Thái Lan cam kết ủng hộ bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Thái Lan sẽ tiếp tục đảm bạo việc thực thi một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam, trong bối cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. (Ảnh: Manila Times)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã khẳng định điều đó trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 28/8.
Thái Lan đã đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2015.
Ông Prayut, người đang có chuyến thăm Manila lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái, cho hay ông và Tổng thống Aquino đã thảo luận quan điểm của họ về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp đàm được tổ chức tại dinh tổng thống Malacanang vào sáng qua.
“Tôi đã bày tỏ sự cảm kích đối với Philippines vì ủng hộ Thái Lan trong vai trò điều phối quan hệ Trung-Quốc-ASEAN. Thái Lan cam kết hợp tác với Philippines và các nước ASEAN trong việc thực thi đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
ASEAN và Trung Quốc từ lâu đã thảo luận một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các vấn đề mà các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gặp phải. Tuy nhiên, cho tới nay chỉ có DOC được nhất trí và ký kết vào năm 2002.
Video đang HOT
DOC tái khẳng định cam kết của các kết đối với Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc và các điều luật quốc tế khác. Tuyên bố cũng nói rằng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp bằng “biện pháp hòa bình, không sử dụng đe dọa hoặc vũ lực, thông qua các cuộc đàm phán và tham vấn”.
Thủ tướng Prayut cho hay chính phủ của ông sẽ ủng hộ Singapore khi nước này tiếp quản cương vị điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong năm nay.
Về phần mình, Tổng thống Aquino chúc mừng Thái Lan vì thành công trong vai trò nước điều phối. “Thái Lan thực sự là một người bạn tin cậy của Philippines trong việc thúc đẩy sự hiểu biết, hòa bình và ổn định”, ông Aquino nói.
An Bình
Theo Dantri/ Inquirer
ASEAN "lo ngại nghiêm trọng" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông
Các quốc gia thành viên ASEAN "đặc biệt lo ngại" về hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông, theo một bản dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị ở Malaysia vào hôm nay 6/8.
Ngoại trưởng các nước trong một hoạt động chụp ảnh chung tại Kuala Lumpur (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, tuyên bố chung sẽ cho biết các vấn đề Biển Đông đã được thảo luận tích cực.
Tuyên bố cũng nói rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ tiến tới "giai đoạn tiếp theo" của các cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), nhằm ràng buộc các bên vào các quy định chi tiết về ứng xử của các bên.
Các nước thành viên ASEAN đã tranh cãi gay gắt trước khi nhất trí về các ngôn từ trong tuyên bố chung sau các cuộc hội đàm, trong đó các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trở thành chủ đề trọng tâm.
Trước đó, các nguồn tin cho biết các quốc gia Đông Nam Á chưa nhất trí về một tuyên bố chung vì bất đồng về cách thức đề cập tới các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự trì hoãn trong việc đưa ra tuyên bố chung là một dấu hiệu cho thấy sự không thống nhất trong nội bộ ASEAN nhằm đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo gần đây.
"Tuyên bố chung lẽ ra đã được hoàn thành hôm qua, nhưng cho tới nay nó vẫn chưa được nhất trí", Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho biết tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 6/8.
"Đoạn nhắc tới Biển Đông đang gây ra một số vấn đề", ông Shanmugam nói, cho biết thêm rằng "chưa có sự nhất trí về nội dung này". Ông Shanmugam không tiết lộ thông tin chi tiết.
Trung Quốc đã gây lo ngại khi mở rộng các bãi đá nhỏ và xây dựng các cơ sở quân sự, những bước đi bị các láng giềng xem là vi phạm một cam kết chung của khu vực nhằm tránh các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết với AFP rằng Philippines và Việt Nam kêu gọi giọng điệu mạnh mẽ hơn đối với hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc. Tuy nhiên, các đồng minh truyền thống của Trung Quốc trong ASEAN lại không đồng tình với điều đó.
"Những người bạn của Trung Quốc đang có lập trường cứng rắn", một nhà ngoại giao biết về bản dự thảo cho hay. Quan chức này không nhắc cụ thể những nước nào có lập trường cứng rắn.
Tình huống này gợi nhớ tới hội nghị ASEAN năm 2012 do Campuchia làm chủ nhà, khi nhóm không đưa ra tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm.
Campuchia bị cáo buộc là nguyên nhân của sự việc khi từ chối cho phép đưa vào bản tuyên bố chung những chỉ trích đối với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
"Trung Quốc đã tìm cách cản trở ASEAN về cách thức bàn tới Biển Đông. Nước này biết làm thế nào để chia rẽ chúng tôi. Hãy nhìn những gì từng xảy ra tại Campuchia", một nhà ngoại giao cho biết tại Kuala Lumpur.
Đại diện của 27 quốc gia - trong đó có Mỹ và Trung Quốc - đã có mặt tại Kuala Lumpur trong ngày 6/8, ngày cuối cùng của các hội nghị an ninh khu vực, nơi các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông trở thành chủ đề "nóng".
Phát biểu tại Kuala Lumpur ngày 6/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Washington sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và tự do bay, hoặc các sử dụng hợp pháp khác đối với vùng biển này.
An Bình
Theo Dantri
ASEAN-Trung Quốc nhất trí thương thảo quy tắc ứng xử trên Biển Đông ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phù hợp với lợi ích chung, có lợi cho thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN phát triển lành mạnh. Hình ảnh do máy bay do thám của Mỹ ghi được cho thấy Trung...