này có được là nhờ quốc gia này chấp nhận hy sinh ngành du lịch, chiếm 15% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nền kinh tế.
Từ đầu tháng 4-2021 đến nay, Thái Lan phải vật lộn để khống chế sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới, triển khai tiêm vắc xin diện rộng trong bối cảnh người dân ngày càng mất kiên nhẫn với nền kinh tế đang tuột dốc.
Chuyển sang chiến lược sống chung với COVID-19 cho thấy một số nước đang phát triển – ngay cả những nước từng có thời gian chống dịch tốt – đang phải đối phó với khủng hoảng trên nhiều phương diện: số ca nhiễm tăng, biến thể mới chiếm ưu thế, tốc độ tiêm vắc xin chậm, kinh tế lâm nguy trong bối cảnh các nước giàu đang nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha quyết tâm sẽ mở cửa lại đất nước hoàn toàn trong 120 ngày, vào giữa tháng 10-2021.
Du khách nước ngoài bắt buộc phải tiêm vắc xin để được tự do đi lại. Thái Lan xem như chấp nhận rủi ro là tỉ lệ lây nhiễm có thể cao hơn, nhưng theo Thủ tướng Prayuth, đây là điều cần thiết để giảm bớt khó khăn của những người đang phải vật lộn để kiếm sống.
Dân không thể chờ
“Khi xem xét nhu cầu kinh tế của người dân, đây là lúc chúng ta phải chấp nhận rủi ro một cách có tính toán”, ông Prayuth nói.
Năm ngoái, nền kinh tế Thái Lan bị sụt giảm 6,1%, mức giảm mạnh nhất trong hai thập kỷ qua. Theo cơ quan kế hoạch quốc gia, tháng 6-2020 chứng kiến tỉ lệ thất nghiệp lên cao nhất trong 11 năm. Các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Thái Lan sẽ phục hồi trong năm nay, nhưng đợt bùng phát COVID-19 hiện nay chưa kiểm soát được đã làm giảm kỳ vọng này.
Nghiên cứu cho thấy biến thể Alpha (lần đầu phát hiện tại Anh) chiếm đa số trong các ca nhiễm gần đây ở Thái Lan.
Sa-nga Ruangwattanakul – chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh ở Khaosan, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Bangkok – sốt ruột: “Các doanh nghiệp đóng cửa, nhân viên không làm việc trong nhiều tháng. Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa”.
Thái Lan sẽ thí điểm cho mở cửa đảo du lịch Phuket từ ngày 1-7, cho phép du khách đã tiêm đủ vắc xin đến từ các nước có nguy cơ thấp nhập cảnh mà không phải cách ly.
Hiện nay, mới có khoảng chưa đến 3% trong số khoảng 70 triệu người Thái được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ. Chương trình tiêm chủng toàn quốc của Thái Lan bắt đầu từ ngày 7-6 với 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca sản xuất trong nước và tổng cộng 105,5 triệu liều vắc xin COVID-19 cho năm nay.
Mặc dù có một số sự cố khi mới triển khai, cụ thể là số lượng được chấp nhận tiêm quá nhiều do có nhiều ứng dụng đăng ký khác nhau. Một tuần sau khi triển khai tiêm chủng mở rộng, hàng chục trung tâm tiêm chủng phải hủy các cuộc hẹn tiêm chủng do thiếu vắc xin.
Mặc dù vậy, chính phủ đặt mục tiêu sẽ tiêm 10 triệu liều mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 7-2021.
Ngày 20-6, Thái Lan ghi nhận có 3.667 ca nhiễm COVID-19 mới và 32 người tử vong, nâng tổng số người nhiễm và tử vong từ đầu dịch trên cả nước lên 214.449 ca nhiễm và 1.609 người tử vong.
