Thái Lan chặn kênh truyền hình đưa tin biểu tình
Tòa án Thái Lan ra lệnh chặn nội dung của Voice TV, kênh truyền hình bị cáo buộc vi phạm các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn biểu tình.
Tòa án Hình sự Thái Lan hôm 20/10 tuyên bố đã yêu cầu chặn một số nội dung của Voice TV khỏi tất cả các kênh trực tuyến theo yêu cầu của Bộ Kinh tế Kỹ thuật số.
Phát ngôn viên Bộ Kinh tế Kỹ thuật số Putchapong Nodthaisong cùng ngày cho biết Voice TV đã bị phát hiện vi phạm Đạo luật Tội phạm Máy tính khi đưa những “thông tin sai lệch” về biểu tình. Ông Nodthaisong cũng cáo buộc Voice TV vi phạm sắc lệnh khẩn cấp của chính phủ để ngăn biểu tình kéo dài nhiều tháng.
Đối với ba hãng tin khác mà Bộ Kinh tế Kỹ thuật số Thái Lan đang tìm cách ngăn chặn, gồm Prachatai, The Reporters và The Standard, tòa án vẫn chưa ra lệnh chặn nội dung.
Video đang HOT
Người biểu tình Thái Lan tập trung biểu tình ở khu vực ngã tư Kaset, thủ đô Bangkok, hôm 19/10. Ảnh: AFP.
Rittikorn Mahakhachabhorn, tổng biên tập của Voice TV, cùng ngày cho biết họ sẽ tiếp tục phát sóng cho đến khi nhận được quyết định của tòa án. “Chúng tôi khẳng định đã hoạt động đúng dựa trên các nguyên tắc báo chí và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc hiện tại của mình”, Mahakhachabhorn nói.
Voice TV thuộc sở hữu một phần của gia tộc Shinawatra của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck. Đây là kênh tin tức đa nền tảng, hoạt động trên truyền hình vệ tinh, website, Facebook và YouTube.
Các cuộc biểu tình ở Thái Lan bắt đầu từ giữa tháng 7 và đã kéo dài suốt ba tháng, buộc chính phủ phải ra sắc lệnh khẩn cấp cấm tụ tập trên 4 người, song đám đông vẫn tiếp tục tuần hành bất chấp lệnh cấm.
Người biểu tình cáo buộc Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, đã thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền. Tuy nhiên, Thủ tướng Thái Lan cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng và khẳng định sẽ không từ chức.
Đám đông còn đưa ra một số yêu sách khác, như thay đổi bản hiến pháp do chính quyền quân sự soạn thảo hiện nay hay cải cách chế độ quân chủ, vốn bị cáo buộc giúp quân đội mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị trong nhiều thập kỷ. Người biểu tình cũng đề nghị hoàng gia minh bạch hơn về hồ sơ tài chính, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước lao dốc vì Covid-19.
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn hôm 16/10 không đề cập trực tiếp tới các cuộc biểu tình gần đây, song nhắn gửi người dân nên “yêu đất nước và yêu chế độ quân chủ”.
Hơn 10.000 người Thái Lan biểu tình
Hơn 10.000 người Thái Lan tập trung tại thủ đô Bangkok trong cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Những người tham gia biểu tình tập trung ở thủ đô Bangkok hôm 16/8, hô khẩu hiệu "đất nước thuộc về nhân dân", kêu gọi kiềm chế quyền lực của chế độ quân chủ, một chủ đề từng bị cấm kỵ tại Thái Lan, đồng thời yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, lập hiến pháp mới.
Các cuộc biểu tình do sinh viên Thái Lan dẫn đầu diễn ra gần như hàng ngày trong tháng qua, tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16/8 thu hút số lượng lớn tham gia ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi trải qua nhiều thập niên biểu tình và kết thúc bằng các cuộc đảo chính quân sự.
Người tham gia biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 16/8. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisulee Traisoranakul cho hay "Thủ tướng đã bày tỏ quan ngại với các quan chức và những người biểu tình nhằm tránh bạo lực". Ông Prayuth cũng lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ. Cung điện hoàng gia Thái Lan hiện chưa bình luận thông tin.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bất bình của người Thái Lan ngày càng tăng, liên quan các cáo buộc tham nhũng, các vụ bắt một số thủ lĩnh sinh viên vì biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19.
Một số nhóm sinh viên còn ra yêu sách 10 điểm, đòi cải cách chế độ quân chủ do Vua Maha Vajiralongkorn đứng đầu, gồm hạn chế quyền lực của vua với hiến pháp, tài sản hoàng gia và lực lượng vũ trang.
Động thái được xem là phá vỡ điều cấm kỵ hàng thập kỷ qua ở Thái Lan khi thách thức vai trò và quyền lực của hoàng gia. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm. Tuy nhiên, Vua Vajiralongkorn đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth không thi hành luật khi quân ở thời điểm này.
Thái Lan bắt hai thủ lĩnh biểu tình sinh viên Chính quyền Thái Lan bắt hai thủ lĩnh phong trào biểu tình của sinh viên do "gây bất ổn và bất mãn", vi phạm luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Thành viên nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho hay cảnh sát hôm 7/8 bắt Anon Nampa, 35 tuổi, và Panupong Jadnok, thủ lĩnh trong các cuộc biểu tình của sinh viên...