Thái Lan điều tra 4 hãng tin ‘kích động biểu tình’
Cảnh sát Thái Lan mở cuộc điều tra 4 cơ quan truyền thông với cáo buộc “đăng nội dung xuyên tạc” và kích động biểu tình.
Cảnh sát Thái Lan hôm nay cho biết họ mở cuộc điều tra đối với các hãng tin này cùng trang Facebook của một nhóm biểu tình theo sắc lệnh khẩn cấp được ban hành tuần trước nhằm ngăn chặn làn sóng biểu tình chống chính phủ và chế độ quân chủ.
“Chúng tôi nhận được thông tin từ các đơn vị tình báo lo ngại rằng một số nội dung và thông tin xuyên tạc đã được sử dụng và phát tán nhằm gây hoang mang và xúi giục bất ổn xã hội”, phát ngôn viên cảnh sát Thái Lan Kissana Phathanacharoen cho biết.
Đoàn người biểu tình ở Bangkok hôm 18/10. Ảnh: Reuters
Ông cho hay Bộ Xã hội và Kinh tế Số sẽ điều tra và có những hành động phù hợp với các cơ quan truyền thông trên, nói thêm rằng chính quyền không có ý định hạn chế tự do báo chí.
Putchapong Nodthaisong, phát ngôn viên của Bộ Xã hội và Kinh tế Số, cho biết đã yêu cầu tòa án phát lệnh gỡ bỏ nội dung của 4 hãng truyền thông và một tài khoản Facebook của nhóm biểu tình, trong số hơn 300.000 nội dung bị cáo buộc vi phạm luật pháp Thái Lan.
Video đang HOT
Thông báo này khiến các nhóm truyền thông tức giận, cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tấn công quyền tự do báo chí.
Prachatai, một hãng tin độc lập đang bị điều tra, cho rằng đây là “nỗ lực kiểm duyệt” của chính phủ và tuyên bố sẽ tiếp tục đưa tin như trước đây.
Chính phủ Thái Lan hôm 15/10 áp lệnh cấm đưa tin tức thời sự và thông tin trực tuyến có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, cũng như cấm các cuộc tụ tập chính trị từ 5 người trở lên, trước làn sóng biểu tình ngày càng cao.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra hàng ngày bất chấp lệnh cẫm. Theo cảnh sát Bangkok, khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô hôm 18/10.
“Chúng tôi sẽ truy tố tất cả những ai tham gia”, phó cảnh sát trưởng Bangkok Piya Tawichai cho biết, nói thêm đã có 74 người biểu tình bị bắt từ 13/10.
Biểu tình bùng phát ở Thái Lan từ tháng 7, kêu gọi Thủ tướng Prayuth từ chức, sửa đổi hiến pháp do quân đội soạn thảo, đòi cải cách chế độ quân chủ và bãi bỏ luật khi quân, kêu gọi minh bạch hơn về tài chính hoàng gia và không để hoàng gia tham gia vào chính trị.
Thủ tướng Prayuth đã tuyên bố sẽ không từ chức. Ông hôm nay cho hay sẽ triệu tập phiên họp quốc hội bất thường nhằm thảo luận tình hình.
“Chúng tôi chỉ yêu cầu mọi người không làm điều sai trái và phá hoại tài sản của chính phủ cũng như người dân”, ông nói. “Những gì chính phủ cần làm là bảo vệ chế độ quân chủ”.
Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng dẹp biểu tình
Cảnh sát Thái Lan sử dụng vòi rồng dẹp biểu tình ở trung tâm Bangkok trong bối cảnh người dân tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấm.
Khoảng 2.000 người tối 16/10 tiếp tục tập trung ở khu trung tâm mua sắm của thủ đô Bangkok, yêu cầu thả những người biểu tình đã bị bắt và tiếp tục kêu gọi phản đối Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động ngay lập tức đã được triển khai tới khu vực biểu tình. Các sĩ quan kêu gọi người dân về nhà hoặc bị trấn áp bằng vòi rồng. Cách đó vài trăm mét, hàng trăm người biểu tình đã chặn một đoạn đường, hát quốc ca Thái Lan và yêu cầu cảnh sát "rời đi".
Cảnh sát chống bạo động sau đó sử dụng vòi rồng chĩa về hướng người biểu tình, khiến nhiều người dùng ô để chống đỡ. Đám đông sau đó nhanh chóng được giải tán, song nhiều người khẳng định sẽ còn tiếp tục xuống đường.
Theo một bệnh viện tại Bangkok, 4 cảnh sát và một người biểu tình bị thương.
Thủ tướng Prayut đã cảnh báo người biểu tình tối 16/10 "không vi phạm luật pháp" và cảnh sát cũng chặn địa điểm dự kiến diễn ra biểu tình. Tuy nhiên, đám đông đổi địa điểm sang khu trung tâm mua sắm Pathumwan.
Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng trấn áp biểu tình ở trung tâm Bangkok tối 16/10. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Thái Lan hôm 15/10 ban sắc lệnh khẩn cấp cấm tụ tập hơn 4 người, song khoảng 10.000 đã phớt lờ biện pháp này và biểu tình tới đêm cùng ngày, bất chấp nỗ lực giải tán của cảnh sát.
Người biểu tình cáo buộc ông Prayuth, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, đã thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục giữ quyền lực. Tuy nhiên, Thủ tướng Thái Lan cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng và khẳng định sẽ không từ chức.
Đám đông còn đưa ra một số yêu cầu khác, như thay thế bản hiến pháp do chính quyền quân sự soạn thảo hiện nay; cải cách chế độ quân chủ, vốn bị cáo buộc giúp quân đội mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị trong nhiều thập kỷ. Người biểu tình cũng đề nghị hoàng gia minh bạch hơn về hồ sơ tài chính, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước lao dốc vì Covid-19.
Các cuộc biểu tình phần lớn diễn ra trong hòa bình. Sự cố cụ thể duy nhất mà chính phủ viện dẫn để áp dụng các biện pháp khẩn cấp, dẫn tới lệnh bắt hai người biểu tình, là việc đám đông vây quanh xe chở Hoàng hậu Suthida và la ó. Tuy nhiên, giới chức cho hay các cuộc biểu tình đang gây tổn hại kinh tế và an ninh quốc gia.
Tranh cãi về khối tài sản 40 tỷ USD của vua Thái Ngân sách hoàng gia Thái Lan bị chất vấn Hàng chục nghìn người Thái Lan biểu tình ở Bangkok Người biểu tình vây xe chở Hoàng hậu Thái Lan Thái Lan cấm tụ tập để ngăn biểu tình
Mỹ truy tố vợ chồng chĩa súng vào đoàn biểu tình Patricia và Mark McCloskey, hai vợ chồng chĩa súng vào đoàn người biểu tình ở Missouri tháng trước, bị truy tố vì tội sử dụng vũ khí trái phép. "Vung vẩy vũ khí nhằm đe dọa những người tham gia biểu tình ôn hòa là bất hợp pháp. Thật may khi vụ này không leo thang thành bạo lực chết người. Loại hành...