Thái Lan cho phép mở cửa các trường học, cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ hai
Sau 78 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào trong cộng đồng và ngày thứ hai hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào nhiễm bệnh .
Ngày 11/8, Văn phòng Ủy ban Giáo dục cơ bản (OBEC) của Thái Lan đã gửi thư cho tất cả cơ sở giáo dục trên cả nước, thông báo về việc có thể mở lại các lớp học như bình thường.
Học sinh và giáo viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Bangkok, Thái Lan, ngày 1/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các cơ quan chức năng Thái Lan vẫn khuyến cáo người dân về nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Dù có thể mở cửa hoàn toàn như bình thường từ ngày 13/8, nhưng các trường phải đảm bảo thực hiện 5 biện pháp y tế công cộng, bao gồm kiểm tra sức khỏe, đăng nhập ứng dụng phòng chống COVID-19 có tên gọi ThaiChana, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và giữ vệ sinh tay, và thực hiện giãn cách xã hội. Các hoạt động tụ tập đông học sinh sẽ chỉ được tổ chức sau khi thông báo cho văn phòng y tế địa phương.
Trong khi đó, Cục phó Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan Thanarak Plipat cho biết nước này cần chuẩn bị nhân sự cho các tổ chức và cộng đồng để ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai COVID-19 có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Ông cũng nhấn mạnh điều quan trọng nhất là người dân không được hoảng loạn nếu làn sóng thứ hai xuất hiện.
Trước đó, Bộ Y tế Thái Lan cũng cảnh báo quốc gia Đông Nam Á này có thể ghi nhận thêm những ca lây nhiễm mới vì đại dịch vẫn tiếp diễn trên toàn cầu, nhưng khả năng bùng phát trên quy mô lớn ở nước này có thể giảm bớt nếu công chúng duy trì cảnh giác. Hiện Bộ Y tế Thái Lan đang hỗ trợ nghiên cứu, đồng thời lên kế hoạch mua càng nhiều vaccine ngừa COVID-19 càng tốt.
Kể từ tháng 1 vừa qua, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 3.351 ca mắc COVID-19, trong đó có 58 trường hợp tử vong.
Campuchia tạm ngừng các chuyến bay từ Philippines
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Trong khi đó, để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp sẽ diễn ra vào tháng 12 tới, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia thông báo học sinh lớp 9 và lớp 12 có thể quay lại trường học bắt đầu từ tháng 9.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, thông cáo của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao cho biết quyết định trên là giai đoạn hai trong kế hoạch từng bước mở cửa lại trường học theo ba giai đoạn thời dịch COVID-19. Trong giai đoạn thứ hai này, mỗi lớp học không được vượt quá 15 học sinh và phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 lây lan theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó có việc thường xuyên vệ sinh khử khuẩn các phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi và phòng vệ sinh, các hình thức vận động buổi sáng được thực hiện theo nhóm nhỏ, trong khi các sự kiện tập trung đông người liên quan đến thể thao hay hội họp vẫn phải tạm ngừng.
Trong giai đoạn một, Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao Campuchia đầu tháng này đã công bố quy trình hoạt động tiêu chuẩn đối với 20 trường tư thục có tiêu chuẩn an toàn cao được phép mở cửa trở lại tại thủ đô Phnom Penh và các tỉnh Siem Riep, Battambang trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn.
Theo người phát ngôn Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao Campuchia Ros Soveacha, giai đoạn hai và giai đoạn ba phụ thuộc vào việc đánh giá của các trường tư thục được mở trở lại tại giai đoạn một.
Về diễn biến của dịch COVID-19, ngày 11/8, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo xác nhận thêm 15 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 266 trường hợp. Hiện đã có 220 trường hợp mắc COVID-19 tại Campuchia khỏi bệnh và nước này không ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, Campuchia cũng đã quyết định tạm ngừng các chuyến bay từ Philippines.
