Thái Lan chi 18 triệu USD tổ chức chương trình âm nhạc mừng mở cửa
Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan dự kiến tổ chức hai chương trình âm nhạc ở Bangkok và Phuket với kinh phí 18 triệu USD để mừng đất nước mở cửa vào dịp năm mới sau thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Bắn pháo hoa bên ngoài Cung điện Hoàng gia Thái Lan (Ảnh: Bangkok Post).
Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng Thể thao và Du lịch Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn ngày 14/10 cho biết, sự kiện do chính phủ và khu vực tư nhân đồng tổ chức với kinh phí khoảng 500 – 600 triệu baht (khoảng 18 triệu USD). Trong đó, khoảng 200 triệu Baht (khoảng 6 triệu USD) được lấy từ ngân sách chính phủ, 300 – 400 triệu USD (12 triệu USD) từ hợp tác tư nhân.
Theo kế hoạch, hai nghệ sĩ nổi tiếng Lalisa Lisa Monaban và Andrea Bocelli, nhưng hiện chưa rõ quy mô khán giả tham dự chương trình nghệ thuật.
“Chúng tôi cần thảo luận với Bộ Y tế về số lượng khán giả được tham dự cũng như các biện pháp phòng dịch cho các sự kiện lớn khi chúng ta vẫn đang phải đối phó với dịch bệnh”, Bộ trưởng Phiphat nói.
Thái Lan đang dần mở cửa trở lại để khôi phục nền kinh tế do ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 hơn một năm qua. Thái Lan có kế hoạch bắt đầu từ ngày 1/11 tới sẽ không yêu cầu cách ly đối với du khách đã tiêm đủ liều vaccine từ ít nhất 10 quốc gia thuộc diện nguy cơ thấp.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thừa nhận rằng “quyết định này đi kèm với rủi ro nhất định”, nhưng là bước đi trọng yếu để vực dậy ngành du lịch.
Ông cũng tuyên bố, chính phủ Thái Lan sẽ hành động dứt khoát nếu các ca nhiễm gia tăng đột biến hoặc có sự xuất hiện của một biến thể Covid-19 mang khả năng lây lan cao.
Video đang HOT
Thái Lan đã ghi nhận hơn 10.000 ca Covid-19 mỗi ngày tính từ tháng 7 đến nay. Để thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa, Thái Lan đã đẩy mạnh chương trình tiêm chủng toàn dân. Hiện hơn 35% dân số của Thái Lan đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19. Hơn 53% người Thái Lan đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Cuộc sống "bình thường mới" ở các nước châu Á
Ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các nước châu Á - Thái Bình Dương đã từ bỏ chiến lược "Không Covid-19" và chuyển sang trạng thái "bình thường mới", với các biện pháp chống dịch linh hoạt.
Sự phổ biến của chủng Delta trên toàn cầu với khả năng lây nhiễm nghiêm trọng đã buộc hàng loạt quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thay đổi chiến lược chống dịch sau khi xác định không loại bỏ hoàn toàn được mầm bệnh.
Nhờ việc tăng tốc tiêm chủng, nhiều quốc gia trong khu vực đã nới lỏng lệnh hạn chế chặt chẽ và chấp nhận thích nghi với bình thường mới một cách cẩn trọng.
Người dân Singapore đã bắt đầu sống chung với Covid-19 (Ảnh: Reuters)
Một trong những nước tiên phong trong chiến lược "sống chung với Covid-19" ở châu Á là Singapore. Nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới, nước này đã bắt đầu nới lỏng dần các hoạt động và bỏ bớt các lệnh hạn chế chống dịch.
Mặc dù vậy, Singapore vẫn thận trọng theo dõi tình hình bệnh và có các biện pháp ứng phó khi họ nhận thấy hệ thống y tế có nguy cơ quá tải vì ca bệnh tăng cao. Gần đây nhất, Singapore đã bắt đầu mở lại biên giới bằng cách thiết lập hành lang đi lại an toàn với 10 nước. Các website hãng hàng không ghi nhận tình trạng truy cập quá tải khi số lượng lớn người dân đổ xô mua vé.
Phuket, Thái Lan đã mở cửa lại du lịch với du khách tiêm chủng đầy đủ và có kết quả xét nghiệm âm tính (Ảnh: Reuters).
Thái Lan, quốc gia có ngành công nghiệp du lịch "suy sụp" trong 2 năm qua, đã tìm cách khôi phục lại thế mạnh vốn có của họ. Với chương trình Sandbox (hộp cát) khá triển vọng, Thái Lan đã trở thành hình mẫu cho quốc gia trong việc mở ra hướng đi mới với việc khôi phục kinh tế trong khi chống dịch và đẩy mạnh tiêm chủng. Vào đầu tháng tới, Thái Lan sẽ nhân rộng mô hình này bằng cách mở cửa đón khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ từ 10 nước được xác định là có nguy cơ thấp bao gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức... Quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng danh sách này trong tương lai.
Tuần này, Indonesia bắt đầu mở cửa các đảo du lịch và đón khách trở lại với một số điều kiện (Ảnh: Reuters).
Indonesia, quốc gia từng là vùng dịch nghiêm trọng hàng đầu châu Á thời gian qua, đã bắt đầu kiểm soát được làn sóng lây lan bùng nổ của dịch bệnh và bắt đầu cân nhắc mở cửa lại du lịch. Các đảo Bali, Batam và Bintan chuẩn bị đón khách du lịch trở lại từ các nước có nguy cơ thấp, và có tỷ lệ xét nghiệm dương tính (trên tổng số xét nghiệm) dưới 5%.
Indonesia cho biết họ sẽ cẩn trọng, từng bước mở cửa kinh tế để tránh kịch bản dịch bệnh tồi tệ lặp lại. Vì vậy, họ vẫn sẽ du khách tới các đảo trên cách ly, nhưng với thời gian ngắn hơn là 5 ngày. Họ cho biết, chương trình sẽ được thực hiện thử nghiệm trước khi có thể được nhân rộng.
Khách du lịch đến sân bay sau khi Langkawi mở cửa trở lại với khách du lịch trong nước hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters).
Malaysia đã dừng lệnh cấm di chuyển giữa các bang và nới lỏng việc đi lại quốc tế đối với những người được tiêm chủng từ tuần này để mở cửa trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 ở người trưởng thành của đất nước đạt 90%. Malaysia hiện vẫn đang đóng cửa biên giới với hầu hết du khách nước ngoài và đang trong quá trình vạch ra kế hoạch để mở lại.
Hàn Quốc đang vạch chiến lược sống chung với Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Hàn Quốc ngày 13/10 đã thành lập một hội đồng chiến lược để thảo luận cách "sống chung với Covid-19" trong dài hạn, khi nước này dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa trở lại trong bối cảnh độ phủ sóng vắc xin tăng. Hiện nay, 78,1% dân số Hàn Quốc đã tiêm ít nhất một mũi, trong khi 60,7% đã tiêm đầy đủ.
Hàn Quốc dự kiến sẽ nới lỏng các hạn chế đối với những công dân đã tiêm vắc xin đầy đủ, đồng thời khuyến khích bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng và nhẹ dưới 70 tuổi chữa bệnh tại nhà.
Người Nhật Bản dùng bữa trong quán ăn hôm 1/10, ngày mà nước này gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Nhật Bản hiện đã tiêm chủng được gần 70% dân số và số ca bệnh ở nước này đã giảm mạnh. Quốc gia Đông Á đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp lần đầu trong 6 tháng qua. Tại các ga tàu điện ngầm, những "biển" người đi tàu điện ngầm đeo khẩu trang đã bắt đầu nhịp sống hối hả trở lại, trong khi nhiều người đã trở lại công sở sau nhiều ngày làm việc trực tuyến.
Người dân xếp hàng chờ cắt tóc ở Sydney, Australia khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng (Ảnh: Reuters).
Tại khu vực Thái Bình Dương, cả New Zealand và Australia đều đã tuyên bố sẽ từ bỏ "Không Covid-19" và quay sang thích nghi với dịch bệnh khi tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao. Đầu tuần này, Sydney, thành phố lớn nhất Australia, đã trở về nhịp sống bình thường sau hơn 100 ngày áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Thái Lan chào đón du khách nước ngoài từ 10 quốc gia nguy cơ thấp Từ ngày 1/11 tới, Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại cho du khách đã tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 đến nước này bằng đường hàng không từ các quốc gia được coi là có nguy cơ thấp. Du khách dạo chơi trên bãi biển ở Phuket, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên truyền hình tối 11/10, Thủ tướng...