Thái Lan không nhận tài trợ của Trung Quốc bất chấp trì hoãn thi công đường sắt cao tốc
Thái Lan đã lựa chọn không nhận tiền tài trợ của Trung Quốc cho tuyến đường sắt cao tốc 5,4 tỷ USD mặc dù dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến kinh tế nước này kéo theo trì hoãn trong thi công công trình.
Đoàn tàu hoạt động trên tuyến đường sắt cao tốc nối giữa thành phố Côn Minh của Trung Quốc với Vientiane tại Lào. Ảnh: Reuters
Hằng ngày, tàu cao tốc di chuyển giữa thủ đô Vientiane của Lào đến thành phố Boten ở biên giới với Trung Quốc vẫn đều đặn vận chuyển người và hàng hóa qua quãng đường 414 km. Tuyến đường sắt cao tốc này đi vào hoạt động từ tháng 12/2021 và hoàn thành sau 5 năm thi công. Tại Đông Bắc Thái Lan, một tuyến đường sắt cao tốc tương tự cũng được thi công để nối với phần trên lãnh thổ Lào.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá tuyến đường sắt cao tốc này nằm trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh hướng tới kết nối thương mại và du lịch Trung Quốc với Đông Nam Á. Nhưng sẽ cần tối thiểu một thập niên để Vientiane và Bangkok, cách nhau 600 km, có thể kết nối nhờ tuyến đường sắt cao tốc.
Tuyến đường sắt cao tốc xây dựng tại lãnh thổ Thái Lan dự kiến bao gồm 3 phần là Bangkok-Nakhon Ratchasima dài 253 km, Nakhon Ratchasima- Nong Khai dài 356 km và Nong Khai đến Vientiane (Lào) dài 16 km.
Năm 2016, chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha kết luận rằng Thái Lan sẽ chi tiền cho đoạn đường sắt trên lãnh thổ của họ, trong đó Trung Quốc chỉ hỗ trợ kỹ thuật và thiết kế. Bangkok đã ký kết thỏa thuận năm 2017 với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong đó bao gồm một hợp đồng chi tiết về thiết kế kỹ thuật và thuê cố vấn Trung Quốc.
Thỏa thuận được ký kết sau nhiều năm đàm phán giữa Thái Lan và Trung Quốc. Như vậy, không giống như tuyến đường sắt cao tốc 414 km tại Lào với 70% chi phí thi công xuất phát từ Trung Quốc và các khoản vay thì giai đoạn đầu tuyến đường sắt cao tốc tại Thái Lan dự kiến tốn 5,4 tỷ USD sẽ lấy nguồn vốn từ trong nước.
Chính phủ Thái Lan ước tính tuyến đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026. Tuy nhiên, những thách thức tài chính của Thái Lan cùng đại dịch COVID-19 có thể tác động đến lịch trình xây dựng. Tuyến đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima được kỳ vọng đi vào hoạt động từ năm 2026 nay bị đổi thành 2029.
Video đang HOT
Nền kinh tế Thái Lan đã chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch. Các kế hoạch kích thích và cứu trợ đã giúp đổ tiền vào nền kinh tế nhưng kèm theo cái giá phải trả là nợ công tăng và người dân đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn
Giáo sư Pavida Pananond tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok nhận định việc trì hoãn trong xây dựng đường sắt cao tốc có thể đội chi phí thi công và ảnh hưởng đến tình hình phát triển của các ngành khác có thể hưởng lợi từ công trình này.
Ông Termsak Chalermpalanupap tại Viện ISEAS – Yusof Ishak ở Singapore đánh giá: “Không may là trong 2 năm qua, chính phủ Thái Lan đã chi nhiều tiền để giải quyết các vấn đề khẩn cấp khác nhau xuất phát từ dịch COVID-19. Do vậy, Thái Lan không còn nhiều kinh phí dành cho dự án đường sắt cao tốc”.
Theo ông Termsak, dự án ưu tiên hiện nay của Thái Lan lại là tuyến đường sắt nối giữa 3 sân bay Don Muang, Suvannabhumi và U-tapao. Đây được coi là dự án tiêu điểm trong dự án cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế phía Đông của chính phủ Thái Lan.
