Thái Lan khẳng định tiêm ‘trộn’ AstraZeneca và Pfizer là tốt nhất
Nghiên cứu mới của Thái Lan công bố dữ liệu cụ thể về khả năng sinh miễn dịch khi áp dụng tiêm kết hợp 3 loại vắc xin COVID-19 gồm AstraZeneca, Pfizer và Sinovac, trong đó tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer cho kết quả tốt nhất.
Pfizer/BioNTech là loại vắc xin mRNA được sử dụng rộng rãi trên thế giới – Ảnh: REUTERS
Theo báo Bangkok Post , Viện Nghiên cứu lâm sàng Siriraj vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy trong số nhiều liệu trình tiêm kết hợp vắc xin COVID-19 đang được áp dụng ở Thái Lan, liệu trình nào bao gồm 1 liều Pfizer dùng công nghệ mRNA luôn cho kết quả tốt nhất.
Dữ liệu cụ thể như sau:
Kết hợp AstraZeneca – Pfizer (mũi 1 và 2) sinh ra lượng kháng thể IgG kháng vùng liên kết thụ thể protein gai (RBD) cao nhất – trung bình đạt 2.259,9 đơn vị BAU/ml (đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả sinh miễn dịch của vắc xin).
Video đang HOT
Sinovac – Pfizer là 2.181,8 BAU/ml
Sinovac – AstraZeneca là 1.049,7 BAU/ml
Hai liều AstraZeneca là 278,5 BAU/ml
AstraZeneca – Sinovac là 172,1 BAU/ml
Hai liều Sinovac là 164,4 BAU/ml
Theo kết quả nghiên cứu trên, dùng Pfizer tiêm mũi 2 cho hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc kết hợp giữa Sinovac và AstraZeneca cũng cho kết quả tốt hơn 2 liều Sinovac hoặc 2 liều AstraZeneca. Thái Lan là nước đầu tiên trên thế giới tiêm kết hợp Sinovac – AstraZeneca để đối phó tình trạng thiếu thốn vắc xin.
Ở Thái Lan và một số nước khác, ví dụ Úc, nếu tiêm mũi 1 là AstraZeneca thì sau 4-12 tuần có thể tiêm mũi thứ 2. Khoảng thời gian này tùy thuộc vào nguồn cung vắc xin và tình hình dịch bệnh ở từng nơi.
Viện Siriraj không phát hiện trường hợp phản ứng nặng nào (hơn mức bình thường) trong các liệu trình tiêm trộn vắc xin nói trên.
Người dân Thái Lan đã tiêm 2 liều Sinovac hồi đầu năm nay có quyền được tiêm liều bổ sung bằng AstraZeneca hoặc Pfizer.
Tiêm vaccine cúm và vaccine COVID-19 cùng lúc vẫn an toàn
Thử nghiệm lâm sàng về việc tiêm vaccine phòng cúm kết hợp với vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca chỉ báo cáo các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình.
Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19 tăng cường cùng vaccine cúm vào mùa thu và mùa đông này. Ảnh: PA
Theo trang The Guardian (Anh), trong một thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của việc tiêm cùng lúc các loại vaccine phòng bệnh khác nhau tại một lần hẹn, các nhà khoa học nhận thấy tiêm vaccine phòng cúm cùng lúc với vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer hoặc AstraZeneca vẫn an toàn.
Nghiên cứu cho biết khi kết hợp một số loại vaccine phòng cúm và với vaccine COVID-19, dù một số người gặp nhiều tác dụng phụ hơn, song các phản ứng chủ yếu chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ.
Kết quả xét nghiệm máu trên các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm cho thấy không có tác động tiêu cực đến phản ứng miễn dịch đối với việc tiêm lần lượt vaccine COVID-19 và vaccine cúm ở 2 cánh tay khác nhau trong một lần hẹn.
Các nhà khoa học nghiên cứu kết hợp tiêm phòng cúm và COVID-19 (ComFluCov) cho biết những phát hiện này đã giúp củng cố lời khuyên gần đây từ Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) trong việc triển khai tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cùng vaccine tiêm phòng cúm vào mùa thu và mùa đông này.
Tiến sĩ Rajeka Lazarus - nhà khoa học chính của thử nghiệm, nhà tư vấn về các bệnh truyền nhiễm và vi sinh tại Bệnh viện Đại học Bristol và Quỹ Weston NHS Foundation Trust - cho biết đây mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ chưa được đánh giá ngang hàng, song nó được coi là "một bước tiến thực sự tích cực" cho những người đủ điều kiện tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường và tiêm phòng cúm tại một lần hẹn.
Lời khuyên của JCVI được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng mùa cúm sắp tới có thể tồi tệ hơn những năm gần đây vì khả năng miễn dịch của người dân đối với bệnh cúm sẽ suy yếu.
Thử nghiệm tiến hành ở 12 địa điểm của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại Anh và xứ Wales, đã nghiên cứu các phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch của 679 người tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca ở một cánh tay, sau đó tiếp tục tiêm một trong 3 loại vaccine cúm ở cánh tay còn lại. Các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm tuổi, dưới 65 tuổi và 65 tuổi trở lên.
Khoảng 3/4 tình nguyện viên cho biết họ gặp ít nhất một tác dụng phụ toàn thân, chẳng hạn mệt mỏi. Trong số đó, chỉ có hiếm hoi các báo cáo cho thấy phản ứng nghiêm trọng, với chỉ một người nhập viện với chứng đau nửa đầu.
Trong cuộc thăm dò cuối cuộc nghiên cứu, 97% tình nguyện viên cho biết họ sẵn sàng tiêm hai loại vaccine phòng bệnh khác nhau vào cùng một buổi hẹn trong tương lai. Kết quả nghiên cứu sẽ sớm được công bố trên tạp chí Lancet.
Nhật Bản nới lỏng quy định cách ly đối với khách nhập cảnh đã tiêm vaccine Chính phủ Nhật Bản ngày 27/9 cho biết kể từ ngày 1/10 tới, nước này sẽ nới lỏng các quy định về cách ly đối với những khách nhập cảnh đã tiêm ngừa COVID-19. Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang lên kế hoạch...