Thái Lan lên kế hoạch mở lại các cửa khẩu ở vùng cực Nam để thúc đẩy du lịch
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch mở lại các cửa khẩu ở vùng cực Nam của nước này vào ngày 16/12 tới nhằm thúc đẩy du lịch trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày đang giảm xuống.
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Ratchada Thanadirek ngày 13/11 cho biết việc tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các tỉnh Songkhla, Pattani, Yala và Narathiwat đã được đẩy nhanh với mục tiêu ít nhất 60% cư dân được tiêm mũi đầu tiên. Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đang lên kế hoạch mở lại cửa khẩu Sadao ở tỉnh Songkhla, cửa khẩu Sungai Kolok ở tỉnh Narathiwat, cửa khẩu Betong ở tỉnh Yala và cửa khẩu Wang Prachan ở tỉnh Satun vào ngày 16/12 nhằm thúc đẩy khu vực du lịch ở miền Nam Thái Lan.
Đến nay, Thái Lan đã mở lại 46 cửa khẩu, trong khi vẫn còn 51 cửa khẩu đóng cửa do đại dịch COVID-19.
Hai tuần sau khi mở cửa trở lại cho khách quốc tế đã tiêm phòng đầy đủ đến Thái Lan bằng đường hàng không mà không phải cách ly, ngành du lịch nước này đang có dấu hiệu phục hồi, cho dù lượng du khách thấp hơn dự kiến. Để giúp các nhà khai thác ổn định trở lại, các doanh nghiệp đang thúc giục chính phủ giảm bớt các quy định nhập cảnh, nới lỏng hơn nữa các quy định phòng chống COVID-19 và tung ra các gói tài chính nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này.
Thái Lan đã đặt ra mục tiêu tiêm chủng mới cho năm 2021, sau khi thông báo sẽ sớm đạt mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 11 này, sớm hơn một tháng so với kế hoạch. Quốc gia Đông Nam Á này sẽ mua được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà chính phủ đề ra vào tháng 4. CCSA đặt mục tiêu mới trước cuối năm nay 80% dân số Thái Lan được tiêm ít nhất một mũi vaccine và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.
Video đang HOT
Du lịch đóng góp 3.000 tỷ baht (91,5 tỷ USD) cho nền kinh tế Thái Lan vào năm 2019, chiếm 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó 2.000 tỷ baht đến từ khách du lịch nước ngoài (chiếm 12% GDP) và 1.000 tỷ baht từ du lịch nội địa (chiếm 6% GDP). Năm ngoái, lượng khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan đạt 6,7 triệu lượt, mang lại doanh thu khoảng 300 tỷ baht (9,15 tỷ USD).
Ngành du lịch Thái Lan kỳ vọng số lượng khách quốc tế sẽ đạt mức 10-15 triệu lượt vào năm 2022 cùng với 160 triệu chuyến đi nội địa, tạo ra tổng doanh thu 1.500 tỷ baht (45,7 tỷ USD), tương đương 50% doanh thu của năm 2019.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, sáng 14/11 nước này ghi nhận 7.079 ca mắc mới cùng 47 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 2.018.410 ca, trong đó 1.902.846 bệnh nhân đã bình phục và 20.031 ca tử vong. Thái Lan ghi nhận số ca mắc mới cao nhất vào ngày 13/8 với 23.418 ca, trong khi số ca tử vong theo ngày cao kỷ lục là 312 ca ghi nhận ngày 18/8.
Thái Lan ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất
Theo Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan, ngày 17/8, nước này đã ghi nhận thêm 239 ca tử vong do COVID-19, mức trong ngày cao nhất kể từ trước tới nay tại nước này, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh lên 7.973 ca.
