Thái Lan lên kế hoạch mở cửa trở lại biên giới với Malaysia
Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch mở cửa trở lại biên giới với Malaysia vào tháng tới nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi ngành du lịch và kinh tế ở các tỉnh vùng cực Nam nước này.
Lực lượng biên phòng Thái Lan tại trạm kiểm soát ở tỉnh Narathiwat, giáp giới với Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 14/2, phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn lời phó phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cũng như trung tâm điều hành khẩn cấp về du lịch và thể thao vạch ra các biện pháp để mở lại các cửa khẩu ở Songkhla, Yala, Narathiwat và Satun.
Tiếp theo chính sách của Chính phủ Thái Lan lập “bong bóng” du lịch với Malaysia, khách du lịch từ quốc gia láng giềng này sẽ được phép nhập cảnh Thái Lan theo chương trình “Test & Go” (Xét nghiệm và Lên đường) mà không cần cách ly khi đến nước này. Tuy nhiên, du khách vẫn cần phải thực hiện hai lần xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR sau khi đến Thái Lan.
Theo bà Rachada, Thủ tướng Prayut đã bày tỏ tin tưởng Thái Lan sẽ vẫn là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới bất chấp đại dịch COVID-19. Chính phủ Thái Lan sẽ hỗ trợ các nỗ lực phục hồi ngành du lịch, chú trọng đến sức khỏe và an toàn cộng đồng.
Trong khi đó tại Bangladesh, ngày 13/2, Thủ tướng nước này Sheikh Hasina cho biết các cơ sở giáo dục sẽ mở cửa trở lại vào cuối tháng này nếu tình hình dịch COVID-19 ở nước này được dự báo sẽ có nhiều cải thiện.
Theo Thủ tướng Hasina, nhiều học sinh đã không được đến trường học và tiếp xúc với bạn bè trong thời gian Bộ Giáo dục triển khai hình thức học trực tuyến. Bà nêu rõ: “Chúng tôi hy vọng rằng tình hình sẽ thay đổi (được cải thiện) vào cuối tháng này và sau đó chúng tôi có thể mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục”.
Trước đó, ngày 3/2, Chính phủ Bangladesh thông báo việc đóng cửa các trường học ở nước này sẽ kéo dài đến ngày 20/2.
Để phòng chống dịch bệnh, chính quyền Bangladesh đã phát động các chương trình tiêm chủng tăng cường và đã bắt đầu áp đặt các quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Cùng ngày 14/2, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo đang xem xét yêu cầu học sinh mẫu giáo và tiểu học thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 ở nhà trước khi đến trường với tần suất 2 lần/tuần. Yêu cầu này có thể được thực hiện từ tháng 3 tới.
Video đang HOT
COVID-19 tại ASEAN hết 24/1: Số ca bệnh tại Singapore tăng cao; Thái Lan tiêm mũi vaccine thứ 4
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 24/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.930 ca mắc mới COVID-19 và 243 ca tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Tới hết ngày 24/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á đã vượt 16.217.833 trường hợp và 312.366 ca tử vong. Trong ngày 24/1, Philiippines có số ca mắc mới cao nhất khu vực (trên 24.000 ca), còn Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (165 ca).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và nhất là số ca mắc mới tăng vọt trong khu vực.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy nhiên, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đều giảm đáng kể.
Ngày 24/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới ở mức cao và dẫn đầu toàn khối với 24.938 ca bệnh. Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á với trên 14.362 ca mắc mới. Singapore cùng ngày chứng kiến số ca mắc tăng vọt, với trên 3.000 người mắc virus.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 24/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 13 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 40 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 130.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua duy nhất 1 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư tại 10 tỉnh
Chính phủ Thái Lan đang tăng cường triển khai mũi tiêm ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân tại các địa phương có ngành du lịch là mũi nhọn trong bối cảnh tháng tới, quốc gia Đông Nam Á này chuẩn bị mở cửa trở lại các đường biên giới.
Ngày 23/1, bà Rachada Dhnadirek, phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan, cho biết Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã có kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ 4 cho 2,5 triệu người, bao gồm cả người dân Thái Lan và người nước ngoài, tại 10 tỉnh, trong đó có 4 tỉnh phụ thuộc vào du lịch (Phuket, Surat Thani, Krabi và Phangnga) và 6 tỉnh khác là các điểm du lịch hoặc có tỷ lệ lây nhiễm tương đối cao (Bangkok, Chonburi, Samut Prakan, Nonthaburi, Kanchanaburi và Pathum Thani).