Video đang HOT
COVID-19 tới 6h sáng 9/6: Ấn Độ vượt 350.000 ca tử vong; Mỹ lo xử lý vaccine thừa sắp hết hạn
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 330.000 ca nhiễm và trên 8.800 ca tử vong, nâng tổng ca mắc lên trên 174,7 triệu. Ấn Độ vượt 350.000 ca tử vong, trong khi Mỹ gấp rút giải quyết hàng triệu liều vaccine sắp hết hạn.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Guwahati, Ấn Độ ngày 6/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 9/6 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 174.709.452 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.761.073 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 336.651 và 8.887 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 158.325.618 người, 12.622.761 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 85.692 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (91.227 ca), Brazil (51.317 ca) và Argentina (31.137 ca); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 2.213 ca), tiếp theo là Brazil (2.178 ca) và Argentina (721 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 34.239.350 triệu người, trong đó có 613.084 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 29.088.176 ca nhiễm, bao gồm 353.557 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 17.037.129 ca bệnh và 476.792 ca tử vong.
Các em học sinh trở lại trường, sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19, tại Mexico City, Mexico ngày 7/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ: Ca tử vong vượt 350.000 người
Ngày 8/6, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt ngưỡng 350.000 lên tới 353.557 ca, sau khi ghi nhận thêm 2.213 ca không qua khỏi trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 86.498 ca nhiễm mới trong một ngày qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.996.473 ca. Đây là số ca nhiễm mới thấp nhất tại Ấn Độ trong hơn 2 tháng qua.
Chính phủ Ấn Độ đã đặt mua 250 triệu liều vaccine Covishield và 190 triệu liều vaccine Covaxin, và số vaccine phòng COVID-19 này sẽ được cung cấp bắt đầu từ nay cho đến tháng 12/2021. Theo đó, chính phủ đã tạm ứng 30% cho Viện Huyết thanh Ấn Độ và công ty dược phẩm Bharat Biotech để mua hai loại vaccine ngừa COVID-19 nói trên. Ngoài ra, chính phủ cũng đã đặt mua 300 triệu liều vaccine của Biological E, dự kiến được cung cấp vào tháng 9 tới. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ đặt hàng với một nhà sản xuất vaccine trước khi sản phẩm được cơ quan quản lý cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA).
Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở New Delhi, Ấn Độ ngày 22/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó vào sáng 8/6, một ngày sau khi Thủ tướng Narendra Modi công bố cung cấp vaccine miễn phí cho toàn bộ người trưởng thành, Chính phủ trung ương Ấn Độ đã ban hành hướng dẫn sửa đổi về chương trình tiêm chủng COVID-19 của nước này. Theo đó, chính phủ trung ương sẽ đảm trách việc thu mua vaccine và cung cấp miễn phí cho các bang và lãnh thổ liên bang trên cơ sở dân số, tình hình dịch bệnh và tiến trình tiêm chủng của từng bang. Các nhà sản xuất vaccine trong nước sẽ có quyền lựa chọn cung cấp vaccine trực tiếp cho các bệnh viện tư nhân và bệnh viện tư nhân sẽ được phép tính phí tối đa 150 rupee (2 USD)/liều.
Mỹ gấp rút tìm cách giải quyết hàng triệu liều vaccine sắp hết hạn
Các bệnh viện, các sở y tế của bang và chính quyền liên bang Mỹ đang phải gấp rút tính xem nên làm gì với hàng triệu liều vaccine Johnson & Johnson (J&J) sắp hết hạn trong tháng Sáu này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, viễn cảnh số vaccine này phải tiêu hủy trong khi các nước đang phát triển lại không có vaccine để tiêm chủng khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden gánh thêm nhiều sức ép phải chia sẻ ngay vaccine cho các nước càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chuyển cho các nước số vaccine này một cách nhanh chóng, kịp thời trước khi hết hạn không phải là việc dễ dàng. Bang Philadelphia hiện có 42.000 liều vaccine J&J sắp hết hạn, còn các bang như West Virgina, Oklahoma, Ohio và Arkansas hiện cũng đang trữ hàng nghìn liều vaccine J&J sắp hết hạn. Trong khi đó, một số lượng khá lớn hai loại vaccine khác của Mỹ là Pfizer và Moderna - BioNTech cũng sắp hết hạn trong vài tháng tới bởi thời hạn của các loại vaccine là 6 tháng.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: AP
Trả lời câu hỏi về hướng giải quyết số vaccine J&J sắp hết hạn tại buổi họp báo ngày 8/6, cố vấn của Nhà Trắng về COVID-19, ông Andy Slavitt vẫn khẳng định chỉ có khoảng một phần nhỏ số vaccine đã được cấp phép lưu hành ở Mỹ có thể bị bỏ phí và nếu ai đó đòi hỏi không có tình trạng này xảy ra thì đó là điều phi thực tế trong các đợt tiêm chủng lớn như hiện nay.
Một số bang hiện đã đề nghị chính quyền liên bang nên sớm chuyển số vaccine sắp tới hạn cho các nước đang phát triển nhưng theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Mỹ muốn làm như vậy cũng không phải dễ bởi các nước khác cũng không muốn dùng vaccine tới hạn, và họ cũng khó có khả năng tiến hành tiêm chủng nhanh, trên diện rộng cho cộng đồng.
Thành phố New York tổ chức sự kiện lớn mừng "tái sinh" sau đại dịch
Chính quyền thành phố New York (Mỹ) sẽ tổ chức sự kiện âm nhạc lớn tại khu Central Park vào tháng 8 tới mừng thành phố "tái sinh" sau đại dịch COVID-19.
Trong cuộc họp báo ngày 7/6, Thị trưởng New York, ông Bill De Blasio đã công bố kế hoạch trên, đồng thời cho biết lễ hội âm nhạc này nằm trong khuôn khổ tuần lễ các sự kiện đáng nhớ và có một không hai để mừng thành phố New York "tái sinh" sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, ông De Blasio không đề cập đến thời điểm cụ thể tổ chức sự kiện trên. Trong khi đó, báo New York Times đưa tin sự kiện này có thể được tổ chức vào ngày 21/8.
Người dân di chuyển trên một tuyến phố mua sắm ở New York, Mỹ ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Để chuẩn bị cho sự kiện sắp tới, ông De Blasio đã đề nghị nhà sản xuất âm nhạc kỳ cựu Clive Davis lên kế hoạch tổ chức. Theo chia sẻ của ông Davis với báo New York Times, ông hy vọng có thể mời 8 ngôi sao đậm chất "biểu tượng" tham gia sự kiện âm nhạc kéo dài 3 giờ đồng hồ này. Dự kiến, sự kiện này sẽ được phát sóng toàn cầu và khoảng 60.000 vé tham gia sự kiện sẽ được phát miễn phí.
WHO cảnh báo mua vaccine giá đắt qua trung gian
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về việc các nước mua vaccine ngừa COVID-19 với mức giá đắt do qua trung gian, đồng thời khuyến cáo rằng các nước chỉ nên mua các loại vaccine được WHO chứng thực và có nguồn gốc rõ ràng. Trợ lý Tổng giám đốc WHO Mariangela Batista Galvao Simao nêu rõ: "Chúng tôi đã nhận được những ý kiến lo ngại về các loại vaccine do các bên trung gian bán với giá cao hơn nhiều so với giá thực tế của nhà sản xuất".
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại San Sebastian, Tây Ban Nha, ngày 22/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Simao cho rằng các nước nên mua trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc liên hệ với nhà sản xuất để đảm bảo bên trung gian là hợp pháp, trong bối cảnh có nhiều sản phẩm ngừa COVID-19 giả hoặc không đạt chuẩn đang được chào bán. WHO khuyến nghị các nước sử dụng những vaccine ngừa COVID-19 đã được tổ chức này phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Đến nay, những loại vaccine đã được WHO đưa vào danh sách này gồm vaccine do các hãng Sinopharm và Sinovac, AstraZeneca/Oxford, Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson sản xuất.
Trung Quốc phê duyệt vaccine Sinovac cho trẻ từ 3 tuổi
Trong khi đó, Trung Quốc đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac cho trẻ trong độ tuổi từ 3-17, trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt việc sử dụng vaccine cho trẻ nhỏ. Mặc dù vậy hiện chưa rõ thời điểm nước này sẽ triển khai việc tiêm vaccine cho trẻ.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 4/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nhật Bản thúc đẩy tiêm vaccine đại trà
Trong nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà của Chính phủ Nhật Bản, ngày 7/6, chính quyền thủ đô Tokyo đã mở một trung tâm tiêm chủng ngay tại Tsukiji, chợ cá nay đã đóng cửa, từng nổi tiếng nhất thế giới với những phiên đấu giá cá ngừ lúc bình minh. Các công ty và trường đại học ở thủ đô cũng bắt đầu nộp đơn xin phép tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại chỗ, bắt đầu từ cuối tháng này.
Hiện Nhật Bản đang tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna cho người dân. Mặc dù đã phê duyệt việc lưu hành vaccine của AstraZeneca song do quan ngại phản ứng phụ huyết khối hiếm gặp, nên loại vaccine này vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Một nhân viên cứu hỏa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng ở chợ cá Tsukiji, thuộc Tokyo, Nhật Bản ngày 8/6/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Liên quan đến công tác tổ chức Olympic Tokyo, Trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo, bà Seiko Hashimoto, cho biết dự kiến những người phục vụ Olympic sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào giữa tháng 6.
Nhật Bản khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2 vừa qua, với các đối tượng là nhân viên y tế và những người trên 65 tuổi, đồng thời đặt mục tiêu hoàn thành việc tiêm chủng cho người cao tuổi vào cuối tháng 7 tới. Do đó, nhiều trung tâm tiêm chủng đã được dựng lên tại Tokyo, Osaka và nhiều tỉnh, thành khác nhằm đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine.
Séc sắp mở cửa biên giới
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực và số lượng người dân được tiêm vaccine gia tăng, Chính phủ Séc đã lên kế hoạch mở cửa biên giới và tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài đang sinh sống tại nước này. Theo kế hoạch, từ ngày 21/6 tới, người dân từ tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Serbia có thể đến CH Séc mà không bị hạn chế, nếu họ đáp ứng các quy định tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính hoặc đã bình phục sau khi bị nhiễm bệnh 180 ngày.
Trước đó từ ngày 31/5, CH Séc đã mở cửa biên giới mà không bị hạn chế đối với công dân của 7 nước thành viên EU gồm Đức, Áo, Slovakia, Ba Lan, Hungary, Slovenia, Croatia và 6 nước ngoài EU - gồm Israel, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan - nếu họ đã được tiêm 1 liều vaccine ngừa COVID-19 trước đó 3 tuần.
Campuchia: Số ca bệnh vượt ngưỡng 35.000
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Campuchia khi tổng số ca bệnh tại nước này đã vượt ngưỡng 35.000 ca vào ngày 8/6, trong đó 34.367 ca liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2".
Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận trong 24 giờ qua có thêm 678 ca nhiễm mới (bao gồm 49 ca nhập cảnh và 629 ca lây nhiễm cộng đồng), 12 người tử vong và 557 người khỏi bệnh. Tính từ đầu dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 35.511 ca bệnh, trong đó 28.649 người đã hồi phục và 278 người tử vong.
Cùng với nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 và điều trị bệnh nhân, Campuchia từng bước tiến gần tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng bằng cách đẩy mạnh tiêm phòng COVID-19 nhờ nguồn vaccine chủ yếu từ Trung Quốc. Sáng cùng ngày, tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Yuok Sambath cùng các đồng nghiệp đã tiếp nhận thêm 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Trung Quốc, bao gồm 500.000 liều Sinopharm và 500.000 liều Sinovac.
Bệnh nhân COVID-19 rời trung tâm điều trị sau khi khỏi bệnh tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 9/5/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tính đến sáng 8/6, Campuchia đã nhận hơn 7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 2,2 triệu liều Sinopharm do Trung Quốc tài trợ; 4,5 triệu liều Sinovac đặt mua của Trung Quốc và 324.000 liều AstraZeneca/SII (Covishield) qua cơ chế COVAX.
Philippines sẽ tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em
Theo Straits Times, ngày 8/6 Philippines đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng COVID-19 của tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc, bổ sung thêm trên 15 triệu liều vaccine dự kiến chuyển giao tới nước này trong những tuần tới.
