Thái Lan cần gần 30 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch
Dịch COVID-19 khiến kinh tế Thái Lan còn tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, nước này cần thêm 1.000 tỷ baht (29,9 tỷ USD) để hỗ trợ việc làm và thu nhập cho người dân.
Cảnh vắng vẻ tại một trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan khi lệnh hạn chế được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 12/7/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) Sethaput Suthiwartnarueput ngày 16/8 cho biết nước này cần thêm 1.000 tỷ baht (29,9 tỷ USD) để hỗ trợ/đảm bảo việc làm và thu nhập cho người dân trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang vật lộn với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.
Thái Lan đã chứng kiến số ca mắc và số ca tử vong vì COVID-19 gia tăng đột biến, do đó thúc đẩy chính phủ gia hạn các biện pháp cứng rắn hơn trong tháng này và mở rộng sang nhiều khu vực, mà chiếm tới 80% Tổng sản phẩm quốc nội.
Video đang HOT
Theo ông Sethaput, đề xuất bổ sung 1.000 tỷ baht vào hỗ trợ tài chính, tương đương 7% GDP, là hợp lý vì những khó khăn mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
Ông cho rằng tình hình hiện nay còn tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.
Ông Sethaput cho rằng tình hình tài chính đất nước mạnh và có thể vay nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Dịch COVID-19 đã tạo ra “một lỗ hổng thu nhập” lớn trong nền kinh tế Thái Lan , với con số thu nhập thiệt hại ước tính lần lượt là 2.600 tỷ baht và 1.800 tỷ baht trong năm 2020 và 2021, và trong năm 2022 vào khoảng 800 tỷ baht.
Trong khi đó, số người thất nghiệp dự kiến là 3,4 triệu người vào cuối năm 2021, tăng so với mức 3 triệu người trong quý 2/2021.
BoT vẫn giữ triển vọng tăng trưởng GDP khoảng 0,7% trong năm nay, mặc dù tình hình trong quý 2 tốt hơn dự kiến. Tình hình tài chính và chính sách tiền tệ sẽ vẫn phù hợp trong điều kiện hiện nay.
Theo ông Sethaput, BoT sẽ đảm bảo sự biến động của đồng baht không làm cản trở nền kinh tế trong bối cảnh đồng nội tệ này mất giá 10% trong năm nay, khiến nó trở thành đồng tiền hoạt động kém nhất châu Á.
Tiền tệ Thái Lan mất giá nhiều nhất ở Đông Nam Á
Baht, đồng tiền của Thái Lan, mất giá nhiều nhất trong số những đồng tiền phổ biến ở Đông Nam Á do các yếu tố nền tảng yếu kém của nền kinh tế.
Hãng nghiên cứu Refinitiv ước tính đồng baht mất 4% giá trị so với đồng USD khi 31,24 baht đổi 1 USD, mức giảm cao ở Đông Nam Á - khu vực cũng chứng kiến đà mất giá của nhiều đồng tiền khác. Vào ngày 31/3, đồng baht rơi xuống mức giá thấp nhất trong sáu tháng qua.
Các yếu tố nền tảng yếu của nền kinh tế Thái Lan đã dẫn đến sự mất giá của đồng baht. Tài khoản vãng lai của quốc gia Đông Nam Á này trong quý IV/2020 thâm hụt 1,4 tỷ USD từ mức thặng dư 6,6 tỷ USD trong quý III trước đó và thặng dư 11,5 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, tài khoản vãng lai trong quý IV/2020 đang thâm hụt lần đầu tiên kể từ quý III/2014.
Doanh thu dịch vụ từ khách du lịch, ngành công nghiệp đóng góp quan trọng cho thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan, giảm xuống mức 742 triệu USD trong quý I, chỉ bằng 5% so với cùng kỳ năm trước, bởi việc đóng cửa biên giới để ứng phó đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Số liệu của ING được hãng Bloomberg dẫn cho thấy ngành du lịch đóng góp hơn 62% thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan trong năm 2019. Kể từ tháng 4, Thái Lan sẽ rút ngắn thời gian kiểm dịch bắt buộc từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, nhằm phục hồi dòng khách du lịch cũng như chi tiêu.
Đồng baht mất giá còn do yếu tố mùa vụ kinh doanh. Các cơ sở sản xuất tại Thái Lan của các công ty lớn đến từ Nhật Bản, đã chuyển một lượng tiền mặt về nước trước khi năm tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Á kết thúc vào tháng 3.
Mặc dù không quá lo ngại về sự mất giá của đồng baht sau khi tăng cao nhất trong 7 năm vào tháng 12/2020, Chính phủ Thái Lan quan ngại về ảnh hưởng bất lợi của đồng nội tệ yếu đối với xuất khẩu công nghiệp.
Trong khu vực Đông Nam Á, đồng rupiah của Indonesia và đồng ringgit của Malaysia lần lượt giảm 3,4% và 3,1 trong quý I/2021, còn SGD giảm hơn 1%.
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố mở cửa đất nước trong 120 ngày Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 16/6, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha tuyên bố đặt mục tiêu sẽ mở cửa đất nước trong vòng 120 ngày đồng thời nêu ra lộ trình để đạt được mục tiêu này. Trong bài phát biểu của mình, ông Prayut khẳng định trong hơn một tháng qua, với sự chỉ đạo tập trung của...