Thái Lan đẩy nhanh quá trình điện hóa, tham vọng thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu
Dù Chính phủ Thái Lan đã đẩy sớm kế hoạch sản xuất xe điện, nhưng các thành viên thuộc Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan còn muốn kế hoạch này diễn ra nhanh hơn.
Thái Lan đặt kế hoạch trở thành trung tâm sản xuất xe điện toàn cầu (Ảnh: Bangkokpost)
Hầu hết các giám đốc điều hành thuộc Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) muốn chính phủ đạt được mục tiêu sản xuất xe điện (EV) trước năm 2025, bất chấp động thái mới nhất của Thái Lan trước đó là điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhiều xe điện hơn so với kế hoạch ban đầu.
Tháng trước, Ủy ban Xe thế hệ mới Quốc gia đã thông qua đề xuất của khu vực tư nhân nhằm đẩy nhanh kế hoạch sản xuất xe điện, đặt mục tiêu mỗi chiếc xe điện bán ra tại Thái Lan được sản xuất trong nước vào năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu.
Kế hoạch táo bạo của Thái Lan cũng đặt ra mục tiêu xe điện chiếm 50% tổng số đăng ký ô tô mới vào cuối thập kỷ này, tức là tăng so với 30% trước đây.
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành quan trọng nhất của Thái Lan. Nó đóng góp vào khoảng 10% nền kinh tế, sử dụng 850.000 công nhân và hỗ trợ các ngành công nghiệp từ sắt thép đến hóa dầu và nhựa. Khoảng một nửa số ô tô sản xuất tại Thái Lan được xuất khẩu sang các nước như Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện quốc gia này đã đặt ra mục tiêu loại bỏ ô tô động cơ đốt trong. Bước tiếp theo của chính phủ là tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi đó, bằng cách đưa ra các ưu đãi về thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và phát triển các quy định thúc đẩy sản xuất xe điện.
Yossapong Laoonual, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xe điện Thái Lan từng cho biết: “Nếu chúng ta để quá trình áp dụng xe điện diễn ra một cách tự nhiên, có thể sẽ mất quá nhiều thời gian. Việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn”.
Theo kế hoạch mới, Thái Lan sẽ sản xuất 1,051 triệu EV vào năm 2025. Trong đó bao gồm 400.000 ô tô và xe bán tải, 620.000 xe máy và 31.000 xe buýt và xe tải, Chủ tịch FTI Supant Mongkolsuthree cho biết.
Thế nhưng, trong số 200 giám đốc điều hành thuộc FTI, có tới 47% cho rằng, họ muốn thấy Thái Lan đạt được mục tiêu này sớm hơn năm 2025, Wirat Uanarumit, Phó chủ tịch FTI cho biết, trong một cuộc khảo sát vừa qua.
Khoảng 31,5% đồng ý với mục tiêu năm 2025 và chỉ 10,5% muốn trì hoãn mục tiêu này thêm 5-10 năm nữa, Wirat Uanarumit nói.
Những người được hỏi tin rằng, nếu Thái Lan giải quyết được ba vấn đề đang cản trở sự chuyển dịch sang di chuyển bằng điện, thì sẽ có nhiều người được khuyến khích sử dụng xe điện hơn.
Có đến 78,5% muốn xem giá xe điện và dịch vụ bảo dưỡng hợp lý hơn. 75% tìm kiếm nhiều trạm sạc EV hơn trong khi 56% muốn thuận tiện hơn trong việc sạc xe điện và pin hỗ trợ lái xe đường dài.
Theo kết quả nghiên cứu, Chính phủ có thể giúp đẩy nhanh kế hoạch sản xuất xe điện bằng cách điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên lượng khí thải CO2 từ ô tô mới (76,5%), thiết lập tỷ lệ điện phù hợp cho người lái xe ô tô điện (59,5%) và thuế suất hỗ trợ sử dụng xe điện (55,5%).
Bất chấp sự ủng hộ của các thành viên điều hành FTI đối với việc sản xuất xe điện tại địa phương, 62,5% nhấn mạnh chính phủ cần giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi cung ứng động cơ đốt trong (ICE) vì hàng nghìn bộ phận ICE sẽ không còn được sử dụng trong các nhà máy lắp ráp xe điện.
Ông Supant ca ngợi mục tiêu xe điện mới đầy táo bạo và cho rằng, nó sẽ giúp hiện thực hóa tầm nhìn đưa Thái Lan – nơi được mệnh danh là “Detroit của châu Á” sẽ trở thành cơ sở sản xuất xe điện toàn cầu trong vòng 15 năm.
