Thái Lan hoãn chi một tỷ USD mua tàu ngầm Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan cho biết nước này hoãn kế hoạch mua ba tàu ngầm của Trung Quốc do cân nhắc ngân sách và sự cần thiết của chúng.
Kế hoạch mua sắm tàu ngầm đầu tiên của Thái Lan đã bị hoãn lại. Ảnh minh họa:AFP
“Chúng tôi sẽ chờ và không đưa lên trình nội các phê chuẩn. Hiện nay hải quân phải tự xem xét và đánh giá là các tàu ngầm này có đáng mua và tăng thêm bao nhiêu chi phí”, Reuters dẫn lời ông Prawit nói hôm qua.
Bộ trưởng Prawit hôm đầu tháng cho biết hải quân Thái Lan đã thông qua kế hoạch trị giá 36 tỷ baht, tương đương hơn một tỷ USD, để mua ba tàu ngầm của Trung Quốc. Ông cũng được cho là người ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này.
Thái Lan từng tính đến việc mua sắm tàu ngầm từ những năm 1990 của cả Đức và Hàn Quốc, tuy nhiên chưa có thỏa thuận nào đạt được. Hồi tháng 11 năm ngoái, tư lệnh hải quân Thái Lan cho biết ông đã xem xét lại việc này.
Bangkok gần đây được cho là tăng hợp tác với Bắc Kinh khi Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trong khu vực bằng các khoản cho vay và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Cuộc đảo chính tại Thái Lan năm ngoái đã khiến quan hệ của nước này với Mỹ, đồng minh lâu năm, bị ảnh hưởng.
Các quan chức cho rằng nhu cầu tàu ngầm của Thái Lan mang tính chiến lược và có thể giúp bảo đảm tự do hàng hải ở Vịnh Thái Lan nếu căng thẳng ở Biển Đông bùng phát. Trong khu vực ASEAN, Singapore có 4 tàu ngầm cũ, mua từ Đức, Indonesia có ba chiếc từ Hàn Quốc, Việt Nam mua ba chiếc từ Nga.
Trung Quốc năm nay vượt Đức, Pháp và Anh, trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm.
Khánh Lynh
Video đang HOT
Theo VNE
Ấn Độ ráo riết theo dõi Trung Quốc tại Ấn Độ Dương
Từng là những hòn đảo hẻo lánh, im lìm của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương, Andaman và Nicobar đang bỗng chốc trở thành tiền đồn trọng yếu tấp nập tàu hải quân sau khi New Delhi ngày một lo ngại trước những động thái của hải quân Trung Quốc.
Lần lượt từng chiếc một, 4 tàu hải quân của Ấn Độ tiến vào một bến cảng vắng lặng tại các đảo xa xôi nhất là Andaman và Nicobar, sau khi kết thúc chuyến thăm các nước Đông Nam Á, và tham dự các cuộc tập trận trên Biển Đông.
Tàu hải quân INS Satpura (phải) của Ấn Độ (Ảnh: IndiaExpress)
Sự xuất hiện của tàu chiến tại Port Blair hồi đầu tháng này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự chuyển mình của chuỗi đảo. Từ chỗ chỉ được biết đến với các bãi biển và khu lặn biển, Andaman và Nicobar đang âm thầm trở thành tiền đồn then chốt trong chiến lược của New Delhi nhằm đối phó sự hiện diện hải quân ngày một lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Trong các cuộc phỏng vấn tại New Delhi và Port Blair, giới chức trên đảo cùng quan chức quốc phòng Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch biến nơi đây thành một điểm do thám chiến lược. Dự kiến cả ba lực lượng hải, lục và không quân đều sẽ được điều động tới đây.
Mặc dù một số quan chức cho biết các kế hoạch mở rộng trước đây đều "chết yểu", có thông tin cho thấy chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang quan tâm trở lại, với mục tiêu tái khẳng định ưu thế vượt trội truyền thống của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương.
Tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định vị trí của chuỗi đảo này chính là tài sản giá trị nhất của Ấn Độ để theo dõi hải quân Trung Quốc.
Nằm rải rác trong khu vực giữa vịnh Bengal và biển Andaman, nhóm đảo Andaman và Nicobar nằm gần Myanmar và Indonesia hơn đại lục Ấn Độ. Điều quan trọng hơn đó là các đảo ở rìa phía Nam của nhóm đảo này nằm gần eo biển Malacca, cánh cổng vào Ấn Độ Dương và cũng là nơi 3/4 lượng dầu mỏ chảy vào Trung Quốc phải đi qua.
"Những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới nằm ngay phía Nam", phó tỉnh trưởng A. K. Singh, một cựu tư lệnh quân đội, người đang phụ trách Andamans cho biết.
"Trong suốt thời gian dài chúng tôi luôn có tâm lý hòn đảo là pháo đài và phải được bảo vệ. Nhưng giờ đã đến lúc chúng tôi phải tính tới vị trí chiến lược của hòn đảo với tư cách bàn đạp cho Ấn Độ", ông Singh khẳng định.
Giám sát hàng hải
Ấn Độ từ lâu đã có mối quan hệ không êm đẹp với Trung Quốc, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới trên dãy Himalaya năm 1962. Gần đây, New Delhi lại càng lo ngại khi các tàu ngầm Trung Quốc đang lén lút tiến vào Ấn Độ Dương.
Đường băng Ấn Độ đang nâng cấp tại Port Blair (Ảnh: RT)
Bắc Kinh luôn bác bỏ sự hiện diện của hải quân nước mình dẫn tới việc New Delhi phải tăng cường lực lượng tại đây. Bộ quốc phòng Trung Quốc thì tuyên bố đang hợp tác với quân đội nhiều nước trung khu vực, bao gồm cả Ấn Độ.
Bất chấp điều đó, Ấn Độ vẫn đang xây dựng những đường băng dài hơn tại chuỗi đảo Andaman và Nicobar, nhằm đón các máy bay do thám tầm xa, giới chức quân sự nước này cho biết.
Một trong những sân bay như vậy nằm tại vịnh Campbell trên đảo Nicobar Lớn, cách cửa Eo Malacca chỉ 240km.
Năm 2012, khi Ấn Độ mở căn cứ không quân tại đây với một đường băng dài hơn 1km, nhiều nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã gọi đó là bước đi tấn công. Nhưng quân đội Ấn Độ còn có kế hoạch kéo dài đường băng này lên 1,8km trong năm tới và sau đó là 3km.
Hiện không quân Ấn Độ đang sử dụng các máy bay do thám chống ngầm P8i của Boeing, cất cánh từ lục địa ra Port Blair. Nhưng một khi đường băng dài 1,8km hoàn tất, các máy bay này cũng có thể tới Vịnh Campbell, một phi công hải quân tại Port Blair tiết lộ.
"Trong số nhiều kế hoạch, một số là rất lớn, thì việc nâng cấp Campbell mang tính then chốt. Bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị tại đó", người này khẳng định.
Tăng gấp đôi lượng tàu chiến
Giới chức quân sự Ấn Độ cũng cho biết, tới năm 2022, số lượng tàu hải quân đóng tại chuỗi đảo này sẽ tăng gấp đôi, từ 16 hiện tại lên 32 tàu. Hạm đội này ban đầu sẽ chỉ gồm tàu tuần tra, tàu tấn công nhanh và tàu đổ bộ, nhưng sang tới giai đoạn cuối của kế hoạch tới năm 2022, các tàu chiến cỡ lớn tương tự như những chiếc từng có 2 tháng hiện diện tại Biển Đông sẽ được điều tới.
Tuy nhiên, khác biệt lớn về lực lượng sẽ là dưới mặt nước.
Ngay từ năm 2002, bộ chỉ quy quân sự tại chuỗi đảo này đã đề xuất xây dựng một căn cứ tàu ngầm trong cảng Kamorta, phía Nam hòn đảo. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, Ấn Độ mới chỉ có 13 tàu ngầm diesel-điện cũ kỹ, so với hạm đội khoảng 70 chiếc, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân, của Trung Quốc.
Trên bộ, Ấn Độ sẽ tăng cường thêm một lữ đoàn bộ binh, khoảng 3000 binh sỹ tới Andamans trong vòng 3 năm tới. Một quan chức quân sự giấu tên tại Port Blair cho biết, sức mạnh quân sự cần phải tăng nhanh hơn nữa. "Nhưng chúng tôi đang bắt đầu đầu tư và lực lượng tại đây chưa bao giờ mạnh như hiện tại", người này khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ sắp có "Thợ săn biển" theo dõi tàu ngầm Trung Quốc và Nga Báo Diplomat của Nhật ngày 30/6 đưa tin Hải quân Mỹ sẽ triển khai robot chống ngầm tối tân, một "tin xấu" cho các tàu ngầm Trung Quốc và Nga. Hình mô phỏng cơ chế hoạt động của robot chống ngầm "Thợ săn biển". (Ảnh: Diplomat) Theo báo Nhật, các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc thường dùng các tàu...