Thái Lan muốn mua hàng chục xe tăng, máy bay Nga
Thái Lan đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Nga sau khi đối tác truyền thống là Mỹ đang lạnh nhạt với nước này kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính năm 2014.
Trong tuần này, hai phó thủ tướng Thái Lan sẽ thăm Nga, theo sau chuyến công du Bangkok của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev vài tuần trước đó.
Nội dung chính được thảo luận trong chuyến thăm sắp tới là hợp tác an ninh và thương mại.
Trong 18 tháng qua, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã gặp người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tới 3 lần. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Thái Lan dự định đến Moscow vào tháng 5 để dự hội nghị Nga – ASEAN .
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan Ảnh: REUTERS
Xe tăng M-60 do Mỹ sản xuất Ảnh: THE BANGKOK POST
Truyền thông Nga đưa tin Thái Lan đang cân nhắc mua hàng chục xe tăng T-90 của Moscow để thay thế cho những chiếc già cỗi do Mỹ sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan, người sắp đến thăm Moscow, nói với hãng tin Reuters rằng hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về thương vụ xe tăng. Tuy nhiên, việc Mỹ hạn chế bán vũ khí cho các nước có quân đội nắm quyền như Thái Lan buộc nước này phải tìm kiếm nguồn cung từ những quốc gia khác.
“Mỹ không bán vũ khí cho chúng tôi và thực sự thì ngân sách quốc phòng cũng khá eo hẹp nên khó có thể đáp ứng được việc này. Thỏa thuận mua 49 chiếc xe tăng từ Ukraine vào năm 2011 song giờ mới nhận được 10 chiếc” – ông Prawit cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo bộ trưởng này, Thái Lan dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác chống khủng bố với Nga, đồng thời tìm mua trực thăng Nga để sử dụng vào mục đích ứng phó thảm họa .
Theo chuyên gia Matthew Sussex thuộc trường ĐH Quốc gia Úc, bất cứ thỏa thuận nào về xe tăng “tất nhiên sẽ làm cho Washington giật mình và chú ý”.
Trong khi đó, Nga đang nỗ lực tiếp cận Thái Lan như một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng tại châu Á. Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Thái Lan Kirill Barsky khẳng định việc Moscow tăng cường vai trò của mình về phía Đông không nhằm gạt ảnh hưởng của Trung Quốc hay Mỹ ra khỏi châu lục này.
TheoNgười Lao động
Theo_Giáo dục thời đại
Mỹ liệu có buông tay Ukraine?
Mỹ yêu cầu Ukraine bỏ được tài phiệt trên chính trường nước này, một lần nữa đưa tay nâng cánh cho đất nước sắp bước vào một cuộc đảo chính Maidan mới.
Chính phủ Mỹ mới đây đã lên tiếng yêu cầu Chính quyền Tổng thống Poroshenko thực hiện các nỗ lực để chấm dứt sự thống trị, kiểm soát của giới tài phiệt đối với tình hình mọi mặt tại Ukraine.
Hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải thông tin trong một tuyên bố bằng văn bản, Phó Giám đốc Cơ quan báo chí thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ Ukraine nghiêm túc thực hiện "các điều kiện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)", "giải quyết triệt để tình trạng tham nhũng và đặt "dấu chấm hết" cho sự chi phối của giới tài phiệt" đang kiểm soát tình hình kinh tế và chính trị Ukraine.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Poroshenko (phải).
Hôm 20/2, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseni Yatsenuk, cũng đã lên tiếng kêu gọi hai nhân vật đứng đầu Ukraine này thực hiện nghiêm các điều kiện do IMF đưa ra.
Trước đó, ngày 10/2, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Poroshenko và thẳng thừng tuyên bố rằng IMF sẽ không tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine nếu như mức độ tham nhũng ở Ukraine không thay đổi.
Trong khi đó, thời gian gần đây chính trường Ukraine liên tiếp xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn, bất đồng giữa chính phủ, quốc hội và người dân. Giới phân tích cho rằng, việc không được người dân ủng hộ và tình hình đất nước ngày càng trầm trọng đang trở thành mầm mống cho một cuộc đảo chính mới có thể sẽ xảy ra.