Chính phủ cũng mở rộng đối tượng tiêm vaccine sang trẻ em tuổi từ 12-15, được tiêm vaccine của Pfizer. Các nhóm dân số trẻ hơn có thể được tiêm phòng khi nguồn cung cấp ổn định. Cho đến nay, Philippines đã tiêm phòng cho khoảng 6 triệu người, trong đó 1,5 triệu người được tiêm đủ hai liều.
Trẻ em từ 12-15 tuổi tại Philippines sẽ được tiêm phòng vaccine Pfizer. Ảnh: Reuters
Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận thêm 4.777 ca nhiễm, số ca mắc mới theo ngày thấp nhất kể từ ngày 25/5 vừa qua. Hiện tổng số ca bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này tăng lên 1.280.773 ca. Trong 24 giờ qua, Philippines cũng có thêm 95 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 22.064 người.
Thái Lan: Chính phủ thông qua "Hộp cát Phuket"
Chính phủ Thái Lan ngày 8/6 đã nhất trí về nguyên tắc với kế hoạch "Hộp cát Phuket", một chương trình mở cửa du lịch được lên kế hoạch khởi động từ tháng 7, nhằm mở cửa lại tại 10 điểm đến du lịch nổi tiếng nhất đất nước.
Kế hoạch trên được đề xuất bởi Cục du lịch Thái Lan (TAT), được thiết kế để thực hiện trong quý 3 và 4 năm nay, và đã được Thủ tướng Chan-o-cha thông qua trong cuộc họp nội các hàng tuần. Bắt đầu từ đảo nghỉ dưỡng Phuket, kế hoạch mở cửa lại từ 1/7 sẽ đón du khách từ các nước nguy cơ nhiễm COVID-19 trung bình và thấp, đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Hiện tại, khoảng 400.000 người ở Phuket, chiếm hơn 60% dân số tại đây, đã được tiêm chủng phòng COVID-19.
Người dân được tiêm phòng COVID-19 tại Phuket, Thái Lan ngày 7/6/2021. Ảnh: Bangkok Post
Lào kiểm soát tốt dịch bệnh
Bộ Y tế Lào cho biết số ca mắc mới tại nước này tiếp tục ở mức thấp, với 2 ca lây nhiễm mới cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn được ghi nhận trong vòng 24 giờ qua. Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.970 ca COVID-19, trong đó có 3 tử vong và 1.773 bệnh nhân đã hồi phục.
Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân cả nước tuân thủ chặt chẽ quy định phòng chống dịch bệnh để có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 19/6 tới đây, giúp giảm tác động đối với nền kinh tế và đời sống của người dân. Người có nguy cơ lây nhiễm được khuyến cáo sớm đi xét nghiệm và tự cách ly để đảm bảo an toàn cho cá nhân cũng như người thân và cộng đồng.
Tại thủ đô Viêng Chăn, Ủy ban chuyên trách phòng chống dịch COVID-19 cho biết các biện pháp kiểm soát sẽ tiếp tục được thực hiện ít nhất cho đến ngày 19/6. Hiện ở Viêng Chăn, các điểm giải trí, du lịch, massage-spa, cơ sở làm đẹp, cà phê Internet, trung tâm thể hình và hoạt động thể thao trong nhà vẫn chưa được mở trở lại. Các trường học vẫn đang phải đóng cửa và được khuyến khích thực hiện việc dạy và học từ xa. Các cửa hàng bán lẻ và chợ dân sinh có thể được mở cửa cho đến 22h hằng ngày; quán ăn và cà phê ngoài vùng Đỏ có thể phục vụ bình thường với điều kiện tuân thủ quy định phòng dịch và không phục vụ đồ uống có cồn.
Người dân Thái Lan về nước bằng đường hàng không và đường biển sẽ phải tự chi trả chi phí cách ly Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, kể từ ngày 1/7, người dân Thái Lan trở về từ nước ngoài bằng đường hàng không và đường biển sẽ phải tự chi trả chi phí cách ly 14 ngày tại các cơ sở cách ly thay thế của tư nhân, ngoại trừ công chức đi làm nhiệm vụ và những người thuộc diện "dễ bị...