Thái Lan cấp phép tiêm vaccine của Sinovac và Sinopharm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
Ngày 4/2, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Thái Lan (FDA) thông báo đã phê chuẩn tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hai hãng sản xuất dược phẩm Trung Quốc Sinovac và Sinopharm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Vaccine CoronaVac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng nhằm tăng cường “lá chắn” phòng, chống COVID-19.
Trước đó, FDA Thái Lan chỉ mới cấp phép tiêm vaccine của các hãng trên cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, vào tháng 12/202, cơ quan này cũng đã “bật đèn xanh” cho phép tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Video đang HOT
Về tình hình dịch bệnh cùng ngày, Trung tâm xử lý tình hình dịch bệnh COVID-19 thuộc Chính phủ Thái Lan (CCSA) cho biết, nước này ghi nhận 9.909 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc mới theo ngày cao nhất trong hơn 3 tháng qua, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên hơn 2,47 triệu ca.
Theo CCSA, tính đến ngày 3/2, đã có 70,1% dân số Thái Lan đã được tiêm đầy đủ các mũi cơ bản vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 21,4 % đã được tiêm mũi tăng cường.
Cũng trong ngày 4/2, Bộ Y tế Brazil cho biết nước này vừa tiếp nhận hơn 2 triệu liều vaccine của Pfizer để sử dụng cho các đối tượng là vị thành niên từ 12 tuổi, qua đó nâng tổng số vaccine mà nước này sử dụng cho nhóm tuổi trên lên gần 180 triệu liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Bộ Y tế Brazil khẳng định chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nước này đã đạt được những bước tiến quan trọng. Tính đến nay, có tới 431 triệu liều vaccine đã được phân bổ đến tất cả các địa phương trên cả nước, trong đó hơn 360 triệu liều đã được tiêm cho người dân. Theo thống kê, hơn 152 triệu người tại Brazil đã hoàn tất phác đồ tiêm các mũi cơ bản vaccine ngừa COVID-19, tương đương với 85% dân số nước này. Trong khi đó, đã có khoảng 41,2 triệu người được tiêm mũi tăng cường.
Mặc dù vậy, Brazil vẫn đang phải ứng phó với làn sóng dịch mới do biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh. Theo thống kê chính thức, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 298.408 ca mắc COVID-19 mới, mức cao kỷ lục trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 3/2020, và 1.041 ca tử vong. Như vậy, đến nay Brazil đã ghi nhận hơn 26,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 630.000 ca tử vong.
Singapore không ghi nhận phản ứng nghiêm trọng ở trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19
Cơ quan Khoa học y tế (HSA) của Singapore cho biết không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào liên quan tới vaccine ngừa COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi tại "đảo quốc sư tử" từ cuối tháng 12/2021 tới nay.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn thông báo cập nhật về an toàn tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của HSA công bố ngày 19/1 cho biết cơ quan này cũng đã nhận được báo cáo về một số trường hợp trẻ có phản ứng phụ như phát ban, chóng mặt, sốt và khó thở, nhưng không nghiêm trọng.
Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi tại Singapore được tiến hành bắt đầu từ ngày 27/12/2021. Loại vaccine sử dụng là Comirnaty của Pfizer/BioNTech. Tính tới hết 31/12/2021, chỉ có 6 trường hợp có phản ứng phụ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,03% trong tổng số 20.327 liều vaccine đã được tiêm.
Báo cáo cập nhật của HSA cho giai đoạn từ 30/12/2020 tới 31/12/2021 nên chưa có số liệu của năm 2022. Đối với trẻ trên 12 tuổi, HSA nhận được báo cáo về 1.170 trường hợp có phản ứng phụ (với 83 trường hợp có phản ứng nghiêm trọng), chiếm 0,18% trong tổng số 663.000 liều vaccine được tiêm. Chương trình tiêm chủng cho trẻ trên 12 tuổi bắt đầu từ 3/6/2021.
Về tổng thể, đối với loại vaccine mRNA được sử dụng tại Singapore, gồm Comirnaty và Spikevax của hãng Moderna, trong tổng số 11,4 triệu liều tiêm trong năm 2021 có 14.729 trường hợp có phản ứng phụ cấp độ vừa phải, chiếm 0,13%, trong đó có 747 trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng, chiếm 0,007% tổng số liều vaccine được tiêm. Mũi tiêm tăng cường hầu như không gây ra tác dụng phụ, với tỷ lệ có phản ứng phụ nghiêm trọng chỉ chiếm 0,002%.
Đối với vaccine CoronaVac của Sinovac, với hơn 332.000 liều được tiêm, tỷ lệ có phản ứng phụ cấp độ vừa phải là 0,08% (271 trường hợp), trong đó có 20 trường hợp nghiêm trọng (0,007%). Còn vaccine của hãng Sinopharm có tỷ lệ phản ứng phụ thấp hơn, với 35 trường hợp (0,05%) có phản ứng phụ, trong đó có 4 trường hợp nghiêm trọng (0,005%) trong tổng số 75.440 liều được tiêm.
Thái Lan triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư tại 10 tỉnh Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan đang tăng cường triển khai mũi tiêm ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân tại các địa phương có ngành du lịch là mũi nhọn trong bối cảnh tháng tới, quốc gia Đông Nam Á này chuẩn bị mở cửa trở lại các đường biên giới. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa...