Thái Lan đóng cửa các trường học tại thủ đô Bangkok
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, chính quyền thủ đô Bangkok ( Thái Lan) đã quyết định đóng cửa các trường học trong vòng 2 tuần, trong khi Singapore thông báo cấm du khách đến từ Nam Phi nhập cảnh.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Narathiwat, Thái Lan ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, chính quyền thủ đô Bangkok cho biết toàn bộ các trường học ở thành phố này sẽ đóng cửa trong 2 tuần sau kỳ nghỉ lễ Năm mới. Ngày 1/1, Thái Lan đã ghi nhận 279 ca nhiễm mới, chủ yếu có liên quan đến “ổ dịch” lao động nhập cư tại tỉnh Samut Sakhon, phía Nam thủ đô Bangkok và một ổ dịch khác có liên quan đến các sòng bạc trái phép ở tỉnh Rayong, miền Nam nước này. Hiện các ca nhiễm mới cũng đã xuất hiện ở thủ đô Bangkok, buộc chính quyền thành phố này phải siết chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Theo người phát ngôn chính quyền thủ đô Bangkok, ông Pongsakorn Kwanmuang, lực lượng chức năng đã bắt đầu phát hiện các ca nhiễm mới là học sinh, sinh viên, và những người kinh doanh dịch vụ. Do đó, chính quyền quyết định phải đóng cửa thêm nhiều cơ sở khác. Toàn bộ trường học, trung tâm chăm sóc người già và trẻ nhỏ ban ngày, các trung tâm dạy thêm sẽ phải đóng cửa từ ngày 4/1 đến 17/1, trong khi các cơ sở khác trong đó có công viên giải trí, sân chơi, phòng tắm công cộng, phòng massage sẽ phải đóng cửa từ ngày 2/1. Hiện chính quyền thủ đô Bangkok cũng đang cân nhắc biện pháp hạn chế ăn tại cửa hàng, song nhà chức trách sẽ thảo luận thêm về biện pháp này trong ngày 2/1.
Tính đến nay, quốc gia Thái Lan ghi nhận tổng cộng 7.163 ca nhiễm, trong đó có 63 người không qua khỏi.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Singapore thông báo sẽ cấm nhập cảnh đối với những người có lịch sử đi lại ở Nam Phi trong vòng 14 ngày gần nhất.
Theo Bộ Y tế Singapore, toàn bộ những người cư trú dài hạn hoặc ngắn hạn, hoặc quá cảnh tại Singapore nếu đã từng ở Nam Phi trong vòng 14 ngày gần đây nhất đều không được phép nhập cảnh nước này. Đối với những người là công dân hoặc thường trú ở Singapore khi trở về từ Nam Phi sẽ phải xét nghiệm COVID-19 bắt buộc khi bắt buộc cách ly 14 ngày. Các biện pháp mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 4/1.
Nhà chức trách Nam Phi đã phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2, có tên là 501.V2, từ giữa tháng 12/2020. Tương tự biến thể VUI-202012/01 phát hiện tại Anh, biến thể 501.V2 được cho là dễ lây nhiễm hơn so với chủng gốc.
* Trong thông điệp Năm mới gửi tới người dân, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ tin tưởng nước này có thể vượt qua đại dịch và sẽ thấy tương lai tươi sáng hơn trong năm 2021.
Theo ông Duterte, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người cũng như gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, con người đã thu lại rất nhiều bài học từ đại dịch này, như đã nhận ra được giá trị của cuộc sống con người và các mối quan hệ, cũng như sự sẻ chia và sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Tổng thống Philippines cho rằng năm 2021 sẽ là năm dành cho những khởi đầu mới và là năm dành cho những hy vọng.
Trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 1.765 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 475.820. Tổng số ca tử vong tại Philippines tính đến thời điểm này là 9.248 người.
Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình
Hơn 10.000 người Thái Lan tập trung tại thủ đô Bangkok trong cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Những người tham gia biểu tình tập trung ở thủ đô Bangkok hôm 16/8, hô khẩu hiệu "đất nước thuộc về nhân dân", kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ, một chủ đề từng bị cấm kỵ tại Thái Lan, đồng thời yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập hiến pháp mới.
Các cuộc biểu tình do sinh viên Thái Lan dẫn đầu diễn ra gần như hàng ngày trong tháng qua, tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16/8 thu hút số lượng lớn tham gia ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi trải qua nhiều thập niên biểu tình và kết thúc bằng các cuộc đảo chính quân sự.
Người tham gia biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 16/8. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho hay "Thủ tướng đã bày tỏ quan ngại với các quan chức và những người biểu tình nhằm tránh bạo lực". Ông Prayuth cũng lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ. Cung điện hoàng gia Thái Lan hiện chưa bình luận thông tin.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bất bình của người Thái Lan ngày càng tăng, liên quan các cáo buộc tham nhũng, các vụ bắt một số thủ lĩnh sinh viên vì biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Một số nhóm sinh viên còn ra yêu sách 10 điểm, đòi cải cách chế độ quân chủ do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu, gồm hạn chế quyền lực của vua với hiến pháp, tài sản hoàng gia và lực lượng vũ trang.
Động thái được xem là phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở Thái Lan khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm. Tuy nhiên, Vua Vajiralongkorn đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth không thi hành luật khi quân ở thời điểm này.
Biểu tình lớn chưa từng có tại Bangkok kể từ đảo chính 2014 Hàng nghìn người biểu tình hôm nay (16/8) đã tập trung ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, chứng minh rằng phong trào của họ đã vượt ra ngoài khu trường sở. Theo AP, người biểu tình tập trung tại Tượng đài Dân chủ - địa điểm truyền thống của các hoạt động chính trị. Hàng trăm cảnh sát và một nhóm nhỏ...