Theo giới chức Campuchia, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã thông qua quyết định trên, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 13/8, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân nước này. Chính phủ Campuchia đã đưa ra động thái trên sau khi 1 chuyến bay từ Philippines, chở theo 119 hành khách, đã hạ cánh xuống thủ đô Phnom Penh cuối tuần qua, đã có 13 người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện quốc gia Đông Nam Á này cũng đã ngừng các chuyến bay đến từ Malaysia và Indonesia từ ngày 1/8 sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhập cảnh từ các chuyến bay này tăng mạnh.
Dịch Covid-19 vừa ngớt, Thái Lan lại "lo sốt vó" với hệ lụy và virus khác
Số người tử vong do Covid-19 gián tiếp gây ra đang có xu hướng tăng ở Thái Lan, trong khi một loại virus khác cũng khiến giới chức quốc gia Đông Nam Á này phải lo lắng.
Theo Bangkok Post, một phát ngôn viên của Bộ Y tế Thái Lan cho biết hôm 25/5 nước này ghi nhận thêm 2 ca nhiễm và một ca tử vong vì Covid-19.
Trước đó một ngày, Thái Lan không ghi nhận ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 nào. Đây là lần thứ 4 trong một tháng, Thái Lan không có ca nhiễm và tử vong mới vì Covid-19. Hiện tại, số ca nhiễm Covid-19 của quốc gia Đông Nam Á này là 3.042, trong đó có 57 ca tử vong.
Cũng theo phát ngôn viên của Bộ Y tế, 2.928 bệnh nhân, chiếm hơn 96% tổng số người nhiễm Covid-19 ở Thái Lan, đã khỏi bệnh. Như vậy, Thái Lan chỉ còn 57 bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn phải điều trị tại bệnh viện.
Đây được xem là dấu hiệu tích cực trong việc kiểm soát dịch Covid-19 ở xứ Chùa vàng. Tuy nhiên, một hệ lụy nghiêm trọng đã xuất hiện và số người chết vì hệ lụy này được dự đoán có thể vượt số người tử vong vì dịch Covid-19 ở Thái Lan, theo Chiang Rai Times. Đó là tình trạng tự tử gia tăng.
Hồi tháng 4, một người đàn ông ở tỉnh Narathiwat, đã nhảy khỏi tầng 5 tòa nhà tại một bệnh viện công ở quận Phra Pradaeng, tỉnh Samut Prakan - nơi người này đang được cách ly tập trung. Vài ngày trước đó, một người đàn ông tại tỉnh Chiang Mai cũng tự tử sau khi nhận kết quả dương tính với Covid-19.
Một nhóm học giả Thái Lan tuần trước cảnh báo lo ngại về sức khỏe tinh thần khi nhiều người dân xứ Chùa vàng tự tử liên quan tới dịch Covid-19.
Nhóm học giả của Đại học Chiang Mai và Đại học Chulalongkorn đã nghiên cứu về tự tử kể từ sau ngày 26/3 - vài tuần trước khi chính phủ Thái Lan áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối phó dịch Covid-19. Kết quả phân tích khiến nhiều người bị sốc.
Theo nghiên cứu, chỉ trong 20 ngày, ít nhất 38 trường hợp đã tìm cách tự tử, 28 trong số này đã tử vong. Trong cùng khoảng thời gian đó, Thái Lan ghi nhận 38 ca tử vong vì Covid-19. Nhóm nghiên cứu cũng tranh luận về hai mặt của việc phong tỏa khi nó giúp giảm đáng kể số lượng ca nhiễm Covid-19 nhưng lại khiến nhiều người mất việc vì các hàng quán đều đóng cửa.
