Thái Lan đóng mỏ vàng lớn nhất nước vì môi trường
Thái Lan sẽ đình chỉ khu phức hợp khai khoáng lớn nhất tại nước này vì lo ngại ảnh hưởng xấu về môi trường và sức khỏe người dân.
Quặng vàng được chuyển đi xử lý tại mỏ Chatree. REUTERS
Theo thông báo của Bộ Công nghiệp Thái Lan, Công ty khai khoáng Akara Resources của Úc được phép duy trì hoạt động tại khu mỏ Chatree từ đây đến cuối năm, sau đó phải đóng cửa và tiến hành cải tạo môi trường.
Mỏ Chatree có diện tích 192 ha, trải rộng tại 2 tỉnh Phichit và Phetchabun, nằm cách thủ đô Bangkok 280 km về phía bắc. Đây là mỏ vàng lớn nhất Thái Lan, có khả năng sản xuất gần 4 tấn vàng, hơn 28 tấn bạc/năm. Kingsgate, tập đoàn mẹ của Akara Resources, tuyên bố kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2001, Chatree đã mang về doanh thu 52 tỉ baht (1,5 tỉ USD). Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, khu mỏ này cũng hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ các nhà hoạt động môi trường và cộng đồng dân cư địa phương. Theo họ, tình trạng xả thải và khai thác không đúng quy định đã khiến môi trường và người dân bị nhiễm độc kim loại nặng, xyanua.
Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Atchaka Sibunruang cho biết kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của cư dân địa phương đã phát hiện hơn 300 người sống gần mỏ Chatree dương tính với 2 chất mangan và asen, vốn độc gấp 4 lần thủy ngân. “Dù chưa có kết luận khu mỏ của Akara là nguyên nhân cho vấn đề sức khỏe và môi trường, nhưng phương án giải quyết tạm thời là đình chỉ hoạt động khu mỏ này. Đây là biện pháp vì lợi ích của người dân và xã hội”, bà Atchaka nói với báo giới.
Trong khi đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết chính quyền vẫn đang tiếp tục thu thập chứng cứ liên quan về ảnh hưởng đến môi trường của các dự án khai mỏ cũng như quyền lợi của công nhân bản xứ có được bảo đảm hay không. “Từ cuối tháng 12.2016, sẽ không có mỏ vàng nào hoạt động ở Thái Lan cho đến khi có câu trả lời rõ ràng”, Thủ tướng Thái khẳng định. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ có biện pháp hỗ trợ 1.000 công nhân tại mỏ Chatree tìm việc mới và những người bị ảnh hưởng sức khỏe sẽ được điều trị. Nhiều tổ chức môi trường và đại diện dân cư trong khu vực đã lên tiếng ca ngợi quyết định của chính phủ Thái.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng giám đốc Greg Foulis của Tập đoàn Kingsgate nhanh chóng bác bỏ các cáo buộc về tàn phá môi trường. Theo ông, Công ty Akara Resources không sử dụng độc tố asen hay mangan trong hoạt động khai thác, còn tỷ lệ xyanua trong chất thải rất thấp và đã được xử lý đúng quy trình. “Một điếu thuốc lá hay một tách cà phê có thể chứa hàm lượng xyanua tương tự những gì trong rác thải của chúng tôi. Còn asen và mangan có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong người. Chúng tôi đã tìm thấy nồng độ tương tự của hai chất này trong cơ thể những người sống cách công ty 50 km”, ông Foulis nói với báo giới.
Kingsgate cũng tuyên bố đã đổ khoảng 1 tỉ USD vào mỏ Chatree và sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 1 tỉ USD nữa nếu được phép hoạt động tiếp tục cho đến khi hết hạn thuê vào năm 2028. “Năm năm trước, chúng tôi vay 60 triệu USD để đầu tư mở rộng khu mỏ, đến giờ vẫn chưa thể thu hồi vốn. Những quyết định “chụp mũ” của chính quyền Thái đòi đóng mỏ Chatree sẽ làm tổn thương niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Hy vọng chính phủ Thái sẽ suy nghĩ lại về quyết định vừa rồi”, ông Foulis nói.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Núi Mê Tín: Kho báu bí ẩn ám ảnh nhất nước Mỹ (P.2)
Người tiếp theo khám phá ra mỏ vàng này là bác sỹ Abraham Thome. Ông sinh ra ở bang Illinois và cống hiến cả đời mình để chữa trị cho những người da đỏ ở các bang miền Tây nước Mỹ.
Có thời gian cuộc chiến giữa người da trắng và thổ dân Apache diễn ra căng thẳng. Người da đỏ bị quân đội chính phủ Mỹ vây hãm nhưng Tổng thống Abraham Lincoln sớm đưa ra một thỏa ước cho khu vực. Theo đó, một khu bảo tồn được thành lập dọc dòng sông Verde, gần Fort McDowell, để trở thành nơi dành cho bộ tộc Apache được độc quyền cư trú.