Ông Mikhail Saakashvili, tỉnh trưởng tỉnh Odessa và là cựu Tổng thống Gruzia tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là chỉ mới bắt đầu và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
"Sự kiện Quốc hội Ukraine không thể thông qua quyết định bãi miễn chức vụ Thủ tướng Yatsenuk đã cho thấy một thực tế về sự khôi phục chính quyền của giới tài phiệt tại Ukraine.
Điều này gây ra những hậu quả chính trị khá lớn. Thật đáng tiếc là cuộc khủng hoảng ở Ukraine không chỉ là chưa thể kết thúc mà là chỉ mới bắt đầu"- ông Mikhail Saakashvili nhận định.
Còn nhớ, hôm 16/2, Quốc hội Ukraine đã thực hiện quy chế bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của Thủ tướng Yatsenuk. Tuy nhiên kết quả kiểm phiếu cho thấy bản kiến nghị chỉ nhận được 194 phiếu thuận so với 226 phiếu cần thiết tại quốc hội có 450 ghế của Ukraine.
Sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Cựu Thủ tướng Ukraine dưới thời Yushenko bà Yulia Tymoshenko cho rằng mỗi nghị sĩ trong Quốc hội nước này đã nhận khoảng 1 triệu USD để bỏ phiếu không miễn nhiệm Nội các của Thủ tướng Arseny Yatsenuk.
"Hôm nay, tại Quốc hội hầu như "phổ biến" thông tin mỗi lá phiếu không ủng hộ việc cách chức chính phủ đã được trả tới 1 triệu USD. Thật đáng sợ... đã xảy ra việc mua bán là phiểu hàng loạt.
Tôi lấy làm tiếc rằng Cơ quan phòng chống tham nhũng hay bất kỳ cơ quan chống tham nhũng nào khác của chúng ta không điều tra những chính khách, âm mưu và mafia này", Bà Tymoshenko nói.
Không chỉ mình Cựu Thủ tướng Ukraine, thời gian gần đây chính trường Ukraine liên tiếp xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn, bất đồng giữa chính phủ, quốc hội và người dân. Giới phân tích cho rằng, việc không được người dân ủng hộ và tình hình đất nước ngày càng trầm trọng đang trở thành mầm mống cho một cuộc đảo chính Maidan mới có thể sẽ xảy ra.
Đúng như cựu Tổng thống Gruzia dự đoán, chính trường Ukraine ngay sau đó đã đối diện với nhiều áp lực mới.
Thủ tướng Ukraine và Tổng thống nước này Petro Poroshenko.
Ngày 18/2, ông Oleh Berezyuk - một lãnh đạo của Đảng Tự lực (Samopomich) tuyên bố đảng này đã quyết định rời khỏi liên minh cầm quyền ở Ukraine.
Trước đó một ngày, Đảng Tổ quốc của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko cũng đã đưa ra quyết định tương tự với cáo buộc đây là một liên minh "giả tạo".
Ngoài ra, Tổng Công tố Ukraine Viktor Sokin hôm 19/2 cũng đã đệ đơn từ chức đến Văn phòng Tổng thống Poroshenko. Ông Sokin từng tuyên bố ông muốn thực hiện nhiều cải cách nhưng bị chính phủ và Quốc hội bác bỏ.
Bên cạnh đó, vụ kiện khoản nợ 3 tỷ USD mà Nga yêu cầu Ukraine phải trả liên quan tới chính quyền cũ đã bị lật đổ của nước này vẫn đang khiến chính quyền Ukraine nhận được sự chú ý.
Có thể thấy rằng Ukraine đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, người dân đã quá bức xúc với chính quyền.
Theo_Báo Đất Việt
Thái Lan bắt tay Nga Thái Lan đang bắt tay Nga, quyết tâm cự tuyệt Mỹ sau cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014. Thái Lan đẩy mạnh hợp tác với Nga Nga và Thái Lan đang xích lại gần nhau, sau khi quan hệ giữa Bangkok với Washington và phương Tây xấu đi nhanh chóng, sau cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014. Theo dự kiến, 2...