Sự gia tăng về số ca tự tử đến vào thời điểm Thái Lan đang phải dồn toàn bộ nguồn lực y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 và làm giảm đường cong dịch bệnh. Các biện pháp y tế công cộng để ngăn dịch lan rộng, trong đó có việc phong tỏa và cách ly xã hội kéo dài hàng tháng, khiến một số bệnh nhân có các bệnh tâm thần trước đó càng bị nặng hơn, Tawanchai Jirapramukpitak, một nhà dịch tễ học kiêm tâm thần học tại Viện nghiên cứu dân số và xã hội, Đại học Mahidol (Thái Lan), cho hay.
Theo Chiang Mai Times, Thái Lan là nước có tỷ lệ tự tử hàng năm đứng thứ 32 trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, không nước nào có tỷ lệ tự tử cao hơn Thái Lan.
Đại dịch Covid-19 và tác động lớn của nó tới kinh tế càng khiến cho tình hình tồi tệ hơn. Các học giả cảnh báo số ca tự tử vì kinh tế thậm chí sẽ vượt số ca tử vong vì Covid-19 nếu chính phủ Thái Lan không hành động kịp thời.
Tình trạng tự tử liên quan tới dịch Covid-19 gia tăng ở Thái Lan. Ảnh minh họa: Reuters
Số ca tự tử gia tăng không chỉ là vấn đề duy nhất khiến giới chức Thái Lan lo lắng. Một loại virus khiến ngựa chết hàng loạt cũng xuất hiện tại xứ Chùa vàng cùng thời điểm với đại dịch Covid-19. Các nhà nghiên cứu ban đầu lo lắng vì chưa biết về loại virus lạ và cho rằng nó có thể giống virus gây dịch Covid-19, theo Bloomberg. Nhưng sau khi gửi mẫu máu ngựa tới Anh phân tích, giới chức Thái Lan đã xác định được loại virus và từ đó có biện pháp phù hợp.
"Chúng tôi không biết nguyên nhân vì sao lũ ngựa chết. Sau đó, chúng tôi phát hiện virus tới từ những con ngựa vằn đang được "quá cảnh" ở Thái Lan trước khi đưa sang Trung Quốc", Nopadol Saropala, chủ một trang trại ngựa cách Bangkok 160 km, cho biết. Ông Saropala đã mất 18 con ngựa trong chưa đầy 2 tuần. Hơn 500 con ngựa đã chết ở Thái Lan kể từ khi virus lạ xuất hiện hồi cuối tháng 2.
Sau khi gửi mẫu máu tới Anh để phân tích hồi tháng 3, kết quả cho thấy virus lạ chính là loại gây ra bệnh ngựa châu Phi (AHS). Loại virus này tấn công vào phổi của vật chủ, gây sốt và dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Dịch bệnh AHS có thể tấn công ngựa, lừa, la, ngựa vằn, lạc đà hoặc chó, theo Viện Pirbright - có trụ sở tại Anh.
"Bệnh AHS có thể lây qua máu, tác động đến phổi, lá lách và các mô bạch huyết khác", các nhà nghiên cứu của Viện Pirbright cho hay.
Các triệu chứng bệnh AHS ở động vật bao gồm sốt, chán ăn, sưng quanh mắt, môi, má, lưỡi và cổ.
Virus gây bệnh AHS có khả năng lây nhiễm nhưng không trực tiếp qua tiếp xúc giữa ngựa với ngựa, mà do loại ruồi chuyên hút máu ngựa là trung gian truyền bệnh.
Giới chức Thái Lan đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn dịch AHS, trong đó có việc cấm xuất khẩu và nhập khẩu ngựa ít nhất 2 năm kể từ ngày ghi nhận ca nhiễm cuối cùng hoặc đợt tiêm vaccine gần nhất
Thái Lan đã tự sản xuất được các bộ kit xét nghiệm Covid-19 Các bộ kit xét nghiệm của Thái Lan được làm bằng kỹ thuật thời gian thực PCR theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được Tổ chức Y tế thế giới công nhận. Người phát ngôn Trung tâm quản lý tình huống Covid-19, bác sĩ Taweesin Visanuyothin, cho biết các bộ xét nghiệm trên được phát triển với sự hợp tác của công ty...