Thái Lan đóng cửa đảo du lịch nổi tiếng để bảo vệ môi trường
Tất cả du khách sẽ không thể đến thăm đảo Koh Tachai, hòn đảo du lịch nổi tiếng của Thái Lan bắt đầu từ ngày 15.10 tới.
Hòn đảo xinh đẹp Koh Tachai sẽ đóng cửa vĩnh viễn đối với tất cả du khách. AFP
Báo Bangkok Post (Thái Lan) đưa tin, giới chức nước này đã ra quyết định đóng cửa vô thời hạn hòn đảo xinh đẹp Koh Tachai trong khu vực công viên biển quốc gia Similan (tỉnh Phang Nga). Quyết định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 15.10.2016 đối với tất cả du khách.
Ông Tunya Netithammakul, Tổng giám đốc Cơ quan quản lý vườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên Thái Lan cho biết việc đóng cửa hòn đảo này là nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong vườn quốc gia Similan và khu dự trữ sinh quyển.
Theo ông Tunya Netithammakul: “Nhờ sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, Koh Tachai đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Điều đó đã dẫn tới tình trạng quá tải và gây giảm sút nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên và môi trường”. Ông nói rằng việc đóng cửa đảo này là cần thiết trước khi “những thiệt hại trở nên vô phương cứu chữa”.
Video đang HOT
Với nhiều hòn đảo và bãi biển đẹp, Thái Lan được nhiều du khách chọn làm điểm đếnREUTERS
Bên cạnh việc đóng cửa vô thời hạn đảo Koh Tachai, tất cả các khu bảo tồn đại dương cũng sẽ đóng cửa từ giữa tháng 5 tới giữa tháng 10.
Bộ Tài nguyên môi trường Thái Lan hồi năm 2015 đã từng cảnh báo đảo Koh Tachai bị đe dọa bởi chất thải, rác, ô nhiễm môi trường phát sinh từ lượng du khách quá đông. Thời điểm đó, chính quyền Thái Lan đã ra quy định đóng cửa các quán bar và hạn chế du khách tới đảo.
Được biết, đảo Koh Tachai là khu vực bảo tồn nguyên sinh chứ không phải một điểm du lịch. Trên thực tế, mỗi bãi biển chỉ đủ cho 70 du khách nhưng số lượng du khách lên tới hơn 1.000 người.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc tuyên bố xây đảo ở Trường Sa để 'bảo vệ môi trường'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố việc bồi lấp, cải tạo trái phép đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ nâng cao khả năng bảo vệ môi trường.
Trung Quốc bồi đắp, cải tạo đá Subi, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 6/5 tuyên bố hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc sẽ "nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ môi trường", các biện pháp như hút cát, nghiền san hô, xây dựng đảo "đã được tính toán kỹ lưỡng", theo Xinhua.
Giới chuyên gia hải dương Mỹ cáo buộc những hành động của Trung Quốc thời gian qua khiến san hô ở Biển Đông bị tàn phá nghiêm trọng. Philippines cũng cho rằng Trung Quốc hủy hoại môi trường sinh thái ở Trường Sa.
Hôm 5/5, một nhóm thanh niên Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn ngư dân Philippines và các ngư dân nước ngoài khai thác nguồn lợi.
"Khi chúng tôi ở đó hồi năm ngoái, cư dân địa phương xác nhận với chúng tôi rằng các tàu Trung Quốc thường xuyên thải hoá chất để phá hoại san hô và sinh vật biển", trang Breibart hôm 5/5 dẫn Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI), một tổ chức của thanh niên Philippines.
Hồi tháng 7/2015, Antonio Carpio, phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines, phát thông cáo cáo buộc Trung Quốc phá huỷ 17 đá gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khi xây đảo nhân tạo phi pháp ở đó. "Dù họ chiếm 7 đá, họ dùng các nguyên liệu lấp đầy từ 10 đá khác, vì vậy thực chất Trung Quốc phá hoại tổng cộng 17 đá", ông Carpio cáo buộc.
Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với các nước trong ASEAN là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Những năm gần đây, Trung Quốc bị cáo buộc ngày càng quyết đoán trong cách hành xử ở Biển Đông. Nước này đã bồi lấp trái phép đảo nhân tạo, xây đường băng, trạm radar, hải đăng phi pháp ở Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Văn Việt
Theo VNE
Có gì đặc biệt ở hòn đảo trong lành nhất hành tinh? Mặc dù chỉ đứng thứ hạng 62 với số điểm 74,34 về chỉ số môi trường, Seychelles đã vượt mặt tất cả cả nước về chỉ số chất lượng không khí cùng điểm số vô cùng bất ngờ 97,2 điểm. Chỉ số EPI (Environmental Performance Index) dùng để đánh giá sự iểu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường của các quốc...