Thái Lan điều quân đội ‘giam lỏng’ công nhân xây dựng ngăn dịch lây lan
Thủ tướng Thái Lan đã ra lệnh đóng cửa hàng trăm công trường xây dựng và điều binh sĩ đến giám sát, ngăn các công nhân về quê vì lo sợ họ mang mầm bệnh đi khắp nơi. Công nhân bị “giam lỏng” vẫn được trả 50% lương.
Nhân viên y tế và lực lượng an ninh kiểm tra một khu nhà ở dành cho công nhân xây dựng ở Bangkok – Ảnh chụp màn hình Bangkok Post
“Hãy thực hiện điều này nghiêm túc trong 1 tháng. Mọi thứ sẽ thay đổi sau đó”, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha khẳng định trong cuộc họp báo ngày 25-6. Nhà lãnh đạo Thái Lan bác bỏ phong tỏa toàn bộ thủ đô và cho rằng thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng lớn.
Theo ông Prayuth, trước mắt Thái Lan sẽ phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như công trường xây dựng ở Bangkok và 4 tỉnh biên giới giáp Malaysia. “Phong tỏa hoàn toàn nghe có vẻ ghê quá”, Thủ tướng Prayuth nêu quan điểm.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, thủ đô Bangkok hiện có khoảng 400 công trường xây dựng, với số công nhân lên tới 87.000 người. Tất cả các dự án này sẽ bị tạm dừng trong vòng 1 tháng.
Chính quyền sẽ tập trung kiểm tra các khu trại của công nhân xây dựng trong cuối tuần này và tuần tới. Bên ngoài các khu trại, quân đội sẽ được huy động để bảo đảm không công nhân nào trở về quê.
Việc phong tỏa sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28-6 sau khi chính quyền công bố chi tiết các biện pháp thực hiện. Bộ Lao động Thái Lan xác nhận các công nhân bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ tài chính (được nhận khoảng 50% lương).
Bangkok là tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19 thứ ba ở Thái Lan, với khoảng 1.000 ca mắc mới ghi nhận mỗi ngày. Hiện mới chỉ có 25% trong số 7 triệu dân số của thành phố đã được tiêm chủng, vẫn còn cách xa mục tiêu 70% dân số được tiêm mà chính quyền đã đề ra.
Theo báo Bangkok Post , đã có nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế cấp cao đề xuất phong tỏa toàn bộ Bangkok trong vòng 7 ngày để ngăn chặn lây nhiễm, giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị chính quyền bác bỏ.
Một số bệnh viện ở Bangkok và vùng phụ cận đã tạm ngừng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vì thiếu người; tình trạng thiếu giường bệnh vì số ca nhiễm tăng vọt cũng xảy ra ở Bangkok.
Để giải quyết tình trạng này, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Satit Pitutacha, những bệnh nhân COVID-19 chỉ mắc các triệu chứng nhẹ có thể phải tự chăm sóc tại nhà. Nhân viên y tế sẽ theo dõi từ xa thông qua một hệ thống giám sát đặc biệt.
“Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Trung tâm quản lý tình huống COVID-19 do thủ tướng đứng đầu”, ông Satit nói với báo Bangkok Post .
Ca nCoV lại tăng kỷ lục, Thái Lan áp thêm hạn chế
Thái Lan ghi nhận gần 3.000 ca nhiễm nCoV mới, mức kỷ lục trong một ngày, khi chính quyền ra lệnh hạn chế giờ hoạt động của các cửa hàng.
Giới chức Thái Lan hôm nay báo cáo thêm 2.839 ca nhiễm nCoV và 8 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong trên toàn quốc lên lần lượt 53.022 và 129. Dù từng kiểm soát Covid-19 tốt hơn nhiều nước, Thái Lan vẫn hứng chịu làn sóng đại dịch thứ ba nghiêm trọng, một phần do biến chủng nCoV từ Anh, dẫn đến 24.000 ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ trong vòng 24 ngày.
Một công nhân khử trùng hành lang một tòa chung cư ở Bangkok, Thái Lan, hôm nay. Ảnh: AFP .
"Các cơ quan chính phủ và lĩnh vực tư nhân nên cho nhân viên làm việc tại nhà càng nhiều càng tốt, bởi chúng tôi không muốn đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt hơn", phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Thái Lan Taweesin Wisanuyothin cho biết, đồng thời trấn an rằng vẫn đủ giường bệnh trên cả nước để ứng phó đợt bùng phát.
Giữa lúc diễn biến đại dịch phức tạp, Hiệp hội Bán lẻ Thái Lan thông báo các trung tâm thương mại tại 18 tỉnh nguy cơ cao, bao gồm thủ đô Bangkok, sẽ chỉ được hoạt động từ 11h đến 20h hàng ngày trong vòng một tuần, kể từ ngày 25/4.
Các nhà hàng trong trung tâm thương mại được mở cửa muộn hơn một giờ, trong khi cửa hàng tiện lợi được hoạt động từ 5h đến 22h. Trường học, quán bar và tiệm massage được yêu cầu đóng cửa cách đây một tuần và sẽ ngừng hoạt động cho đến tháng sau. Các nhà hàng bị cấm bán đồ uống có cồn trong nỗ lực thúc đẩy giãn cách xã hội.
Chương trình tiêm chủng gặp nhiều vấn đề của Thái Lan hôm nay nhận được thêm 500.000 liều vaccine Covid-19 từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Một triệu liều nữa dự kiến được giao vào giữa tháng 5. Thái Lan mới tiêm chủng cho chưa đến một triệu người trong tổng số khoảng 66 triệu dân.
Hàng trăm người Thái biểu tình phản đối luật khi quân Hàng trăm người tuần hành ở Bangkok, đốt lửa trước tòa án để phán đổi luật khi quân và kêu gọi trả tự do cho các thủ lĩnh biểu tình. Người biểu tình hô "Prayut, hãy từ chức", đề cập Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha, và "Bãi bỏ Điều 112" khi họ tuần hành hướng về Tòa án Hình sự ở Bangkok...