Thái Lan: Đường về dân chủ còn xa
Một năm sau ngày đảo chính, giới quân sự ở Thái Lan đã chuyển từ trực tiếp cầm quyền sang buông màn nhiếp chính và tạo diện mạo bề ngoài mới cho chính thể mà thực quyền vẫn ở trong tay giới quân sự.
Hai người biểu tình chống chính phủ bị bắt tại Bangkok ngày 22.5.2015 – Ảnh: AFP
Nếu coi biểu hiện rõ nét nhất của nền dân chủ là đất nước có chính phủ do dân bầu trong tổng tuyển cử thực sự tự do và minh bạch thì con đường về với dân chủ vẫn còn dài đối với Thái Lan.
Video đang HOT
Vị thế quyền lực của giới quân sự vững vàng hơn bao giờ hết, mọi đối thủ chính trị bị vô hiệu hóa, tăng trưởng kinh tế suy giảm, chính trường và nội bộ xã hội bị phân hóa – đó là những nét đặc trưng về tình hình ở Thái Lan một năm sau ngày đảo chính.
Trên danh nghĩa, chính phủ hiện tại ở Thái Lan không còn là chính quyền quân sự nữa. Nhưng trong thực chất thì giới quân sự vẫn trực tiếp quyết định mọi chuyện, hoặc đã tạo ra được thể chế và cơ chế quyết định mới đảm bảo không trái ngược với chủ ý của giới quân sự. Các thành viên của Hội nghị lập pháp lâm thời do giới quân sự cử ra. Các thành viên nội các hiện tại cũng đều là người của giới quân sự hoặc tuân theo họ. Dự thảo hiến pháp mới không những không hề làm suy suyển vị thế quyền lực của giới quân sự mà còn hiến định trên thực tế quyền can thiệp vào chính trường của giới tướng lãnh.
Việc cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị đưa ra xét xử cho thấy giới quân sự dùng tòa án để vô hiệu hóa vĩnh viễn anh em nhà Shinawatra về chính trị ở Thái Lan. Thời điểm tổng tuyển cử đã mấy lần bị trì hoãn. Giới quân sự không bị chống đối công khai nhưng đất nước này vẫn chưa yên chưa ổn.
La Phù
Theo Thanhnien
Điềm không tốt lành
Sáu tuần sau ngày tổng tuyển cử, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã thành lập được chính phủ mới. Ở lần cầm quyền thứ 4 này, ông Netanyahu đứng đầu chính phủ liên hiệp của 5 đảng, nhưng cũng chỉ có được 61 trong tổng số 120 ghế quốc hội.
Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu phát biểu tại quốc hội ngày 14.5 - Ảnh: AFP
Chưa khi nào ông Netanyahu phải liên minh cầm quyền với nhiều đảng phái chính trị đến thế mà lại chỉ có được đa số mong manh đến như vậy trong quốc hội. Thực tế này là điềm chẳng tốt lành gì đối với cá nhân ông Netanyahu và chính phủ liên hiệp mới ở Israel. Việc cầm quyền sẽ rất khó khăn vì nội bộ liên minh cầm quyền pha tạp và rất dễ bị tan rã.
Việc ông Netanyahu tái cử và thành lập chính phủ liên hiệp giữa đảng Likud của ông với 4 đảng nhỏ nhưng đều thuộc cánh hữu và cực hữu là điềm không tốt lành chút nào đối với tiến trình hòa bình và hòa giải ở Trung Đông. Trong buổi tuyên thệ nhậm chức của chính phủ mới, ông Netanyahu tuyên bố mục tiêu phấn đấu của chính phủ liên hiệp này là hòa bình với Palestine, nhưng trên thực tế cả ở bên trong lẫn bên ngoài Israel hiện gần như không còn ai tin vào cơ hội cho tiến trình hòa bình chừng nào ông Netanyahu còn cầm quyền.
Tuyên bố nói trên của ông Netanyahu trái với những biểu lộ quan điểm lâu nay của vị thủ tướng này và lại càng không phải chủ trương của những đảng phái chính trị đang liên minh cầm quyền cùng với đảng Likud.
Israel có chính phủ mới, nhưng điều đó không có nghĩa là chính trường nước này sẽ trở nên ổn định và thống nhất hơn. Quan hệ giữa Israel và Palestine không có triển vọng được cải thiện. Vì thế, nguy cơ leo thang xung đột và căng thẳng ở nơi đây còn gia tăng.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thủ tướng Anh tái bổ nhiệm một số vị trí chủ chốt trong nội các Ngay sau khi giành thắng lợi ngoạn mục trong cuộc bầu cử Hạ viện cho phép đảng Bảo thủ có thể đơn phương thành lập chính phủ mới, chiều qua (8/5), Thủ tướng Anh David Cameron đã bắt tay xây dựng danh sách nội các. Bốn gương mặt chính trong nội các Anh tiếp tục được Thủ tướng Cameron giữ lại (Ảnh: BBC)...