Giảng viên Panitda Saiyarod tại Đại học Chiang Mai cho rằng thỏa thuận đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc với Lào và Thái Lan có khác biệt. Theo bà Panitda Saiyarod, quãng thời gian đàm phán dài và việc Thái Lan quyết định tự lực kinh phí xây dựng cho thấy quá trình đàm phán giữa Bắc Kinh cùng Bangkok phức tạp hơn giữa Bắc Kinh và Vientiane.
Ông Termsak Chalermpalanupap bổ sung: “Trung Quốc không còn ở vị trí cung cấp mọi nguồn chi phí cho các dự án Vành đai Con đường như từ đầu”.
Vấn đề thâm hụt thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc có thể là một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc cấp vốn cho tuyến đường sắt cao tốc. Ông James Guild tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam trụ sở ở Singapore nhận định sẽ tốt hơn nếu Thái Lan “giảm tốc độ và quan sát tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào hoạt động như thế nào trong vài năm tới”.
Theo ông James Guild, Thái Lan không muốn chi hàng tỷ USD cho một tuyến đường sắt cao tốc ở thời điểm tài chính công eo hẹp và sau đó kết quả là trong vài năm tới nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên.
Đường sắt 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc bị 'tắc' tại Thái Lan
Kế hoạch của Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á chạy qua bán đảo Trung Ấn (Đông Dương) đang gặp phải trở ngại lớn, khi phần dự án tại Thái Lan bị ách lại do khác biệt về ưu tiên, lợi ích giữa hai nước.
Thái Lan không thực sự vồn vã trước dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI. Ảnh: AP
Một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh đối với khu vực đã được hiện thực hóa trong tháng 12 vừa qua, khi tuyết đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc chính thức đi vào vận hành. Dự án có trị giá 6 tỉ USD này nằm trong tổng thể sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và do Trung Quốc tài trợ, đóng góp hơn 70% vốn. Mọi khâu từ thiết kế, tới xây dựng, hệ thống tín hiệu, kinh nghiệm quản lý vận hành đều do phía Trung Quốc đảm nhận.
Tuyến đường sắt xuyên Á được công bố lần đầu tiên vào năm 2010 và bắt đầu thành hình rõ nét vào năm 2013 khi Bắc Kinh công bố kế hoạch kết nối đường sắt giữa Côn Minh, tỉnh Vân Nam với Singapore. Phần dự án xây dựng tại Lào chính bắt đầu được triển khai từ năm 2016.
Trung Quốc từ lâu muốn hướng đến mục tiêu đi đầu trong xây dựng mạng lưới đường sắt tại Đông Nam Á. Mục đích chính của Bắc Kinh là tạo ra một tuyến đường vận tải trên đất liền có thể thay thế cho các tuyến vận tải biển đi qua Biển Đông và eo biển Malacca. Để chiến lược này có hiệu quả, Trung Quốc cần Thái Lan hợp tác vì từ Thái Lan mới vươn được tới Malaysia và Singapore.
Một số chuyên gia tại Thái Lan đang kêu gọi chính phủ nước này hành động nhanh hơn để kết nối Thái Lan với Lào bằng một tuyến đường sắt cao tốc. Tuy nhiên, chính quyền dường như tỏ ra chưa thực sự mặn mà.
Thực chất, Trung Quốc muốn xây dựng tuyến đường sắt dài 608 km, nối Bangkok với tỉnh đông bắc Nong Khai và vươn sang thủ đô Viêng Chăn của Lào. Tuyến đường được thiết kế để tàu chở hàng, chở khách có thể chạy với tốc độ tối đa là 180 km/giờ. Để hoàn tất mục tiêu này, Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận với Bangkok vào năm 2015. Chính phủ Thái Lan vào thời điểm đó cũng tỏ ra rất quan tâm đến dự án.
Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc cam kết cung cấp vốn cho một liên doanh Trung Quốc - Thái Lan mới thành lập để hoàn thành tuyến đường vào năm 2020, trước cả thời điểm tuyến Trung Quốc - Lào đi vào vận hành. Tuy nhiên vào thời điểm bắt đầu xây dựng năm 2017, đã xuất hiện những thay đổi mạnh mẽ trong kế hoạch và tính toán của Thái Lan đối với dự án.