Một cục vàng được lấy từ núi Mê Tín (Ảnh: Examiner)
Bác sĩ Thorne đã đến sinh sống và làm việc giữa những người da đỏ. Ông nhanh chóng có nhiều bạn bè và được các tộc trưởng quý mến vì đã giúp đỡ họ chữa bệnh, đỡ đẻ và dạy họ cách vệ sinh cơ thể.
Năm 1870, một sự kiện kì lạ xảy ra trong sự nghiệp của bác sỹ Thorne. Những người già của bộ lạc đến chỗ ông và đưa ra một đề nghị. Vì ông được coi là một người tốt và là bạn của bộ lạc Apache, họ sẽ dẫn ông tới một nơi ông có thể tìm thấy vàng. Điều kiện duy nhất là ông sẽ bị bịt mắt trong suốt chuyến đi khoảng 20 dặm.
Bác sỹ Thorne đồng ý và họ dẫn ông tới một hẻm núi lạ rồi cởi khăn che mắt cho ông. Sau đó, bác sĩ Thorne viết trong một tài liệu rằng ông đã nhìn thấy một mỏm núi lởm chởm dài khoảng 1 dặm. Gần chân hẻm núi là những khối vàng nguyên chất nằm chồng lên nhau. Ông được nhặt về bao nhiêu tùy thích và sau đó ông đã bán lượng vàng mang về được 6.000 USD.
Tuy nhiên, rất ít người may mắn như vậy. Không biết đã có bao nhiêu người phải bỏ mạng, hoặc biến mất một cách kì lạ và không bao giờ quay lại trong hành trình tìm kiếm mỏ vàng bí ẩn này.
Mùa hè năm 1880, hai người lính trẻ vừa giải ngũ đến thị trấn Pinal, bang Arizona, để xin vào làm trong mỏ Silver King của ông Aaron Mason. Hai người này nhờ Mason xem thử chất lượng một ít vàng sống mà họ nhặt được khi đi qua Núi Mê Tín.
Mason kinh ngạc khi thấy một túi đầy vàng sống chất lượng cao. Hai người lính kể rằng họ đang săn hươu trên núi và đã dồn nó vào một hẻm núi. Trên đường ra, họ phát hiện một đường hầm mỏ cũ. Cái túi vàng chỉ là một số ít mà họ nhặt từ đó.
Mason mua lại số vàng của hai người lính và đề nghị sẽ cung cấp thiết bị để họ quay lại khu mỏ đó. Hai người lính đồng ý vì họ tin rằng thời gian được đào tạo kỹ về cách xác định phương hướng trong quân đội sẽ giúp họ tìm lại chỗ cũ. Họ lên đường ngay ngày hôm sau, nhưng không bao giờ quay lại nữa.
Mason đợi 2 tuần không thấy liền cử một đội đi tìm. Xác một người lích được tìm thấy cạnh đường mòn dẫn đến núi trong tình trạng không mảnh vải che thân. Anh ta bị bắn vào đầu. Thi thể người lính thứ hai được tìm thấy ngày hôm sau trong tình trạng tương tự.
Núi Mê Tín ngày nay tiếp tục thách thức những người ưa mạo hiểm (Ảnh: 5RF)
Một năm sau, một người khai mỏ tên là Joe Dearing đến Pinal làm việc và đã nghe câu chuyện về hai người lính. Anh ta lên đường tìm đến Núi Mê Tín và tìm thấy một khu mỏ hình chiếc phễu. Lối vào đã bị phá hủy và bị đất đá chặn lại. Dearing trở về và xin vào làm ở mỏ Silver King với ý định dành dụm tiền để tự khai phá mỏ vàng. Nhưng 1 tuần sau anh ta bị giết.
Một cái chết bí ẩn khác liên quan đến Mỏ Người Hà Lan Mất tích là Elisha Reavis, có biệt danh Người điên của Núi Mê Tín. Từ năm 1872 tới khi chết năm 1896, ông sống ở khu vực hẻo lánh nhất của ngọn núi và trồng rau sinh sống. Những người da đỏ không bao giờ làm phiền ông vì họ sợ những người điên bị nguyền rủa. Người ta kể rằng Reavis hay chạy trong lúc chẳng mặc gì và bắn vào các vì sao.
Tháng 4/1896, một người bạn của Reavis không thấy ông đến thị trấn như thường lệ nên đến chỗ ở tìm ông. Người bạn phát hiện xác không đầu của Reavis gần nhà, và cái đầu bị vứt ở chỗ khác. Cùng năm Reavis bị giết, hai người miền Đông đi tìm mỏ vàng cũng không bao giờ trở lại...
Theo Danviet
Núi Mê Tín: Kho báu bí ẩn ám ảnh nhất nước Mỹ (P.1) Nằm ngay phía đông Phoenix, bang Arizona, Mỹ, là một vùng núi hiểm trở và là nơi thỉnh thoảng có người đến, nhưng không bao giờ quay về. Đó là một địa điểm của sự kì bí, của những huyền thoại và được gọi bằng tên Núi Mê Tín. Những cuộc đi tìm kho báu thường ly kỳ và ẩn chứa nhiều nguy...