Thái Lan: Ly rượu độc cho Trung Quốc?
Cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới. Nó không chỉ có tác động đến tình hình xã hội của Thái Lan mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến địa chính trị toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Bà Yingluk giờ nghĩ gì về Bắc Kinh?
Mỹ phải quay lưng theo kiểu của Mỹ
Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã dùng những từ khó nghe để mô tả về tình hình ở Thái Lan.
Ông kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho các quan chức bị giam giữ, kết thúc việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và “ngay lập tức tổ chức cuộc bầu cử”. Bình luận của ông Hagel được đưa ra 1 ngày sau khi nhà lãnh đạo cuộc đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha đặt lộ trình cho cuộc cải cách chính trị, với cuộc bầu cử “trong vòng 15 tháng”.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng “tất cả đòn bẩy chính trị, đòn bẩy kinh tế” để gây áp lực với chính quyền quân sự Thái Lan trả lại quyền cho nhân dân (chế độ dân chủ).
Thái Lan từ lâu đã quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, họ là một trong những đồng minh tin cậy của Mỹ ở Đông Nam Á. Nhưng nhiều người bảo hoàng ở Thái bây giờ cảm thấy rằng Mỹ đã bỏ rơi họ.
Sau khi Kristie Kenney – Đại sứ Mỹ tại Thái Lan chỉ trích cuộc đảo chính, một chiến dịch truyền thông xã hội do những người bảo hoàng Thái phát động – đã kêu gọi triệu hồi đại sứ từ Washington về nước.
Video đang HOT
Khunying Songsuda Yodmani, con gái của cựu quân sự độc tài thân Mỹ Thanom Kittikachorn, cũng đã lên án Mỹ “can thiệp” vào công việc nội bộ của Thái Lan và kêu gọi, Bộ Ngoại giao Mỹ “tôn trọng các đồng minh, đối xử với họ bình đẳng chứ không phải là thuộc địa của Mỹ”.
Những rạn nứt này cho thấy Mỹ và chính quyền quân sự – những người theo đường lối bảo hoàng tại Thái Lan có mâu thuẫn nghiêm trọng, không chấp nhận cách làm việc của nhau.
Trong một động thái khác, chính quyền Bắc Kinh lại tranh thủ cơ hội liên tiếp ghi điểm với chính quyền quân sự mới tại Thái Lan. Dường như Bắc Kinh muốn lợi dụng rạn nứt giữa Thái Lan và Mỹ để nhảy vào giành lấy ảnh hưởng. Không ít chuyên gia của Bắc Kinh nghĩ rằng đó là một nước cờ khôn ngoan, ngư ông đắc lợi.
Ly rượu độc đang chờ Bắc Kinh
Những động thái nào cho thấy Trung Quốc đang vỗ về chính phủ quân sự Thái Lan? Trung Quốc tỏ ra sốt sắng khi lãnh đạo quân sự của Thái Lan đến thăm Bắc Kinh vào ngày 11 đến 13.6 để tham khảo ý kiến các đối tác Trung Quốc về “hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quân sự, đào tạo và phát triển các loại vũ khí”.
Theo tờ báo được cho là bảo thủ Thái Naew Na, các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng “Trung Quốc coi các vấn đề chính trị của Thái Lan là một vấn đề nội bộ và rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp.
Còn tại một cuộc họp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Trung Quốc ngày 6.6, nhà lãnh đạo cuộc đảo chính Prayuth Chan-ocha tuyên bố Thái Lan bây giờ là một” đối tác toàn diện của Trung Quốc”.
Chính quyền quân sự Thái Lan tìm đến Trung Quốc sau khi bị Mỹ quay lưng.
Chính quyền quân sự Thái Lan tìm đến Trung Quốc vì họ bị Mỹ quay lưng. Còn Trung Quốc ôm vội Thái Lan vào là vì sao?
Trung Quốc đang bị cô lập tại Đông Nam Á, bị ASEAN nhìn với ánh mắt nghi ngờ sau những động thái liên tục gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines; tuyên bố chủ quyền với 90% biển Đông đè lên vùng biển không chỉ của Việt Nam, Philippines mà còn của cả Malaysia, Brunei và Indonesia.
Ngay cả một đồng minh thân cận trước đây là chính quyền quân sự Myanmar là cũng quay lưng với Trung Quốc. Do vậy, khi có cơ hội kết thân với Thái Lan thì Trung Quốc phải tỏ ra sốt sắng.
Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc trong việc sốt sắng với Thái Lan sẽ khiến họ đánh mất không ít. Campuchia, vốn có những khúc mắc với Thái Lan, sẽ phải xem lại quan hệ với Bắc Kinh. Gia đình Thaksin, vốn thân thiết trong mối quan hệ với Trung Quốc, cũng phải thay đổi cách nhìn tin cậy bấy lâu mà họ dành cho Bắc Kinh.
Cho dù Trung Quốc có được cái bắt tay chặt với chính quyền quân sự tại Thái Lan, nhưng không ai bắt tay từ sáng đến tối. Sớm hay muộn, chính quyền quân sự cũng phải nhường chỗ cho chính quyền dân sự và Thái Lan cũng sẽ quay lại với giá trị ngoại giao cũ của họ (với Mỹ và ASEAN). Khi đó, Trung Quốc còn được ai đón tiếp ở ASEAN?
Chỉ khi nào Trung Quốc chơi đẹp, biết tôn trọng luật pháp quốc tế thì chẳng cần sốt sắng vồ vập, họ cũng sẽ được tất cả chào đón. Khi Bắc Kinh chạm ly với chính quyền quân sự Thái Lan, họ cùng nhấp men rượu nhưng phải sau một thời gian mới biết nó có đắng hay không?
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc lần đầu tham gia tập trận hải quân với Mỹ
Trung Quốc hôm nay 9/6 xác nhận rằng nước này sẽ lần đầu tham gia một cuộc tập trận hải quân lớn do Mỹ chủ trì trong tháng này, cử 4 tàu tới cuộc diễn tập, bất chấp những ngờ vực sâu sắc giữa quân đội hai nước.
Một tàu chiến của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận mang tên "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC), được mệnh danh là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, tổ chức 2 năm một lần. 22 quốc gia và hơn 40 tàu chiến cùng tàu ngầm các loại đã tham gia cuộc tập trận được tổ chức ngoài khoai Hawaii hồi năm 2012.
Không phải tất cả các quốc gia tham gia RIMPAC là đều là các đồng minh hiệp ước với Mỹ. Các nước tham gia trong cuộc tập trận lần trước bao gồm cả Nga và Ấn Độ.
Nhưng Trung Quốc chưa từng tham gia RIMPAC, mặc dù nước này đã cử các quan sát viên tới cuộc tập trận vào năm 1998. Giới chức Mỹ cho biết hồi tháng 3 rằng Trung Quốc đã chấp nhận lời mời của Lầu Năm Góc.
Tờ nhật báo chính thức của quân đội của Trung Quốc ngày 9/6 dẫn lời một phát ngôn viên hải quân cho biết đây là lần đầu tiên hải quân nước này tham gia một cuộc tập trận chung do Mỹ tổ chức.
Ngoài 2 tàu chiến, một tàu tiếp tế và một tàu bệnh viện, 2 trực thăng cũng sẽ được cử tới cuộc tập trận.
Tờ báo trên cho biết, các hoạt động diễn tập mà hải quân Trung Quốc sẽ tham gia bao gồm tập trận nã pháo, các hành động an ninh hàng hải, diễn tập tàu chiến biển, trao đổi thuốc men quân sự, hỗ trợ nhân đạo, giảm thiểu thảm họa và diễn tập lặn. Một diễn đàn y tế cũng sẽ được tổ chức cho phía Trung Quốc và Mỹ, với các chuyến thăm qua lại của các tàu đôi bên.
Tập trận RIMPAC dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 6 tại vùng biển gần đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Singapore và Brunei cũng sẽ cử các tàu tới tham dự.
Động thái trên của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông và Hoa Đông, và Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng quân sự và công nghệ mạng của Trung Quốc.
Hồi tuần trước, Bộ quốc phòng Mỹ đã chỉ trích một báo cáo của Lầu Năm Góc, trong đó nói rằng ước tính chi tiêu quốc phòng thực tế của Bắc Kinh trong năm 2013 vượt mức 145 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 119,5 tỷ USD mà Bắc Kinh công bố, và cảnh báo rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa quân đội.
Theo Dantri
Washington Post: Mỹ cần hành động để ngăn cản tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông Tờ báo này cho rằng Mỹ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngày 1/5 đã bắt đầu đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dàn khoan này của Trung Quốc được hơn 70...