Thái Lan gây tranh cãi vì cách xử lý ô nhiễm không khí “độc nhất vô nhị”
Biện pháp mới nhất của Thái Lan nhằm đối phó với ô nhiễm không khí đang gây tranh cãi về tính hiệu quả.
Thái Lan điều động máy bay phun nước lạnh xuống để giảm ô nhiễm không khí (Ảnh: AFP).
Bay qua bầu trời không mây của Bangkok, một chiếc máy bay nhỏ phun một làn sương trắng lên lớp sương mù dày đặc bên dưới.
Đây là biện pháp chưa được chứng minh là có hiệu quả hay không của Thái Lan với mục tiêu giảm ô nhiễm không khí nặng nề tại khu vực thủ đô. Ngày 23/1, mức ô nhiễm ở đây đã cao gấp 8 lần so với mức khuyến nghị trung bình tối đa hàng ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tình trạng này đã khiến hơn 1 triệu người bị ốm kể từ cuối năm 2023 và Thái Lan đã tốn hơn 88 triệu USD cho chi phí y tế, theo Bộ Y tế Công cộng hồi đầu tháng 1.
Ô nhiễm không khí tại thủ đô Thái Lan đã buộc hơn 350 trường học phải đóng cửa vào ngày 24/1, theo chính quyền thành phố. Cùng ngày, Bangkok được xếp hạng là thành phố lớn ô nhiễm thứ 7 trên thế giới bởi công cụ giám sát chất lượng không khí IQAir.
Theo Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt, nguyên nhân chính là khí thải từ phương tiện giao thông, việc đốt cây trồng trong khu vực rộng lớn và hiện tượng thời tiết “đóng kín”, ám chỉ một lớp khí ấm bên trên, bao phủ bụi, ngăn chúng bay đi.
Thái Lan đang cố gắng giải quyết hiện tượng này bằng một phương pháp có tính thử nghiệm để làm giảm ô nhiễm.
Video đang HOT
Hai lần mỗi ngày, Cục Mưa Nhân Tạo Hoàng Gia cho máy bay phun nước lạnh hoặc đá khô vào lớp không khí ấm phía bên trên. Tuy nhiên, đây là một giải pháp gây tranh cãi.
Những người ch.ỉ tríc.h cho rằng không có nhiều bằng chứng chứng minh phương pháp này hiệu quả.
AFP đã có cơ hội tiếp cận độc quyền trên một chuyến bay tại vùng ngoại ô Bangkok.
Bên trong chiếc máy bay nhỏ bay ở độ cao khoảng 1.500m, một nhà khoa học theo dõi lộ trình bay trên iPad, trong khi hai nhân viên phun nước lạnh từ hai thùng lớn màu xanh từ phần bụng máy bay.
Lý thuyết của phương pháp là bằng cách giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp không khí sẽ giúp các hạt bụi mịn PM2.5 bị mắc kẹt dễ dàng phân tán hơn vào tầng khí quyển trên cao.
Đây là một phương pháp không phổ biến và mới chỉ được áp dụng ở Thái Lan, theo ông Chanti Detyothin, lãnh đạo chương trình.
Nhiều quốc gia từ lâu đã sử dụng biện pháp “gieo mây”, bằng cách phun hóa chất như iod bạc vào mây để kích hoạt mưa hoặc tuyết, nhằm giảm hạn hán và giảm ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này vẫn còn gây tranh cãi, và các nhà khoa học cho rằng nó chỉ mang lại kết quả rất nhỏ trong việc tạo mưa và hấp thụ chất ô nhiễm.
Tại Thái Lan, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhất xảy ra vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4, khi trời quá ít gió và không có mây để gây mưa.
Kỹ thuật mới này được áp dụng lần đầu vào năm ngoái và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Một máy bay khác đo nồng độ chất ô nhiễm trước và sau khi phun để đán.h giá sự thay đổi chất lượng không khí.
“Nồng độ PM2.5 đã giảm. Dữ liệu cho thấy tại khu vực chúng tôi phun nước, bụi đã giảm bớt”, ông Chanti cho biết, nhưng thừa nhận rằng họ không thể làm cho ô nhiễm biến mất hoàn toàn vì công nghệ này vẫn có giới hạn.
“Chúng tôi đã làm việc mỗi ngày để Bangkok có không khí trong lành. Chúng tôi đang cố hết sức có thể”, ông nói.
Trước khi cất cánh, nhân viên máy bay sẽ đưa một tấn (1.000 lít) đá khô hoặc nước đá vào máy bay. Đây vốn là máy bay gieo mây truyền thống được cải tiến với thiết bị phun.
