Thái Lan hủy hàng trăm chuyến bay trong dịp Lễ hội Hoa đăng 2019
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, sân bay quốc tế Chiang Mai ở miền Bắc Thái Lan vừa thông báo hủy hoặc điều chỉnh giờ của hơn 150 chuyến bay nội địa và quốc tế vì lý do an toàn hàng không trong thời gian diễn ra Lễ hội Hoa đăng.
Sân bay Chiang Mai hủy nhiêu chuyên bay trong dịp Lễ hội Hoa đăng 2019. Ảnh minh họa: bensonnews-sun.com
Cụ thể, sân bay trên se huy 66 chuyến bay nội địa, 30 chuyến bay quốc tế va điêu chinh lich bay cua 44 chuyến bay nội địa và 14 chuyến bay quốc tế. Phó Giám đốc sân bay quốc tế Chiang Mai, ông Thanarat Prasertsri cho biết quyết định hủy hoặc điều chỉnh giờ bay trong dịp Lễ hội hoa đăng sắp tới là vì lo ngại an toàn của các chuyến bay khi nhiêu đèn lồng se được thả lên trời.
Ngoai ra, sân bay Chiang Mai cũng tăng cường tuần tra, giám sát an ninh tai các đường băng, nhà ga và khu vực xung quanh, đồng thời khuyến cáo người dân và khách du lịch hạn chế thả đèn trời.
Lễ hội Hoa đăng tại Thái Lan là lễ hội truyền thống có từ lâu đời. Hằng năm, lễ hội được tổ chức vào đêm rằm (Trăng tròn) tháng 12 theo lịch Thái (vào khoảng tháng 11 Dương lịch) trên khắp đất nước Thái Lan và ở một số vùng của Lào và Myanmar.
Lễ hôi Hoa đăng là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau lễ hội Songkran và cũng là một trong những lễ hội đẹp, nhiều màu sắc và lâu đời nhất của Thái Lan, trong đó quy mô lớn nhất tại bốn tỉnh Bangkok, Sukhothai, Ayutthaya và Chiang Mai.
Vào dịp này, người dân Thái Lan thường thả những chiếc đèn lồng có đốt lửa tạo lực khí đẩy bay lên trời, hoặc thả xuông sông, hô những chiếc thuyền nhỏ bằng bẹ chuối, xốp hoặc bánh mỳ có thắp nến, với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính và biết ơn Nữ thần nước Phra Mae Khongkha đã ban cho con người nguồn nước trong lành và dồi dào, đông thơi tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong may mắn, hạnh phúc.
Người ta tin rằng khi nhưng chiếc đen trơi khuât tâm nhin ma anh sang chưa tắt thì mọi điều ước sẽ thành hiện thực. Tai lê hôi thương có 4 loại đèn lồng chính: khom kwaen (đèn treo), khom thue (đèn treo que nhỏ hoặc cầm tay), khom pariwat (đèn quay) và khom loy/khom fai (đèn bay bằng khí nóng).
Lễ hội Hoa đăng ở tỉnh Chiang Mai năm nay se diễn ra từ ngày 9-12/11, trong đó sự kiện được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học Mae Jo và chùa Chai Mongkhon được đánh giá là có quy mô hoành tráng nhất Thái Lan. Khách du lịch muốn tham gia sự kiện này phải đặt trước nhiều tháng với chi phí từ 100 đến 300 USD cho một vé vào cổng.
Video đang HOT
Ngày 5/11 vừa qua, Cục Hàng không Dân dụng Thái Lan đã công bố lệnh cấm thả đèn trời, khinh khí cầu và bắn pháo hoa gần các sân bay trong dịp diễn ra Lễ hội hoa đăng 2019.
Ngọc Quang
Theo baotintuc.vn
Hoa cúc - Quốc hoa và biểu tượng Hoàng gia Nhật Bản
Cứ vào mùa Thu, ở khắp Nhật Bản, hàng trăm loại hoa cúc đua nhau nở. Nhiều nơi có Hội hoa Cúc - loài hoa được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.
Vào thế thời Heian (thế kỉ thứ VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia.
Hoàng gia Nhật thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội hoa cúc (Choyo).
Hoa cúc là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ.
Hằng năm, vào khoảng tháng 10, tháng 11, có không ít những lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức.
Điển hình là lễ hội "Búp bê hoa cúc" được tổ chức tại Fukushima, Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki, Lễ hội Hoa cúc tại đền Meiji, Tokyo...
Hoa cúc được người Nhật gọi là hoa Cát Tường, biểu thị cho sự trường thọ, thanh xuân bất tử, cũng được sử dụng làm dược thảo chữa bệnh.
Hoa cúc từ xa xưa được gọi với cái tên rất đẳng cấp là loài hoa Hoàng gia. Do đó, hoa cúc không được trồng phổ biến như ngày nay mà chỉ được trồng trong Hoàng cung hay các đền, chùa...
... Những người dân thường khi đó sẽ không được phép trồng hoa cúc.
Tại lễ hội, hàng trăm loài hoa cúc được thể hiện như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo khi là hình búp bê, chim phượng, tứ quý, bạch hạc...
Hoa cúc xuất hiện khắp nơi từ họa tiết trên áo kimono, cuốn hộ chiếu hay thậm chí trở thành cảm hứng trong những cuốn menu ẩm thực.
Hằng năm, tại đất nước mặt trời mọc, có rất nhiều những lễ hội trưng bày, triển lãm hoa cúc diễn ra.
Hình ảnh bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc huy của Nhật Bản.
Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Theo vov.vn
Giật mình lễ hội "Ngày của người chết" trên thế giới Loạt ảnh dưới đây của hãng thông tấn Reuters ghi lại không khí lễ hội 'Ngày của người chết' năm 2019 ở nhiều nước trên thế giới. Lễ hội này được tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ người đã khuất. Lễ hội "Ngày của người chết" được tổ chức hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở...