Thái Lan muốn là công xưởng xe điện ASEAN, Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ”
Báo cáo chung về chính sách cho xe điện của Bộ Công Thương đã chỉ rõ Việt Nam hầu như chưa có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện. Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia đã ban hành chính sách từ các năm trước.
Việt Nam hầu như chưa có chính sách hỗ trợ phát triển xe điện
Trong báo cáo về chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng xe ôtô điện, Bộ Công Thương cho biết, ở Việt Nam hiện nay, ngoài Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast đang sản xuất, lắp ráp xe buýt, ôtô điện, trên thị trường, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, lắp ráp ôtô điện.
Tính đến hết năm 2020, số lượng xe bán ra trên thị trường trên dưới 1000 xe, bao gồm Hybrid, Hybrid sạc ngoài và xe điện. Trong đó, xe Hybrid và Hybrid sạc ngoài chiếm 99%, xe điện chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng về trạm sạc còn thiếu, nguồn năng lượng cung cấp điện chủ yếu sử dụng từ nguồn nhiên liệu có độ phát thải CO2 cao, chiếm gần một nửa tổng sản lượng điện huy động, trong khi nguồn điện tạo ra từ năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 4,3% và đây lại được coi là nguồn điện không ổn định.
Việt Nam hầu như không có chính sách ưu đãi về xe điện. Ảnh: VinFast
Bên cạnh đó, Việt Nam hầu như chưa có chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam. Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng dầu thông thường (theo quy định của Luật số 106/2016/QH13 ngày 6.4.2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế).
Thái Lan, Indonesia muốn là công xưởng xe điện ASEAN
Trong khi Việt Nam còn đang thiếu và yếu những chính sách phát triển xe ôtô điện, thì các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia lại coi trọng phát triển dòng xe này và phấn đấu trở thành công xưởng xe điện của ASEAN.
Ở Thái Lan, từ năm 2016, Chính phủ nước này đã đưa ra lộ trình chung để phát triển xe điện và phê duyệt kế hoạch ưu đãi thuế đối với sản xuất xe điện. Đến năm 2036, Thái Lan đặt mục tiêu tăng số lượng ôtô điện lên 1,2 triệu chiếc và có 690 trạm sạc hoạt động trên cả nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng đã công bố thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt để khuyến khích phát triển xe điện. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phát triển xe điện hiện là 2%, giảm xuống từ 10% trước đây.
Video đang HOT
Một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chính sách xe điện cực kỳ ưu đãi là Indonesia. Tháng 8.2019, Tổng thống Indonesia ban hành Sắc lệnh số 55 về Chương trình tăng tốc phát triển xe điện cho giao thông đường bộ với ưu đãi đặc biệt cho xe điện nội địa hóa.
Chính phủ Indonesia bắt buộc thực hiện dần yêu cầu về hàm lượng nội địa cho ngành xe điện. Cụ thể, giai đoạn 2022 đến 2023, tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu hơn 40%, giai đoạn 2024 đến 2029 tối thiểu 60%, sau năm 2030, tối thiểu 80%.
Tháng 6.2019, hãng Toyota công bố kế hoạch sản xuất xe điện tại Indonesia trong vòng 4 năm và cam kết rót khoảng 2 tỉ USD để triển khai sản xuất xe hybrid (HEV) dành cho thị trường Indonesia và hướng xuất khẩu.
Ở Trung Quốc, ngay từ năm 2012, Chính phủ nước này thông báo mục tiêu sản xuất và doanh số của xe điện và xe hybrid là trên 500.000 xe vào năm 2015 và trên 5 triệu xe vào năm 2020.
Đến đầu năm 2019, Tesla khởi công nhà máy sản xuất xe điện trị giá 5 tỉ USD tại Thượng Hải, Trung Quốc. Giai đoạn đầu, cơ sở này có thể sản xuất 250.000 xe mỗi năm, gồm các dòng Model 3 và Model Y. Sau đó, công suất của nhà máy có thể tăng lên gấp đôi và xe điện từ Trung Quốc hiện được xuất đi châu Á và châu Âu.
Nhật Bản, cường quốc sản xuất xe hàng đầu thế giới, trong những năm qua đã đẩy mạnh việc sử dụng và phát triển xe hybrid (HEV) và nghiên cứu sâu hơn về các dòng xe sử dụng nguồn năng lượng bằng khí hydro (FCEV).
Trao đổi với Lao Động, ông Trương Đăng Tân – Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe quốc tế nhận định, công nghệ xe điện đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ. Vì vậy, cần có sự thay đổi trong chính sách.
“Trách nhiệm cụ thể ở đây là Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, họ là đơn vị tham mưu, nhưng làm chính sách rất chậm. Chính vì điều này khiến nhiều xe điện chất lượng thấp tràn vào Việt Nam và hủy hoại ngành công nghiệp xe điện nội địa. Bài học về thị trường xe đạp, xe máy điện những năm qua là một ví dụ.
Do buông lỏng cho xe đạp và xe máy điện chất lượng thấp tràn ngập thị trường, người tiêu dùng đã quay lưng với sản phẩm này, trở lại sử dụng xe máy chạy xăng. Đó là bài học sâu sắc, cần phải rút kinh nghiệm”, ông Tân nói.
Khuyến khích phát triển ô tô điện tại Việt Nam
Để phát triển sản xuất và sử dụng xe ô tô điện, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ô tô điện VinFast VF e34 đã được chính thức mở bán tại Việt Nam. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Theo Bộ Công Thương, hiện nay các dòng xe điện hóa chưa phổ biến tại Việt Nam. Để thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng dòng xe này, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng ưu đãi thuế nhằm khuyến khích phát triển xe điện ở Việt Nam.