Tuy nhiên, đá khô là carbon dioxide ở dạng rắn. Đây là khí nhà kính và tác động về môi trường và sức khỏe của việc phun đá khô vào khí quyển chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Bà Weenarin Lulitanonda, đồng sáng lập Mạng lưới Không khí Sạch Thái Lan, cho rằng cách làm này không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Mặt khác, theo AFP, phương pháp này cũng khá tốn chi phí. Một chuyến bay có thể tốn tới 1.500 USD, và với việc triển khai máy bay từ 3 căn cứ trên khắp cả nước, chi phí có thể lên tới 9.000 USD mỗi ngày.
Ông Ekbordin Winijkul, thuộc Viện Công nghệ Châu Á, nói rằng Bangkok nên tập trung vào các nguyên nhân gây ô nhiễm với những biện pháp đã được chứng minh hiệu quả như lập ra khu vực giao thông ít khí thải.
Chính quyền thành phố đã áp dụng một số biện pháp như cấm xe tải hạng nặng và hợp tác với các tỉnh khác để kiểm soát hành động đốt cây trồng trong nông nghiệp.
“Trước khi thử một biện pháp nào đó, ít nhất chúng ta cần tự tin vào dữ liệu”, ông nói.
Thái Lan phối hợp với các nước láng giềng giải quyết ô nhiễm bụi mịn
Ngày 23/1, Phó Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho rằng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là vấn đề lớn và phải được giải quyết ở cấp độ quốc tế, theo đó Thái Lan phải phối hợp với các nước láng giềng để giải quyết, trong khi tất cả các bên liên quan trong nước cũng phải chung tay giải quyết vấn đề này.
Khói mù ô nhiễm bao phủ dày đặc trên bầu trời Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ông Phumtham, người cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, cho biết đã tham dự một cuộc họp tại Việt Nam cách đây vài tuần và tìm hiểu thêm về cách Việt Nam ứng phó với tình trạng ô nhiễm khói mù ngày càng trầm trọng. Ông Phumtham cũng cho biết một số "điểm nóng khói mù" đã được phát hiện ở các nước láng giềng và Bộ Ngoại giao Thái Lan cần phải phối hợp các nỗ lực với các nước láng giềng để chống lại ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Với tư cách người đứng đầu Bộ Quốc phòng, ông Phumtham đã chỉ thị cho lực lượng vũ trang chuẩn bị các thiết bị, như máy bay không người lái, để hỗ trợ các nỗ lực dập tắt các đám cháy do hoạt động đốt nương làm rẫy. Ông cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân bổ ngân sách hơn 400 triệu baht (11,8 triệu USD) cho các cơ quan địa phương để giải quyết các vụ cháy rừng do con người gây ra.
Theo Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt, vấn đề ô nhiễm PM2.5 ở thủ đô chủ yếu là do khí thải, kết hợp với khói từ việc đốt rác thải ở các tỉnh lân cận và lưu thông không khí kém ở thủ đô.
Trong nỗ lực kiểm soát ô nhiễm bụi mịn, chính quyền đô thị Bangkok đang nỗ lực hạn chế khí thải xe cộ, bao gồm việc cấm xe tải 6 bánh không đăng ký hoặc xe lớn hơn đi vào các khu vực phát thải thấp ở 9 quận của thủ đô có hiệu lực từ ngày 23/1. Tổng cộng 259 camera an ninh được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được sử dụng để theo dõi các xe tải vi phạm lệnh cấm.
Theo dữ liệu mới nhất từ IQAir có trụ sở tại Thụy Sĩ, Bangkok bị xếp hạng là thành phố có chất lượng không khí tệ thứ 4 trên thế giới, vì khói mù độc hại tiếp tục ảnh hưởng đến thủ đô và các tỉnh khác trong cả nước. Chỉ số chất lượng không khí tại Bangkok ở mức 188 tính đến 9h40 ngày 24/1.
Chính quyền đô thị Bangkok đã tuyên bố 48/50 quận thủ đô là "vùng đỏ" (nguy hiểm cho sức khỏe), với mức độ bụi mịn PM2.5 trung bình là 88,4 g/m. Chính quyền cũng nhắc lại khuyến cáo tất cả người dân hãy làm việc tại nhà nếu có thể và tránh các hoạt động ngoài trời vào thời điểm này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thái Lan cho phép các lớp học trực tuyến trong năm học mới Sau 2 tháng nghỉ tránh nóng, ngày 16/5, học sinh trên toàn Thái Lan bước vào năm học mới với thông báo của Chính phủ cho biết có thể tiếp tục học trực tuyến nếu có mối đ.e dọ.a về sức khỏe đối với học sinh, bao gồm sự lây lan của bệnh COVID-19, nhiệt độ quá cao hoặc mức độ ô nhiễm...