Thái Lan hủy ngày nghỉ đặc biệt để tránh lây lan dịch
Nội các Thái Lan đã hủy kỳ nghỉ đặc biệt vào ngày 27/7 tới, vốn được công bố trước đó để thúc đẩy du lịch nội địa, do những lo ngại về tình hình dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, cuối năm ngoái, Nội các Thái Lan đã quyết định ngày 27/7 là ngày nghỉ đặc biệt để kết hợp với những ngày nghỉ lễ chính thức khác nhằm tạo ra một kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài 5 ngày từ 24 – 28/7, qua đó khuyến khích người dân đi du lịch. Tuy nhiên, Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết, do tình hình COVID-19 vẫn còn rất đáng lo ngại và người dân không nên đi du lịch đến các tỉnh khác trong thời gian này, Nội các Thái Lan ngày 29/6 đã hủy bỏ quyết định nói trên. Do ngày 27/7 không còn là ngày nghỉ đặc biệt nữa nên nội các đã đề nghị các cơ quan chính phủ hỗ trợ người dân hủy vé và phòng đặt trước.
Thái Lan ngày 29/6 ghi nhận thêm 4.662 ca mắc mới COVID-19 và 36 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc từ trước tới nay lên 254.515 ca, trong đó có 1.970 ca không qua khỏi. Phần lớn các ca mắc và tử vong được ghi nhận trong làn sóng COVID-19 thứ 3 bắt đầu từ đầu tháng 4, với 225.652 bệnh nhân và 1.876 người tử vong. Thủ đô Bangkok cùng ngày ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục với 1.692 ca.
Người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin chiều 29/6 cho biết số ca mắc mới ở vùng Bangkok mở rộng đang tăng lên, trong khi số tỉnh không có ca mới đang giảm xuống. Ngoài ra, số ca nhập viện tiếp tục gây lo ngại trong khi số bệnh nhân nặng đang tăng lên.
Video đang HOT
Trước tình trạng thiếu giường bệnh, Bộ Y tế Thái Lan đã cho phép các bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng được cách ly tại nhà để dành giường bệnh cho các ca nặng hơn. Việc cách ly tại nhà sẽ được áp dụng cho các bệnh nhân thuộc nhóm “màu xanh” gồm những người mắc COVID-19 nhưng không xuất hiện triệu chứng ở Bangkok.
Thứ trưởng Y tế Thái Lan Sathit Pitutecha cho biết ý tưởng cách ly tại nhà đang được triển khai và nhà chức trách sẽ áp dụng công nghệ cần thiết giúp bác sĩ có thể theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân từ xa. Nhà chức trách sẽ thiết lập một hệ thống cảnh báo và theo dõi từ xa cũng như báo cáo tức thì các thông tin cần thiết về người bệnh đang ở nhà, cũng như nhiệt độ và mức độ oxy trong máu.
Cục Dịch vụ Y tế (DoMS) cũng đề xuất thêm một số điều kiện đối với những bệnh nhân cách ly tại nhà. Để được cách ly tại nhà, bệnh nhân phải là những người dưới 60 tuổi và có tình trạng sức khỏe tương đối tốt. Khi cách ly tại nhà, họ chỉ được ở một mình hoặc cùng với tối đa một người thân. Bệnh nhân cũng phải là người không có bệnh tiểu đường hay các bệnh nền khác và cần nhận được sự chấp thuận của các bác sĩ.
Hong Kong phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau 42 ngày
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 5/6 đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19, chấm dứt chuỗi 42 ngày Đặc khu này không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi chờ xe buýt tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Đáng chú ý, ca nhiễm mới này là một thiếu nữ 17 tuổi ở Tin Shui Wai, được chẩn đoán nhiễm biến thể dạng đột biến gen N501Y (biến chủng đột biến trên vùng gen N501Y). N501Y được coi là một trong 3 đột biến đáng lo ngại nhất của các loại biến thể virus SARS-CoV-2 bởi nó làm tăng khả năng bám dính của virus với tế bào vật chủ, tăng tốc độ lây truyền lên tới 70%.
