Thái Lan cũng “nhòm ngó” HQ-9 của Trung Quốc
Tạp chí Jane’s Defence Weekly, ngày 3/11 đưa tin, Trung Quốc sẽ triển khai hợp tác với Thái Lan trong xuất khẩu và hợp tác kỹ thuật quân sự.
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Tại triển lãm An ninh quốc phòng Bangkok 2013, nhiều doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với quân đội Thái Lan.
Video đang HOT
Theo nguồn tin từ các lãnh đạo của tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC) và công ty Technology Co, Ltd, hai công ty này đã tiến hành các cuộc tiếp xúc ban đầu với các quan chức lãnh đạo bộ quốc phòng Thái Lan để tìm kiếm sự hợp tác thương mại giữa hai bên trong lĩnh vực hệ thống vũ khí.
Theo báo cáo, hai nước Trung Quốc và Thái Lan đã thể hiện mong muốn hợp tác xuất khẩu và chuyển giao công nghệ các hệ thống vũ khí như hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của CPMIEC.
Ngoài ra, Thái Lan cũng định mua sắm một số trang thiết bị khác, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N trang bị trên tàu chiến, hệ thống phòng không tự hành tầm thấp FK-1000, xe bọc thép chống mìn CS-VP3.
Theo ANTD
Indonesia - Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác cùng phát triển xe tăng
Quân đội Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký các thỏa thuận chung nhằm hợp tác trong việc phát triển xe tăng hạng trung và các thiết bị thông tin liên lạc.
Kế hoạch hợp tác này nằm trong chương trình thúc đẩy hợp tác phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty chế tạo quốc phòng trong nước của Indonesia, một quan chức quân sự của nước này cho biết.
Trợ lý phụ trách hợp tác quốc tế của Ủy ban chính sách công nghiệp quốc phòng Indonesia, ông Silmy Karim, cho biết các thỏa thuận đã được đại diện của hai bên ký kết tại Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế lần thứ 11 (2013) tổ chức tại Istanbul/Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Silmy Karim, thỏa thuận thứ nhất là một thỏa thuận hợp tác về thiết kế và chế tạo xe tăng hạng trung giữa Công ty FNSS Defence Systems của Thổ Nhĩ Kỳ và Công ty PT Pindad của Indonesia, với nguồn kinh phí đóng góp chung của hai chính phủ. Thỏa thuận thứ hai là thỏa thuận về phát triển trang thiết bị thông tin liên lạc giữa Cty điện tử Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ với Cty PT LEN của Indonesia.
Trực thăng Bell 412, một kết quả của nền công nghiệp quốc phòng của Indonesia trong hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Ông Silmy Karim cho rằng: "Việc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ là một bước tiến nữa của Indonesia. Thổ Nhĩ Kỳ là nước có ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục hợp tác phát triển vũ khí trang bị quân sự với quân đội của các quốc gia khác".
Nguồn tin trên cũng cho biết, quân đội Indonesia có kế hoạch sẽ hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng nước ngoài để nghiên cứu phát triển xe tăng trong vòng từ 3 đến 4 năm tới, phát triển tên lửa trong vòng từ 3 đến 5 năm tới và phát triển máy bay chiến đấu trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tiếp theo.
Năm 2012, Indonesia đã ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước hợp tác với các hãng chế tạo nước ngoài, nhằm cùng nhau hợp tác phát triển các loại vũ khí trang bị quân sự, để nâng cao tiềm năng phát triển công nghệ quốc phòng cho các công ty nội dịa.
Theo ANTD
Tập đoàn Tata ra mắt lựu pháo xe kéo 155mm Bofors Vừa qua, Trung tâm Maneckshaw của Ấn Độ đã giới thiệu loại lựu pháo xe kéo 155mm Bofors do tập đoàn Tata - Ấn Độ nghiên cứu, phát triển. Để tăng cường khả năng cơ động cho các loại hỏa lực lựu pháo, Tập đoàn Tata đã sử dụng loại pháo lựu đạn 155mm Bofors cỡ nòng 52, lắp đặt trên các xe...