Thái Lan là mắt xích quan trọng trong tuyến đường sắt xuyên Á chạy từ Côn Minh, Trung Quốc tới Singapore. Ảnh: Bangkok Post
Bangkok cảm thấy rằng cần phải cẩn trọng trước tầm nhìn của Bắc Kinh. Đó là bởi Thái Lan nhận thấy có những yêu cầu vô lý từ từ Trung Quốc, bao gồm các điều khoản cho vay và yêu cầu sử dụng vật liệu và công nhân Trung Quốc trong quá trình xây dựng dự án. Bắc Kinh cũng muốn có quyền phát triển các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.
Những yêu cầu đó khiến Thái Lan phật ý và dự án đã bị cắt giảm khoảng 60% quy mô, rút gọn thành tuyến đường sắt dài 253 km nối Bangkok và tỉnh Nakhon Ratchasima. Thiết kế cũng được thay đổi, chuyển thành tuyến đường sắt chỉ chở khách, với tốc độ tối đa là 250 km/giờ.
Kế hoạch thành lập liên doanh Trung Quốc - Thái Lan cũng bị đổ vỡ, bởi Thái Lan quyết định sẽ chịu hoàn toàn tổng chi phí xây dựng là 170 tỷ baht (5 tỷ USD). Những thay đổi đó đã giảm vai trò của Trung Quốc trong dự án. Theo bản kế hoạch mới, Thái Lan sẽ tự bỏ vốn, xây dựng và vận hành dự án, Trung Quốc chỉ là bên cung cấp thiết kế, hệ thống đối với các dịch vụ đường sắt cao tốc.
Kể từ đó, dự án đã được triển khai với tốc độ rất chậm. Bốn năm sau khi động thổ (năm 2017), mới chỉ có 4% khối lượng công việc của dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima được hoàn thành. Chính phủ Thái Lan sẽ tiếp tục xem xét mở rộng tuyến đường tới Nong Khai trong giai đoạn hai của dự án. Thiết kế dự án giai đoạn hai coi như đã xong, điểm nghẽn lớn nhất là khâu gọi vốn.
Thái Lan không chắc chắn về việc mở rộng tuyến đường sắt cao tốc tới biên giới Lào thông qua một dự án về cơ bản là dưới quyền điều hành của Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu Thái Lan phải trả tiền lắp đặt hệ thống của Trung Quốc cùng với các chi phí khác.
Thêm nữa, Thái Lan hiện có một tuyến đường sắt nối với Lào, đó là tuyến Hành lang Đông Bắc nối giữa Bankok với tỉnh Nong Khai. Đoạn mở rộng 3,5 km nối Nong Khai và Thanaleng, chỉ cách Vietiane 20km, đã hoàn thành xây dựng từ tháng 3/2019 và hoạt động vận tải hàng hóa được khởi động từ năm 2019.
Đường sắt không phải là loại hình vận tải công cộng chủ lực ở Thái Lan, chỉ chiếm 20% lưu lượng chuyên chở hành khách và 2% lượng hàng hóa vận chuyển. Thái Lan cũng không thực sự cần tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Nakhon Ratchasima và Nong Khai, khi lượng hành khách quá cảnh qua đây không nhiều. Nhưng Nakhon Ratchasima-Nong Khai lại là mắt xích không thể thiếu trong BRI của Trung Quốc.
Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh cần tới sự hợp tác của Thái Lan để hiện thực hóa BRI, nhưng Bangkok cũng không quá phải vội vã chạy theo.
Thái Lan muốn nhanh chóng kết nối với tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào Nội các Thái Lan đã yêu cầu Công ty Đường sắt Nhà nước Thái Lan (SRT) nhanh chóng thiết kế và xây dựng cây cầu thứ hai từ tỉnh Nong Khai sang Lào để kết nối với tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-Lào mới được khai trương. Ảnh minh hoạ: EPA Phó Thủ tướng Anutin Charnvirakul cho biết cuộc họp của Ủy...