Số liệu thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, số lượng xe điện hóa (hybrid - kết hợp hoạt động giữa động cơ đốt trong và động cơ điện, plug-in hybrid - hybrid sạc pin bằng cách cắm vào nguồn điện và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít, năm 2019 là 140 xe, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết quý I/2021 là 600 xe.
Thế nhưng, tất cả các xe này đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid và xe điện chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hiện nay tại Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào ngoài Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast đang hoạt động sản xuất, lắp ráp xe điện. Nhìn chung, hiện nay các dòng xe điện hóa chưa phổ biến tại Việt Nam.
Do đó, để phát triển sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng ưu đãi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trong thời hạn nhất định (5 năm) để khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam.
Bên trong ô tô điện VinFast VF e34. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Theo Bộ Công Thương, hiện tại, ngay trong khu vực ASEAN, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đang chạy đua sản xuất, từng bước thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển xe điện.
Cụ thể, tại Thái Lan, năm 2016, Chính phủ nước này công bố lộ trình phát triển xe điện hóa và áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho sản xuất xe điện hóa. Mục tiêu của Thái Lan là đến năm 2036 sẽ tăng được lượng xe điện lên 1,2 triệu chiếc và có 690 trạm sạc điện trên toàn quốc.
Theo kế hoạch này, các dự án đầu tư sản xuất xe BEV (xe điện hoàn toàn) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5-8 năm. Đối với các nhà sản xuất, nếu sản xuất được từ linh kiện chính thứ 2 của xe điện sẽ được miễn thuế thêm một năm cho linh kiện tiếp theo nhưng không quá 10 năm. Các nhà sản xuất PHEV (xe Hybrid sạc ngoài) được ưu đãi ít hơn là 3 năm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị.
Các nhà sản xuất các linh kiện chính, tương tự như đối với xe BEV, sẽ được hưởng thêm một năm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho mỗi linh kiện, tối đã không quá 6 năm. Các dự án đầu tư sản xuất xe Hybrid được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị có liên quan.
Xe VinBus điện thông minh đầu tiên đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Mặt khác, các dự án xe buýt điện được miễn thuế nhập khẩu cho máy móc, thiết bị và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm. Các ưu đãi cho sản xuất linh kiện chính cho xe Hybrid và thời hạn áp dụng tối đa giống như đối với xe PHEV.
Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng công bố các thay đổi đối với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt để khuyến khích phát triển xe điện hóa. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện hoàn toàn hiện là 2%, trước đây là từ 10%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe HEV và xe PHEV cũng được giảm, phụ thuộc vào mức độ phát thải.
Đối với ô tô chở người phát thải CO2 dưới 100g/km, thuế suất giảm từ 10% xuống 5%; đối với xe phát thải CO2 dưới 150g/km, thuế suất giảm từ 20% xuống 10%. Mức thuế suất cao nhất đối với xe điện là 12,5% dành cho những xe phát thải dưới 200g/km (giảm từ 25% xuống).
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô điện, Chính phủ Thái Lan đã quy định 10 linh kiện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm, gồm pin, hệ thống sạc thông minh, bộ chuyển đổi DC/DC, động cơ điện, phần mềm quản lý pin, bộ biến tần, bộ sạc điện di động và bộ ngắt mạch điện.
Trong khi đó, tại Indonesia, ngày 12/8/2019, Tổng thống nước này đã ban hành Sắc lệnh số 55 về Chương trình tăng tốc phát triển xe điện cho giao thông đường bộ ("PR 55/2019").
PR 55/2019 được ban hành như một nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm phát thải khí nhà kính ở nước này.
Sắc lệnh này cũng nhằm mục đích mang lại khuôn khổ pháp lý dài hạn và sự chắc chắn về mặt pháp lý cho ngành công nghiệp xe điện ở Indonesia.
Trên cơ sở khả năng sản xuất xe điện trong nước hiện nay, Chính phủ Indonesia bắt buộc thực hiện dần dần yêu cầu về hàm lượng nội địa cho ngành công nghiệp sản xuất xe điện và cụm linh kiện xe điện theo lộ trình.
Các ưu đãi tín dụng dành cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hưởng gồm miễn thuế nhập khẩu đối với xe điện ở dạng rời rạc hoàn toàn (CKD) hoặc rời rạc không hoàn toàn (IKD) và đối với các cụm linh kiện chính của xe điện với số lượng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Đồng thời giảm hoặc miễn thuế bán hàng đối với hàng xa xỉ; giảm hoặc miễn thuế do chính quyền vùng hoặc chính quyền trung ương ban hành, bao gồm việc giảm hoặc miễn thuế xe cơ giới và chuyển quyền sở hữu xe cơ giới.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc, vật tư và thiết bị sử dụng để sản xuất xe điện; ưu đãi cho sản xuất thiết bị trạm sạc xe điện; ưu đãi về phí đỗ xe do chính quyền khu vực ban hành./.
Đức sắp đạt mục tiêu 1 triệu ôtô điện chạy trên đường Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier vừa cho biết Đức sắp đạt được mục tiêu một triệu chiếc xe điện chạy trên đường, nhờ chính sách hỗ trợ mua xe điện của chính phủ. Thủ tướng Angela Merkel giới thiệu một dòng xe điện của Đức "Chúng tôi sẽ đạt mục tiêu một triệu ô tô điện vào tháng 7 năm 2021",...