Thái Lan: Các đảng chính trị đòi chính quyền quân sự trung lập
Theo truyền thông Thái Lan, ngày 26/1, các đảng chính trị ở nước này đã thúc giục chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayut Chan-ocha phải trung lập thậm chí là từ nhiệm nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối tháng Ba tới.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha. (Nguồn: AP)
Các đảng này cho biết chính phủ hiện tại sẽ tận dụng cơ hội còn nắm quyền để ra quyết định có lợi cho phe ủng hộ và bất lợi cho đối thủ trong cuộc đua giành ghế thủ tướng.
Ông Chusak Sirinil, đại diện pháp lý của Đảng Pheu Thai đã yêu cầu Tướng Prayut đóng cửa chính phủ, ngưng các chương trình sử dụng ngân sách và thôi bố trí nhân sự.
Video đang HOT
Trong khi đó, đảng Dân chủ đòi thủ tướng ngưng sử dụng điều 44 của Hiến pháp, được xem là “vũ khí tối thượng” mà quân đội sử dụng sau đảo chính năm 2014, chỉ duy trì “chính phủ hình thức” để chờ chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới. Phe đối lập cũng gây sức ép đòi ông công khai ý định chính trị.
Hôm 25/1, Đảng Palang Pracharath tuyên bố chọn ông Prayut đại diện tranh cử chức thủ tướng cho đảng này.
Theo vietnamplus
Đông Nam Á hứa hẹn những chuyển động chính trị lớn
Giới phân tích khu vực dự báo năm 2019 sẽ đánh dấu những chuyển động lớn trong đời sống chính trị Đông Nam Á.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (phải) và ông Anwar Ibrahim (trái) sau cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 1/6/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Straitstimes, nước đầu tiên cần phải nhắc tới là Malaysia. Trong năm 2018, Chính quyền Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tận dụng phần lớn lợi thế để tái khởi động "làm mới" các thể chế chính phủ quan trọng và triển khai kế hoạch đưa nền tài chính công quay trở về quỹ đạo hoạt động thông thường.
Năm tới sẽ là năm kiểm nghiệm liệu Liên minh Hy vọng (PH) của Thủ tướng Mahathir có thể đưa ra chương trình cải cách mới hay không. Một số cải cách đã sẵn sàng được triển khai trong các lĩnh vực như chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đối lập trên bờ vực sụp đổ, chính phủ có thể thúc đẩy các cải cách thông qua các chính sách và luật mới mà không vấp phải rào cản nào.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là khi PH chuyển giao quyền lực từ Thủ tướng đương nhiệm Mahathir sang cựu Phó Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Điều này có thể dẫn tới tranh cãi chính trị và ảnh hưởng tới công tác điều hành chính phủ.
Trong khi đó, tại Indonesia, hơn 192 triệu cử tri sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 17/4/2019. Đây sẽ là lần đầu tiên người dân của quốc gia dân chủ lớn thứ ba thế giới lựa chọn tổng thống và các nghị sĩ quốc hội trong cùng một ngày. Tuy nhiên, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào cuộc đua khốc liệt giữa Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo và đối thủ cũ Prabowo Subianto.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) và ứng cử viên Tổng thống Prabowo Subianto trong cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta ngày 21/9/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù cuộc đua tổng thống 2019 này được coi là "trận đấu lượt về" giữa hai chính khách, song lần này thì ông Joko không còn là một ứng cử viên không tên tuổi, mà là một tổng thống đương nhiệm và cử tri sẽ đánh giá kỹ lưỡng những thành tích của ông. Câu hỏi là liệu ông Joko đã hoàn thành trọng trách của mình, nhất là trong việc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và tăng lương, đủ để thuyết phục người dân Indonesia trao cho ông một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai hay không.
Thái Lan cũng sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong vòng 8 năm qua vào ngày 24/2/2019. Cuộc bầu cử tới đây sẽ là cuộc ganh đua quyết liệt với hệ thống bầu cử mới cho phép thu hẹp khoảng cách giữa các đảng phái mạnh nhất và các đảng phái mạnh thứ hai. Chính quyền quân sự cũng đã gỡ bỏ lệnh cấm về hoạt động chính trị chỉ trong ngày 11/12 vừa qua, cho phép các đảng phái "khoảng chạy đà" ngắn ngủi cho cuộc bỏ phiếu.
Bên cạnh đó, Hiến pháp mới được thông qua sau đảo chính lại tạo ra những rào cản khó khăn để các đảng chính trị lớn như đảng Pheu Thai có thể chiếm lĩnh chính trường. Thay vào đó, các đảng nhỏ và tầm trung sẽ giành được "sân chơi", nhiều khả năng hình thành nên một chính phủ liên minh. Luật bầu cử mới cũng cho phép một chính khách không tham gia cuộc tổng tuyển cử có thể trở thành thủ tướng với điều kiện người này có được sự chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện được bầu.
Ngọc Hà - Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Tranh cãi quảng cáo có hình thủ tướng Thái Lan Một tấm bảng quảng cáo lớn in hình Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha cùng người đồng cấp Anh Theresa May xuất hiện trên đường cao tốc ở tỉnh Ratchaburi đang gây tranh cãi. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha Bảng quảng cáo với những lời ca ngợi Thủ tướng Thái Lan là người "tự tin, hết lòng, hy sinh, danh dự và...