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hong Kong, đây là trường hợp đầu tiên mắc đột biến gen N501Y mà không rõ nguồn lây tại Hong Kong. Nồng độ virus ở ca bệnh này cao gấp 1.000 lần so với những bệnh nhân thuộc nhóm virus biến thể ở Nam Phi trước đó và có khả năng lây nhiễm cao hơn các chủng virus thông thường từ 50% đến 70%.
Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Bách Khoa Hong Kong và trường Đại học Hong Kong đã so sánh các ca bệnh được phân tích trước đó và phát hiện ra rằng gen virus của ca bệnh này khác với 10 đột biến của các ca bệnh gần nhất, có khả năng Hong Kong đã để lọt ca nhập cảnh, nhưng không rõ thời gian lây nhiễm trong cộng đồng.
Mẹ và chị gái của thiếu nữ này cũng bị nghi mắc COVID-19. Bệnh nhân trên cùng mẹ đã đi nhiều nơi khác nhau, hiện là thời điểm Hong Kong nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng, trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng của người Hong Kong chưa cao. Các chuyên gia y tế cho rằng nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tìm ra nguồn lây của ca bệnh này để nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng trong kiểm soát dịch càng sớm càng tốt.
Chính quyền Hong Kong cho biết ca bệnh mới là dấu hiệu cảnh báo của làn sóng bùng phát dịch thứ năm tại Đặc khu này, đồng thời kêu gọi người dân đi tiêm phòng càng sớm càng tốt để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Tính đến nay, Hong Kong ghi nhận 11.851 ca mắc COVID-19 trong đó có 210 ca tử vong .
* Ngày 6/6, giới chức y tế tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho hay đã ghi nhận 7 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong vòng 24 giờ qua. Những ca mắc mới này đều tập trung tại thành phố Quảng Châu. Ngoài ra, tỉnh này cũng ghi nhận 7 ca mắc nhập cảnh, đến từ các nước Bangladesh, Cmapuchia, Pháp, Canada, Cameroon và Ấn Độ.
Dịch COVID-19 tái bùng phát tại Quảng Đông, trung tâm sản xuất công nghiệp ở miền Nam Trung Quốc, từ tháng 5 với hầu hết các ca mắc tập trung tại các thành phố lớn như Quảng Châu, Thâm Quyến và Phật Sơn.
* Trong khi đó, Victoria, bang đông dân thứ hai tại Australia, đã ghi nhận 2 ca mắc mới trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại khu vực này lên 72 ca kể từ dịch tái bùng phát vào cuối tháng 5. Một trong 2 trường hợp mắc là người đàn ông từng có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính khi đang cách ly tại khách sạn ở Adelaide và sau khi trở về Melbourne, người này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Giới chức y tế vẫn đang quan ngại về sự xuất hiện của biến thể mới có nguồn gốc từ Ấn Độ với 10 ca mắc tại bang này. Trước đó, thành phố Melbourne đã ghi nhận các ca đầu tiên mắc biến thể mới tại Ấn Độ, là một gia đình từng du lịch tới một thị trấn duyên hải ở bang New South Wales.
Australia đã kiểm soát dịch tốt nhờ các lệnh phong tỏa trong thời gian ngắn, siết chặt kiểm soát biên giới và thực hiện giãn cách xã hội. Kể từ khi dịch bùng phát tại Australia hồi năm ngoái, số ca mắc COVID-19 tại Victoria chiếm tới 75% trong tổng số 30.100 ca mắc và 90% trong số 910 ca tử vong tại nước này.
COVID-19 tại ASEAN hết 28/5: Tất cả các nước ghi nhận ca mắc mới; Malaysia phong tỏa toàn quốc Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.788 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 77.680 người. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia...