Thái Lan gỡ sắc lệnh khẩn cấp
Chính phủ Thái Lan cho biết các biện pháp khẩn cấp cấm tụ tập chính trị từ 5 người trở lên sẽ được dỡ bỏ từ 24h đêm nay.
“Tình trạng bạo lực vốn dẫn tới việc tuyên bố tình hình nghiêm trọng đã giảm bớt và chấm dứt, giúp các quan chức chính phủ và cơ quan nhà nước có thể thi hành luật pháp bình thường”, tuyên bố được chính phủ Thái Lan đăng trên Royal Gazette hôm nay cho hay.
Theo tuyên bố này, các biện pháp khẩn cấp gồm lệnh cấm tụ tập chính trị từ 5 người trở lên hay xuất bản tin tức có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia sẽ được dỡ bỏ từ 24h đêm nay. Biện pháp khẩn cấp được Thái Lan ban bố từ hôm 15/10, nhằm chấm dứt nhiều tháng biểu tình chống chính phủ và chế độ quân chủ, nhưng lại thổi bùng lên làn sóng giận dữ trong phong trào biểu tình.
Video đang HOT
Cảnh sát chống bạo động được triển khai trên đường phố Bangkok tối 21/10. Ảnh: AFP.
Quyết định dỡ bỏ biện pháp khẩn cấp được đưa ra sau khi hàng chục nghìn người hôm 21/10 tụ tập biểu tình trước văn phòng Thủ tướng Thái Lan tại Tòa nhà Chính phủ, yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức trong vòng ba ngày hoặc đối mặt với nhiều cuộc biểu tình hơn.
Người biểu tình cho rằng việc dỡ bỏ biện pháp khẩn cấp là chưa đủ. “Thủ tướng Prayuth vẫn tìm cách nắm quyền, phớt lờ yêu cầu của người dân. Sắc lệnh khẩn cấp lẽ ra không được ban bố ngay từ đầu”, Sirawith “Ja New” Seritiwat, một lãnh đạo phong trào biểu tình, nói.
Hàng chục người biểu tình, trong đó có một số lãnh đạo phong trào, trước đó đã bị cảnh sát bắt trong nỗ lực trấn áp.
Người biểu tình Thái Lan, đa số là thanh niên và học sinh, cáo buộc Thủ tướng Prayuth thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền, yêu cầu ông từ chức, đồng thời đưa ra nhiều yêu sách khác như thay đổi hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ.
Thủ tướng Prayuth cho biết quốc hội sẽ họp bất thường vào tuần sau, đồng thời khẳng định không từ chức. “Bây giờ chúng ta phải lùi lại khỏi rìa của con dốc trơn trượt có thể dễ dàng dẫn tới hỗn loạn”, ông tuyên bố, nói thêm các cuộc đàm phán nên được thực hiện ở quốc hội.
Phe biểu tình Thái ra tối hậu thư đòi thủ tướng từ chức
Đại diện phe biểu tình đã chuyển tối hậu thư tới chính phủ Thái Lan hôm 21/10, trong đó nêu rõ yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha phải từ chức trong 3 ngày.
Reuters cho biết hàng nghìn người biểu tình đã kéo về trụ sở chính phủ Thái Lan ở thủ đô Bangkok tối 21/10. Tối hậu thư đã được thủ lĩnh phe biểu tình chuyển tới đại diện chính phủ.
"Mục tiêu ngày hôm nay của chúng ta đã đạt được. Chúng ta đã gửi thư tới Thủ tướng Prayuth. Người đại diện của ông ấy đã nhận bức thư và hứa sẽ chuyển tới thủ tướng", thủ lĩnh phe biểu tình Patsaravalee Tanakitvibulpon phát biểu trước đám đông.
Người biểu tình di chuyển từ Tượng đài Chiến thắng đến trụ sở chính phủ ở Bangkok đêm 21/10. Ảnh: Bangkok Post.
Tuy nhiên, ông Patsaravalee tuyên bố các cuộc biểu tình chưa kết thúc. Thủ tướng Prayuth "sẽ đối mặt với người dân một lần nữa" nếu không từ chức trong 3 ngày, ông Patsaravalee nói.
Vài giờ trước đó, Thủ tướng Prayuth cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô sẽ sớm được bãi bỏ. Động thái này nhằm giảm phẫn nộ của người dân, qua đó có thể kết thúc các cuộc biểu tình tại Bangkok.
Trong ngày 21/10, hàng nghìn người đã tập trung tại Tượng đài Chiến thắng ở trung tâm thủ đô Bangkok nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Prayuth từ chức, đồng thời yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Người biểu tình sau đó tuần hành hướng về tòa nhà trụ sở chính phủ Thái Lan.
Chính phủ Thái Lan kiên quyết bảo vệ Hoàng gia trước làn sóng biểu tình Chính phủ Thái Lan hôm nay (19/10) tuyên bố bảo vệ chế độ quân chủ, sau khi hàng chục nghìn người biểu tình xuống đường ở Bangkok và các TP khác hồi cuối tuần nhằm kêu gọi sửa đổi hiến pháp mới, kiềm chế quyền lực của Nhà vua. Người biểu tình đi qua bức chân dung của Vua Maha Vajiralongkorn. Bất chấp...