Thái Lan: Đám đông biểu tình và người ủng hộ hoàng gia đối đầu trên phố
Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok tràn xuống đường biểu tình kêu gọi cải cách nền quân chủ ở Thái Lan.
Hôm 14/11, khoảng 2.500 người biểu tình tập trung tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Họ hát và nhảy múa bày tỏ quan điểm phản đối với chính phủ.
Cách đó vài km, hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia mặc áo vàng, vẫy cờ khi chờ đợi Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Nhà vua Thai Lan dự kiến sẽ tham dự một sự kiện địa phương trong ngày.
Những người biểu tình nói họ sẽ quay lưng khi đoàn xe Hoàng gia đi qua.
Người Thái Lan tràn xuống đường biểu tình. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Đám đông biểu tình tiếp tục kêu gọi cải cách nền quân chủ ở Thái Lan, phá bỏ điều cấm kỵ ở xứ chùa vàng.
“Một số người không ủng hộ Quốc vương, nhưng chúng tôi ở đây để ủng hộ ông ấy và chứng minh tất cả người dân Thái Lan đều yêu mến ông ấy”, Donnapha Kladbupha, 48 tuổi cho hay.
Hoàng gia Thái Lan chưa bình luận về đợt biểu tình mới đây.
Họ cũng không đua ra bất cứ bình luận nào về các cuộc biểu tình nổ ra từ tháng 7. Tuy nhiên tuần trước, Quốc vương Vajiralongkorn khẳng định những người biểu tình vẫn sẽ được yêu quý và Thái Lan là miền đất của sự thỏa hiệp.
Chỉ trích chế độ quân chủ từng được xem là điều cấm kỵ do luật cấm phỉ báng hoàng gia ở Thái Lan và có thể bị phạt từ tới 15 năm.
Vua Thái Lan lần đầu bình luận về phong trào biểu tình
Quốc vương Maha Vajiralongkorn ngày 1/11 nói Thái Lan là "vùng đất của thỏa hiệp", gợi ý về lối thoát cho bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng qua.
Bình luận công khai đầu tiên của Quốc vương Vajiralongkorn về các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hơn 4 tháng qua ở Thái Lan được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn độc quyền chung với CNN và Channel 4 News tại Cung điện Hoàng gia, thủ đô Bangkok.
Khi được hỏi ông sẽ nói gì với những người biểu tình xuống đường kêu gọi cải cách, Quốc vương Vajiralongkorn trả lời CNN ông "không có bình luận" song thêm rằng "Chúng tôi yêu quý tất cả người dân giống nhau".
Vua Vajiralongkorn trong lễ đăng quang tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, hồi tháng 5/2019. Ảnh: AP.
Khi được hỏi liệu có bất kỳ cơ hội thỏa hiệp nào với những người biểu tình đang thách thức quyền lực của ông không, Vua Vajiralongkorn cho biết "Thái Lan là vùng đất của thỏa hiệp".
Đây là lần đầu tiên nhà vua 68 tuổi của Thái Lan trả lời truyền thông nước ngoài kể từ năm 1979, khi còn là thái tử.
Vua Vajiralongkorn hôm qua cũng tham dự một nghi lễ tôn giáo nhằm đánh dấu thời điểm giao mùa tại Cung điện Hoàng gia. Ông thay trang phục cho tượng Phật Ngọc, bức tượng Phật quan trọng nhất ở Thái Lan, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa mưa sang mùa đông.
Trong những bộ quần áo màu vàng, hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia tụ tập tại cung điện và được Vua Vajiralongkorn, Hoàng hậu Suthida và Công chúa Sirivannavari chào đón.
Công chúa Sirivannavari chia sẻ với CNN rằng Thái Lan là một đất nước hòa bình. "Chúng tôi yêu quý người dân Thái Lan, dù bất kể chuyện gì xảy ra", cô nói.
Phong trào biểu tình ở Thái Lan nổi lên từ tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức với cáo buộc ông thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền. Người biểu tình cũng kêu gọi cải cách chế độ quân chủ để giảm bớt quyền lực của nhà vua. Họ yêu cầu đảo ngược những thay đổi cho phép quốc vương kiểm soát một số đơn vị quân đội và một cung điện trị giá hàng chục tỷ USD.
Theo hiến pháp Thái Lan, hoàng gia được tôn sùng ở vị trí cao nhất nhưng về nguyên tắc không được can dự vào chính trị, điều chính Vua Vajiralongkorn từng nhấn mạnh trong cuộc bầu cử năm ngoái. Người biểu tình tuyên bố ngay cả khi Thủ tướng Prayuth từ chức, họ vẫn biểu tình để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Nghìn người mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan Khoảng 1.200 người hôm nay tổ chức mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan sau khi nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở nước này yêu cầu cải cách thể chế. Vẫy quốc kỳ và cầm theo ảnh của Vua Maha Vajiralongkorn, đám đông thuộc một nhóm được gọi là "Thai Pakdee", chủ yếu gồm người cao tuổi, kêu gọi bảo vệ...