Thái Lan đổi nông sản lấy…trực thăng Nga
Nga và Thái Lan đã thống nhất về việc trao đổi hàng nông sản lấy máy bay trực thăng chữa cháy trong chuyến thăm Nga vừa qua của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
Nga và Thái Lan đã thống nhất về việc trao đổi hàng nông sản lấy máy bay trực thăng chữa cháy trong chuyến thăm Nga vừa qua của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai cho biết nước này và Liên bang Nga đã thống nhất về việc trao đổi hàng nông sản lấy máy bay trực thăng chữa cháy.
Theo ông Don, phía Nga muốn mua 80.000 tấn cao su thiên nhiên và một số lượng gạo, trong khi Thái Lan muốn mua các máy bay trực thăng do Nga chế tạođể phục vụ cho công tác chống cháy rừng.
Máy bay trực thăng Mi-17 của Nga làm nhiệm vụ chữa cháy.
Video đang HOT
Một nhóm công tác chung của hai nước sẽ thảo luận về chi tiết của thỏa thuận này, như số lượng cụ thể hàng hóa trao đổi giữa hai bên trong thương vụ này, Ngoại trưởng Thái Lan cho biết thêm.
Ngoại trưởng Thái Lan còn khẳng định Nga đã cam kết sẽ ủng hộ Thái Lan trở thành thành viên mới của Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) và Bangkok đã sẵn sàng nộp đơn xin gia nhập tổ chức này.
Ông cho biết bằng cách gia nhập EEU, Thái Lan sẽ thuận lợi hơn trong việc hoàn thành mục tiêu tăng kim ngạch thương mại với Nga lên mức 320 tỉ bath, tức gấp 5 lần hiện nay trong 5 năm tới.
Thủ tướng Prayut kêu gọi Nga giúp Thái Lan phát triển các công nghệ tiên tiến để tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong nước khi đưa ra thị trường thế giới.
Tại một cuộc họp tại St Petersburg hồi đầu tuần này, ông Prayut và 7 bộ trưởng của Thái Lan đã đưa ra một danh sách chi tiết những thứ mà nước ông cần từ doanh nghiệp của Nga.
Thủ tướng Thái Lan khẳng định các công nghệ tiên tiến sẽ giúp hàng hóa của Thái Lan có giá trị gia tăng cao hơn và ít gây tác động cho môi trường hơn.
“Chúng tôi muốn Nga giúp đất nước chúng tôi phát triển các công nghệ tiên tiến, qua đó giúp sản phẩm của chúng tôi cạnh tranh hơn… Công nghệ là một loại hình đầu tư”, ông Prayut nói
Theo Một Thế Giới
Theo_Kiến Thức
Hàn Quốc khước từ lời ngỏ đối thoại của ông Kim Jong Un
Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết nước này vừa từ chối lời đề nghị đối thoại của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về vấn đề quân sự giữa hai miền.
Ông Kim Jong Un đã nêu quan điểm nối lại đàm phán liên Triều tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vừa kết thúc vào hôm 9-5. "Đây không được xem là một đề nghị chính thức đối với Hàn Quốc" - ông Jeong Joon-hee, người phát ngôn của Bộ Thống nhất, cho biết. Đây là nơi xử lý các mối quan hệ liên Triều của Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Jeong Joon-hee trong buổi họp báo hôm 11-5-2016. (Ảnh: Yonhap)
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định đã ghi nhận những phát biểu của ông Kim về đàm phán quân sự. Tuy vậy, ông Jeong Joon-hee phát biểu: "Đó chỉ là quan điểm được Triều Tiên đưa ra, phản ánh tình hình thực tại và vị thế của mình". Việc nối lại đàm phán song phương giữa hai miền một lần nữa bị hoãn lại.
Được nhận chức chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un cũng nói rõ rằng ông không có ý định từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Ông nhấn mạnh việc đối thoại giữa quân đội hai bên có thể đóng góp vào việc thống nhất và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, ông Jeong cho biết nếu miền Bắc chính thức đề nghị đàm phán, Seoul sẽ cân nhắc chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị. Theo ông, hiện nay Seoul xem bất kỳ lời mời gọi nói chuyện như một hành động tuyên truyền là chính và thiếu sự chân thành. Ông cho rằng việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi phát triển quân sự và không sẵn sàng tiêu trừ vũ khí hạt nhân là lý do chính khiến Seoul ngày càng cứng rắn trong đàm phán.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Ngả sang NATO, Moldova sẽ theo vết xe đổ Gruzia-Ukraine? Moldova hiện đang bị lôi kéo cắt đứt quan hệ với Nga, theo về với NATO. Nếu đi theo con đường này, Moldova có thể sẽ biến thành một "Ukraine mới". Mỹ muốn Moldova theo NATO, đuổi quân Nga khỏi Transnistria Trong kỳ trước với tiêu đề "Moldova: Chiến trường mới giữa Nga với Mỹ-NATO?" chúng ta đã biết rằng, quan điểm của...