Thái Lan – Đời thường xáo trộn vì biểu tình
Cuộc khủng hoảng chính trị leo thang tại Thái Lan trong những tuần vừa qua đã gây xáo trộn và ảnh hưởng đến cuộc sống của dân thường nước này.
Bùng nổ hồi tháng 11 xuất phát từ một dự luật ân xá của chính phủ, những người biểu tình chống chính quyền Yingluck Shinawatra đã liên tục tuần hành rầm rộ, đòi nữ Thủ tướng phải từ chức. Họ cáo buộc bà là con rối cho anh trai, cựu Thủ tướng đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra giật dây.
Giới chuyên gia kinh tế lo ngại bất ổn chính trị kéo dài ở Thái Lan sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước này. Không những các ngành công nghiệp chính như ôtô, tài chính, ngân hàng… bị tác động nghiêm trọng mà ngành du lịch cũng hứng chịu tổn thất nặng nề do lượng khách nước ngoài đến Thái Lan giảm mạnh.
Nhiều nước đã ra khuyến cáo công dân nên cân nhắc các kế hoạch tới Thái Lan khi xung đột chưa chấm dứt.
Theo Bộ trưởng Giáo dục Chaturon Chaisaeng, có tới hơn 900 trường học với hàng trăm nghìn học sinh và giáo viên bị ảnh hưởng bới biểu tình. Việc học tập bị gián đoạn khiến cho Bộ này cùng với các cơ quan liên quan phải lập kế hoạch cung cấp các lớp học bổ sung để giúp học sinh bù đắp kiến thức bị bỏ lỡ.
Video đang HOT
Cuối tuần qua, hàng nghìn cảnh sát chống bạo động của Thái Lan đã được triển khai ở Bangkok trong nỗ lực giành lại các địa điểm biểu tình quanh những tòa nhà chính phủ bị phe chống chính phủ chiếm cứ nhiều ngày qua.
Trong bối cảnh khủng hoảng chưa có dấu hiệu kết thúc, những gì đang xảy ra ở Thái Lan hiện nay khiến nhiều người quan ngại về tác động lâu dài lên nền kinh tế nước này. Chính phủ lâm thời của bà Yingluck hiện nay không có khả năng phê chuẩn chi tiêu cho các dự án hạ tầng mới mà nếu được triển khai sẽ góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hảo (Tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan gửi thư cho Tổng thống Mỹ
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, người tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới, đã viết một lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng những nỗ lực của người biểu tình nhằm lật đổ chính phủ Thái Lan là "ủng hộ dân chủ".
Người biểu tình chống chính phủ cầm cờ Thái Lan trong một cuộc diễu hành ở thủ đô Bangkok ngày 25.1 - Ảnh: AFP
Ông Suthep trong tuần này đe dọa sẽ "đóng cửa" tất cả các tuyến đường dẫn đến các điểm bỏ phiếu nhằm tẩy chay cuộc bầu cử vào ngày 2.2 tới, theo AFP ngày 25.1.
Người biểu tình chống chính phủ còn tuyên bố sẽ bao vây các điểm bỏ phiếu.
Trong lá thư gửi cho ông Obama, ông Suthep cho rằng hành động này là ủng hộ dân chủ chứ không phải "nổi dậy chống dân chủ".
Lá thư này được đăng tải trên trang Facebook của ông Suthep vào ngày 25.1, theo AFP.
Những người biểu tình chống chính phủ đã tiến hành "đóng cửa Bangkok" kéo dài gần 2 tuần qua, muốn trì hoãn cuộc bầu cử thêm một năm và muốn có một "hội đồng nhân dân" không qua bầu cử nắm quyền điều hành đất nước.
Vào ngày 24.1, Tòa án Hiếp pháp Thái Lan đưa ra phán quyết cho rằng cuộc bầu cử do chính quyền Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đề xuất vào ngày 2.2 tới có thể bị trì hoãn do những cuộc biểu tình.
Đến nay cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã khiến cho 9 người chết và hàng trăm người bị thương do bạo lực kích ngòi từ những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ.
Thủ tướng Yingluck nhất quyết không từ chức và không trì hoãn cuộc bầu cử.
Cũng trong lá thư gửi cho ông Obama, ông Suthep cho rằng ông thừa nhận cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra (bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, anh trai của bà Yingluck) và bà Yingluck đã trúng cử trước đây, nhưng chính phủ của họ đại diện cho sự vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc dân chủ.
Trong ngày 25.1, những người biểu tình tiếp tục những cuộc diễu hành ở thủ đô Bangkok nhằm chống lại lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp tại đây.
Mỹ ngày 22.1 đã lên tiếng kêu gọi các bên ở Thái Lan cần kiềm chế, sau khi chính phủ bà Yingluck quyết định áp đặt luật tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và 3 tỉnh xung quanh trong vòng 60 ngày.
Theo TNO
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng...