Thái Lan dọa dùng quân sự vì bị Trung Quốc chặn đường bay
Chính phủ Thái Lan dọa dùng quân sự, để đáp trả chuyện Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (TQ) chặn đường bay dân sự.
Thai Airways là một trong những hãng hàng không bị ảnh hưởng nhiều nhất
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết ông cần phải sử dụng quyền hạn đặc biệt, nghĩa là Thái Lan dọa dùng quân sựsau khi Mỹ, Hàn, Nhật và TQ chặn đường bay dân sự.
Động thái ngăn chặn này xuất phát từ việc Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) tiến hành kiểm tra an toàn bay đối với các hãng hàng không và đường bay Thái từ ngày 19 đến 30.1.2015, và thông tin ban đầu cho thấy hàng không Thái không đạt các tiêu chuẩn an toàn bay.
Theo Điều 44 của Hiến pháp lâm thời Thái Lan, ông Prayuth có quyền sử dụng quân sự để ngăn chặn các lệnh liên quan đến tư pháp và hành pháp trong một số trường hợp đặc biệt. Đây là đặc quyền của ông sau khi lật đổ chính quyền nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hồi tháng 5 năm ngoái.
Trước đó, đặc quyền này đã khiến các tổ chức nhân quyền, chính trị gia, học giả và các chuyên gia pháp lý lo ngại.
Theo ông Prayuth, Thái Lan có thể sẽ thuê chuyên gia nước ngoài về để giúp ngành hàng không vượt qua các tiêu chuẩn quốc tế theo đánh giá của ICAO.
Giám đốc truyền thông của ICAO, Anthony Philbin, cho hay các vấn đề an toàn bay chủ yếu liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận khai thác hoạt động bay.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
Video đang HOT
Nền kinh tế Thái vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch, chỉ tính riêng khối ngành này đã đóng góp 10% vào nền kinh tế.
Và sự phụ thuộc này đã kéo nền kinh tế đi xuống khi lượng khách du lịch giảm mạnh do lo ngại vấn đề chính trị trong cuộc đảo chính năm 2014.
Giới chức Thái Lan vừa mới khấp khởi mừng thầm vì lượng khách du lịch tăng trở lại dịp đầu năm, chủ yếu là từ TQ và các nước châu Á, đã phải ngay ngáy lo.
Tháng 4 vốn là mùa cao điểm du lịch của đất nước nghìn chùa vì rơi vào dịp lễ mừng năm mới của Thái.
Theo ông Somchai Piputwat, giám đốc Cục hàng không Thái Lan, khoảng 100 chuyến bay đến Nhật đã bị hủy, đồng nghĩa với 3.000 vé máy bay bán ra phải được hoàn lại hoặc thay đổi.
Hãng hàng không quốc gia Thai Airways International bị ảnh hưởng nặng nề nhất, không thể mở rộng dịch vụ, dù rằng họ đang trong giai đoạn tái cơ cấu lớn.
Cục Hàng không liên bang Mỹ cho biết họ nhận thức được vấn đề an toàn bay mà ICAO đưa ra. Tuy nhiên cơ quan này từ chối trả lời câu hỏi liệu có xem xét lại tình trạng an toàn hàng không Thái hay không, và chuyển những câu hỏi này sang cho giới chức Thái Lan.
Các nhà phân tích cho rằng việc hạ cấp FAA trong đánh giá an toàn hàng không Thái Lan sẽ ngăn các hãng hàng không nước này mở rộng dịch vụ ở Mỹ, cũng như gây khó trong việc hợp tác đóng góp cổ phần.
Điều này cũng khiến khách hàng cân nhắc kỹ nếu chọn lựa máy bay của Thái, còn các sân bay Mỹ thì tăng cường thanh tra các hãng hàng không Thái hơn nữa.
Không riêng gì Thái Lan, đánh giá thấp của ICAO những năm qua đều là thách thức lớn đối với các nước có nền kinh tế khó khăn.
Ví dụ Philippines, vấn đề an toàn bay nhiều năm qua đã ngăn các hãng bay nước này mở rộng đường bay đến Mỹ, trong khi 51 máy bay của Indonesia hai năm nay bị cấm vào không phận của Châu Âu.
Thủ tướng Prayuth đã phải tranh thủ gặp riêng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tang ông Lý Quang Diệu ở Singapore hồi cuối tuần trước, đồng thời để đại sứ Thái Lan tại Nhật Bản lên tiếng điều đình việc Nhật Bản chặn đường bay.
Hiệu ứng Domino
Bộ trưởng Giao thông vận tải phụ trách về hàng không Thái, ông Prajin Juntong, cho biết Thái Lan từ cả thập kỷ nay vẫn gặp rắc rối với các tiêu chuẩn của ICAO.
Thực chất ICAO vẫn chưa công khai kết quả thẩm định cuối cùng, nhưng các quốc gia như Nhật, Hàn và TQ đã “đánh phủ đầu” các hãng hàng không và đường bay mới của Thái.
Ông Prajin cho rằng nếu không giải quyết nhanh chóng vấn đề an toàn bay, hiệu ứng Domino có thể hình thành và nhấn chìm ngành du lịch Thái.
Trước mắt, giới chức TQ từ chối kế hoạch khai thác hãng bay Orient Thai Airlines, và cả kế hoạch thuê đội bay Sky View mở rộng chuyến bay đến nước này. Hàn từ chối kế hoạch thuê hãng hàng không Asia Atlantic Airlines khai thác các chuyến bay mới. Nhật cũng có những động thái tương tự.
Ngoài ra, các hãng hàng không như Thai AirAsiaX, Nok Airlines cũng gặp nhiều trở ngại khi làm ăn với các hãng máy bay của Singapore.
Ông Prajin cho biết Cục hàng không dân dụng đã đề xuất một kế hoạch đối phó các vấn đề an toàn hôm 2.3, nhưng ICAO đã bác bỏ vì cho rằng đề xuất khung thời gian hai năm trong bản kế hoạch là quá dài.
Bản kế hoạch mới gửi đến ICAO khẳng định các thay đổi sẽ được thực hiện trong vòng 8 tháng.
Nhưng liệu có dễ dàng như vậy hay không với một cái gai mà hàng không Thái đã phải đối mặt suốt gần một thập kỷ qua.
Theo Một Thế Giới
Việt Nam tăng cường giám sát phi công
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đang yêu cầu các hãng hàng không giám sát nghiêm ngặt nội bộ đội ngũ phi công và thực hiện ngay nguyên tắc "2 người trong buồng lái" sau khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không giá rẻ của Đức - Germanwings.
Trao đổi với phóng viên, cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh cho biết sẽ triển khai ngay nguyên tắc "2 người trong buồng lái". Có 2 phương án đang được cân nhắc là bổ sung thêm 1 phi công cho mỗi tổ lái (hiện nay một tổ lái có 2 người) thành 3 phi công trong buồng lái hoặc khi một phi công cần ra ngoài phải có tiếp viên cùng ở trong buồng lái với phi công còn lại. Theo Cuc HKVN, chọn phương án 1 sẽ khó khăn vì phải tăng thêm nhân lực, chi phí cho mỗi chuyến bay. Do đó sẽ thiên về phương án 2.
Tai nạn của chiếc máy bay thuộc hãng Germanwings khiến hàng không các nước gấp rút tìm biện pháp khắc phục. Ảnh: Los Angeles Times
Theo yêu cầu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, sau vụ khủng bố 11-9, các hãng hàng không đều phải gia cố buồng lái với tính năng không thể đột nhập nếu bên trong khoá trái cửa. Tuy nhiên, quy định này đã bị lợi dụng như tình huống xảy ra với chuyến bay gặp nạn ở Pháp khiến nhà chức trách hàng không mỗi quốc gia phải tính toán phương án phòng ngừa cho tình huống này.
Trong thực tế cũng đã có những hãng hàng không đưa vấn đề này vào tài liệu khai thác. Vietnam Airlines cho biết trong tài liệu khai thác bay của Vietnam Airlines (Flight Operation Manual - FOM) được Cục Hàng không phê chuẩn từ 2005 và tiếp tục duy trì cho đến bản mới nhất được Cục phê chuẩn năm 2014 đã đề cập vấn đề này. Cụ thể, trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, trước khi có người lái nào rời buồng lái vì bất kể lý do gì phải gọi một tiếp viên vào và tiếp viên đó phải ở trong buồng lái cho tới khi người lái quay trở lại.
Ủy ban An ninh hàng không quốc gia sẽ triển khai tăng cường an ninh hàng không tới các cơ quan liên quan sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Pháp có nguyên nhân từ hành động cực đoan của lái phụ. Trên cơ sở đó, Cục HKVN đã ban hành Chỉ thị về quy tắc tăng cường an ninh và các giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện từ hôm nay.
Các hãng hàng không phải tăng cường ngay hoạt động giám sát an ninh nội bộ đối với đội ngũ phi công. Về phía nhà chức trách hàng không sẽ rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung các biện pháp an ninh, trong đó có giải pháp liên quan đến tình huống xảy ra như vụ máy bay của Germanwings.
Theo quy định hiện hành, các hãng hàng không phải ban hành quy tắc giám sát nội bộ phi công, nắm lý lịch và giám sát để phát hiện những điều bất thường trong đội ngũ phi công.
Theo Người Lao Động
"Công chúa" Korean Air có thể bị tù 10 năm Nếu bị kết tội, Heather Cho, con gái Chủ tịch Korean Air có khả năng phải ngồi tù tới 10 năm, và hãng hàng không sẽ phải nộp phạt tới 2 triệu USD. Vào ngày 19/1, phiên tòa xét xử Heather Cho, con gái của Chủ tịch Hãng hàng không Korean Air với cáo buộc vi phạm an toàn hàng không đã diễn...