Bộ trên cho biết loại vaccine sẽ sử dụng cho mũi thứ 4 là vaccine của hãng AstraZeneca và Pfizer/BioNTech và áp dụng đối với những người đã tiêm mũi vaccine thứ 3 ít nhất 3 tháng. Trước đó, cơ quan trên chỉ có kế hoạch tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 này cho các nhân viên y tế và sức khỏe cộng đồng cũng như những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Người dân thăm trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan, ngày 24/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan nằm trong số ít các quốc gia bao gồm Chile và Israel đang triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4. Đến nay, nước này đã tiêm hơn 800.000 mũi vaccine thứ 4, hầu hết cho các nhân viên y tế và những người thuộc nhóm nguy cơ cao. Các quan chức Thái Lan cho biết việc triển khai kế hoạch trên sẽ hỗ trợ nỗ lực đảm bảo an toàn cho các cộng đồng địa phương và mở cửa trở lại ngành du lịch của nước này.
Từ ngày 1/2 tới, Thái Lan nối lại chương trình du lịch "Test & Go" (Xét nghiệm và Lên đường) vốn đã thu hút khoảng 350.000 lượt du khách trong 2 tháng vừa qua trước khi bị tạm dừng do lo ngại nguy cơ lây lan mạnh biến thể Omicron.
Trong 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận 7.139 ca mắc mới COVID-19 và 13 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 2.384.639 ca và 22.045 trường hợp không qua khỏi tính từ đầu đại dịch. Đến nay, khoảng 17% trong tổng số gần 70 triệu người dân Thái Lan đã tiêm 3 mũi vaccine, trong khi đó 69% đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ bản.
Người dân Lào đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19. Ảnh: THX
Lào đạt mục tiêu tiêm chủng trong năm 2021
Bộ Y tế Lào cho biết nước này đã đạt được kết quả tốt trong chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 trong năm 2021. Chính phủ đã đạt được mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 50% dân số vào cuối năm 2021 để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh, tuy nhiên, thách thức vẫn còn và cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm để một bộ phận dân số lớn hơn được tiêm chủng trong 2022.
Tờ Vientine Times số ra ngày 24/1 dẫn lời Cục trưởng Cục Vệ sinh và Nâng cao sức khỏe, Bộ Y tế, Tiến sĩ Phonepaseuth Ounaphom cho biết Lào đã đạt được tiến bộ tốt trong năm 2021 theo Kế hoạch triển khai và tiêm chủng quốc gia. Nhiều người trong các nhóm ưu tiên đã được tiêm chủng đầy đủ, bao gồm trẻ em từ 12 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và những lao động thiết yếu như giáo viên...
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/ TTXVN
Để tăng cường độ bao phủ vaccine trong năm 2022, phấn đấu đạt mục tiêu ít nhất 80% dân số được tiêm chủng trong năm 2022, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thành lập thêm các trung tâm tiêm chủng tại các trạm y tế cộng đồng và ở các thôn bản để người dân địa phương dễ dàng tiếp cận hơn.
Bộ cũng kêu gọi những người chưa tiêm chủng, những người chưa tiêm đủ nên đi tiêm phòng để giảm thiểu tác động đến sức khỏe của bản thân, mọi người và nền kinh tế. Tính tới ngày 21/1, tỉ lệ tiêm phòng mũi 1 vaccine ngừa COVID-19 của Lào đạt 63,58%, trong khi mũi 2 đạt 53,02% dân số.
Liên quan tới tình hình COVID-19, Bộ Y tế Lào ngày 24/1 cho biết trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận 340 ca mắc mới và 1 ca tử vong, thấp nhất trong nhiều tháng qua tại Lào. Tính tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 130.293 ca, trong đó có 527 ca tử vong.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/1: Philippines lại có ca mắc cao chưa từng thấy; Campuchia chuẩn bị tiêm mũi 4 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 58.171 ca mắc COVID-19 và 242 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.255.431 ca, trong đó 307.803 người tử vong. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN Trong ngày 9/1,...