Thái Lan chưa công bố thêm thông tin các ca mắc mới trong lao động nhập cư
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan ngày 23/12 đã xác nhận thêm 46 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 39 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 7 ca được ghi nhận trong các khu cách ly, tuy nhiên nước này lại chưa công bố thêm thông tin về những ca mắc mới trong những lao động nhập cư.
Như vậy, tính đến trưa 23/12, tại Thái Lan đã có tổng cộng 5.762 ca mắc COVID-19, trong đó có 60 ca tử vong.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Thái Lan (CCSA) Taweesin Visanuyothin, 39 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng có nguồn gốc từ một ổ dịch ở tỉnh Samut Sakhon. Ông Taweesin cho biết số liệu thống kê về các khu nhà ở dành cho lao động nhập cư sẽ chưa được công bố và chính phủ trước tiên sẽ tìm hiểu thông tin về tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng bên ngoài các khu nhà đó.
Video đang HOT
Hiện có 4 địa phương ở Thái Lan chính thức áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới COVID-19. Tỉnh Samut Sakhon, nơi có khu chợ hải sản là tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh, đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn, tuyên bố địa phương này hiện là “khu vực cách ly” từ ngày 19/12 đến ngày 3/1. Trong khi đó, 2 tỉnh Samut Songkram và Samut Prakan đã công bố lệnh phong tỏa cho tới ngày 4/1, đóng cửa các địa điểm công cộng và hủy tất cả các sự kiện công cộng. Ngoài ra, tỉnh Chiang Mai ở miền Bắc Thái Lan đã áp dụng biện pháp phong tỏa tại 3 huyện Tha Ton, Malika và Mae Ai.
Trước đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tối 22/12 đã có bài phát biểu trên truyền hình gửi tới người dân, khẳng định quốc gia Đông Nam Á này phải tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong bối cảnh tình hình COVID-19 trở nên phức tạp. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Prayut phát đi tín hiệu về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hơn và đình chỉ việc nới lỏng du lịch, đồng thời cảnh báo kinh tế Thái Lan sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Theo Thủ tướng Prayut, Thái Lan sẽ phải tiếp tục hạn chế người nhập cảnh. Do tình hình COVID-19 nghiêm trọng ở nước ngoài, mối đe dọa lớn nhất sẽ là những người nhập cảnh mang theo virus gây bệnh. Điều đó có thể gây ra các vấn đề cho hệ thống y tế của Thái Lan và càng làm tổn hại đến nền kinh tế. Ông Prayut kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời cho biết có thể sẽ công bố thêm nhiều biện pháp hạn chế nữa và cam kết sẽ đẩy nhanh việc sản xuất và mua các loại vaccine ngừa COVID-19.
Ca Covid-19 ở Thái Lan tăng kỷ lục
Thái Lan dự kiến xét nghiệm hơn 10.000 người khi ca Covid-19 hàng ngày tăng kỷ lục, hầu hết là lao động nhập cư liên quan chợ tôm gần Bangkok.
Giới chức Thái Lan dự kiến tiến hành 10.300 xét nghiệm ở tỉnh phía tây Samut Sakhon, nơi ổ dịch xuất hiện, và các tỉnh lân cận như Samut Songkhram và Nakhon Pathom, phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 của Thái Lan Taweesin Wisanuyothin nói trong cuộc họp báo tại Bangkok hôm nay.
"Việc xét nghiệm để phát hiện các ca dương tính sẽ tiếp tục ở một số tỉnh và trên toàn quốc", ông nói thêm.
Lao động nhập cư từ Myanmar đứng sau hàng rào thép gai chặn lối vào chợ tôm liên quan đợt bùng phát Covid-19 ở tỉnh Samut Sakhon, phía tây nam Thái Lan hôm nay. Ảnh: Bangkok Post .
Thái Lan, quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV, phần lớn duy trì được sự kiểm soát dịch bệnh với 4.907 ca nhiễm và 60 ca tử vong. Quốc gia Đông Nam Á hôm nay xác nhận 576 ca nhiễm mới, gồm 516 lao động nhập cư liên quan đến một chợ tôm ở tỉnh Samut Sakhon, phía tây nam Thái Lan và gần thủ đô Bangkok. Thái Lan hiện đã phong tỏa tỉnh Samut Sakhon.
Ca đầu tiên ở Samut Sakhon là một người bán hàng tại chợ tôm Trung tâm, được phát hiện hôm 1/12. Kể từ đó, virus đã lan ra ngoài tỉnh, gồm cả Bangkok.
Các ca nhiễm mới còn lại gồm 19 ca ở Bangkok và 41 ca nhập khẩu. Hầu hết lao động nhập cư ở Samut Sakhon đến từ Myanmar, nơi dịch bệnh bùng phát nặng nề hơn nhiều so với Thái Lan. Giới chức y tế Thái Lan đã hành động sớm để hạn chế virus lây lan.
Các nước Đông Nam Á khác, gồm Singapore và Malaysia, cũng ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm là lao động nhập cư.
Sự gia tăng ca nhiễm ở Thái Lan xảy ra khi nước này đang tìm cách hồi sinh ngành du lịch bị đại dịch tàn phá nghiêm trọng. Thái Lan hôm 17/12 nới lỏng các hạn chế để cho phép nhiều du khách nước ngoài quay lại.
Bahrain phê duyệt vaccine Pfizer Bahrain cấp phép khẩn cấp cho vaccine Pfizer vào ngày 4/12, trở thành quốc gia thứ hai sau Anh phê duyệt vaccine này. Bahrain là một quốc gia Trung Đông phụ thuộc vào dầu mỏ với lực lượng lao động nhập cư đông đảo. Quốc gia này ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm nCoV trên đầu người cao nhất thế giới, theo dữ...