Thái Lan kêu gọi trên 1.000 người liên quan đến ổ dịch tại Samut Sakhon đi xét nghiệm
Trong nỗ lực nhằm dập tắt ổ dịch lớn nhất cả nước, giới chức Thái Lan kêu gọi trên 1.000 người trên khắp cả nước từng đến khu chợ hải sản lớn tại tỉnh Samut Sakhon, gần thủ đô Bangkok, từ ngày 1 - 18/12 vừa qua nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 19/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà chức trách đã phát hiện dịch bệnh bùng phát tại khu chợ này từ cuối tuần qua khi hàng trăm lao động tại đây có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Giới chức Thái Lan đã truy vết và phát hiện đến nay có 1.100 trường hợp liên quan đến ổ dịch lớn nói trên.
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Thái Lan ngày 22/12 xác nhận thêm 427 ca mắc COVID-19, trong đó có 397 trường hợp là lao động nhập cư và 16 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng đều có liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Samut Sakhon. Trong tổng số các ca COVID-19 được ghi nhận ở Thái Lan cho đến nay (5.716 ca), có tới 1.273 ca được phát hiện qua việc truy vết các trường hợp nhiễm bệnh.
Quân đội Thái Lan thừa nhận không thể phong tỏa hoàn toàn biên giới nước này trước những người di cư bất hợp pháp, thậm chí ngay cả khi Bộ Y tế xác nhận ổ dịch COVID-19 mới nhất tại khu chợ hải sản ở tỉnh Samut Sakhon có liên quan đến lao động nhập cư.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, người phát ngôn của Lục quân, Trung tướng Santipong Thammapiya, cho biết những lao động nhập cư bất hợp pháp vẫn đang qua biên giới bằng các con đường tự nhiên dù quân đội đã triển khai rất nhiều binh sĩ để bảo vệ biên giới dài 5.526 km.
Trung tướng Santipong thừa nhận những người di cư bất hợp pháp vẫn lẻn vào Thái Lan từ Myanmar, đặc biệt là tại các địa điểm như Tak, Chiang Rai và Kanchanaburi. Ông Santipong nói quân đội sẽ bổ sung nhiều nguồn lực hơn nữa, bao gồm máy bay không người lái, các đơn vị tuần tra di động và hàng rào dây thép gai để canh gác những khu vực có nguy cơ cao.
Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), lao động nhập cư chiếm 1/10 số người lao động ở Thái Lan và đóng góp khoảng 6,6% GPD của nước này.
* Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn thông báo của Bộ Y tế nước này cho biết từ 23h59 ngày 23/12, những du khách ngắn hạn đã được cấp thẻ du lịch hàng không có lịch sử du lịch đến bang New South Wales (Autralia) trong vòng 14 ngày cuối cùng trước khi khởi hành đến Singapore sẽ không được phép nhập cảnh nước này.
Ngoài ra, tất cả những người có thẻ dài hạn và du lịch ngắn hạn có lịch sử đến Vương quốc Anh trong vòng 14 ngày qua cũng sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh qua Singapore.
Bộ Y tế Singapore cho biết quy định này cũng sẽ áp dụng đối với tất cả những người đã được chấp thuận trước khi nhập cảnh vào nước này.
Các công dân Singapore từ Anh trở về sẽ phải tiến hành xét nghiệm PCR sàng lọc virus SARS-CoV-2 ngay khi đến sân bay Singapore và cách ly 14 ngày tại nhà. Đối với người Singapore, người có thẻ dài hạn nhập cảnh vào Singapore có lịch sử đến New South Wales trong 14 ngày cuối cùng trước khi khởi hành đến Singapore, họ sẽ phải cách ly 7 ngày tại nơi cư trú. Những người này cũng sẽ được yêu cầu xét nghiệm PCR trước khi kết thúc thời hạn cách ly.
Bộ Y tế Singapore cho biết lực lượng đặc nhiệm liên bộ đối phó với dịch COVID-19 của nước này đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình toàn cầu và các biện pháp kiểm soát biên giới đã được thắt chặt do tình hình xấu đi ở Anh và sự gia tăng số lượng các ca mắc COVID-19 ở New South Wales.
Hồi sức cấp cứu voi con bị tông xe Nhân viên cứu hộ Mana Srivate hồi sức cấp cứu cho chú voi con dựa theo lý thuyết áp dụng trên người và video từng xem. Mana được gọi tới cứu chú voi con bị tông xe khi đang trong ngày nghỉ vào tối 20/12. Con voi bị xe máy đâm phải lúc băng qua đường cùng đàn ở tỉnh Chanthaburi, miền đông...