Thái Lan cũng ghi nhận thêm 20.128 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 948.442 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Pattani, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù số ca mắc COVID-19 vẫn trên 20.000 ca/ngày, nhưng ngày 17/8 cũng là ngày thứ tư liên tiếp, số ca mắc mới duy trì đà giảm, làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp phong toả từng phần như hạn chế đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm và áp đặt các lệnh giới nghiêm vào ban ngày và ban đêm tại những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực đảm bảo có thêm vaccine ngừa COVID-19 và đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng nhằm tạo được miễn dịch cộng đồng. Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% trong tổng số gần 70 triệu dân của nước này vào cuối năm nay. Theo CCSA, tính tới ngày 16/8, Thái Lan đã sử dụng hơn 24 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 7,4% trong tổng dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.
Trong khi đó, cùng ngày, Philippines ghi nhận thêm 10.035 ca mắc và 96 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.765.675 ca, trong đó có 30.462 ca tử vong.
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số ca mắc mới trung bình hằng ngày ở nước này đã lên tới gần 13.000 ca từ ngày 10-16/8. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 16,5 triệu người trong tổng số 110 triệu dân của nước này.
Trong khi đó, Bộ Y tế Indonesia đã thống nhất mức giá xét nghiệm PCR trên cả nước sau một thời gian dài xảy ra tình trạng chi phí xét nghiệm PCR ở các khu vực chênh lệch quá lớn từ 500.000-1.000.000 rupiah (khoảng 34,8 USD - 70 USD).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Giám đốc Cơ quan Dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Indonesia, ông Abdul Kadir cho biết bộ này đã thống nhất mức giá xét nghiệm PCR là 495.000 rupiah đối với các khu vực ở đảo Java-Bali và 525.000 rupiah với các khu vực bên ngoài đảo Java-Bali. Ngoài ra, thời gian trả kết quả xét nghiệm PCR nhiều nhất là 24 giờ sau đó. Trước đó, có những nơi, việc trả kết quả xét nghiệm PCR kéo dài đến 6-8 ngày.
Cùng ngày, quan chức Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết một trong những nguyên nhân khiến số liệu thống kê số ca mắc mới COVID-19 trong ngày thấp đi là do số lượng xét nghiệm PCR, xét nghiệm nhanh COVID-19 giảm đáng kể. Trong hai ngày 15-16/8, cả nước ghi nhận chưa đến 100.000 trường hợp đi xét nghiệm. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến việc thống kê số liệu ca mắc mới COVID-19 trong ngày tại Indonesia.
Liên quan tới chương trình tiêm phòng ngừa COVID-19, Bộ Y tế Indonesia thông báo đặt mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 8 này, phù hợp với số lượng lớn vaccine nước này vừa tiếp nhận.
Phát biểu họp báo tối 16/8, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin bày tỏ lạc quan rằng mục tiêu tiêm vaccine nói trên là khả thi vì hiện các nhân viên y tế nước này đã tiêm được 1,6 triệu mũi trong ngày 15/8. Sự lạc quan này ngày càng có cơ sở hơn khi Indonesia từng mất tới 7 tháng (từ ngày 13/1 đến ngày 8/7) để đạt mốc 50 triệu mũi tiêm, nhưng đã đạt 30 triệu mũi tiêm chỉ từ ngày 9/7 đến ngày 15/8.
Mặt khác, về cung ứng vaccine, Indonesia mất tới 7 tháng để có được 90 triệu liều vaccine, song chỉ trong một tháng qua, nước này đã tiếp được thêm 70 triệu liều vaccine.
Theo số liệu thống kê cập nhật đến 16/8, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ nhất cho 54.382.680 người, trong khi 28.524.986 người khác đã được tiêm đầy đủ hai mũi. Indonesia triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia từ ngày 13/1.
Thế giới ghi nhận 186 triệu ca mắc, trên 4 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/7, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đã vượt qua 186 triệu ca, trong khi số ca tử vong hiện là 4.020.561 ca. Hơn 170 triệu người đã phục hồi và 77.869 người đang trong tình trạng nguy kịch. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại...