Thái Lan bên bờ vực “đảo chính”?
Thái Lan lại đang ở bên bờ vực đảo chính, giữa lúc hàng vạn người biểu tình chống chính phủ xuống đường ở Bangkok, đòi chính phủ Yingluck Shinawatra từ chức.
Biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan ngày 25/11 ở thủ đô Bangkok.
Từ nhiều tuần lễ qua, Thái Lan đã phải đối phó với các cuộc biểu tình phản đối, bùng phát từ dự luật ân xá tập thể có thể cho phép ông Thaksin Shinawatra, anh của Thủ tướng hiện đang sống lưu vong tránh được án tù 2 năm về tội tham nhũng. Dự luật cũng ân xá cho ông Abhisit Vejjajiva, cựu thủ tướng và là nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ, đã bị truy tố về tội sát nhân vì ra lệnh đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình vào năm 2010.
Hàng trăm nghìn người của cả hai phe ủng hộ và phản đối chính phủ đang biểu tình ở thủ đô Bangkok, theo VOA. Đây là cuộc biểu tình đông đảo nhất kể từ sau các vụ biểu tình bạo động chết người năm 2010.
Có đến 100.000 người phản đối Thủ tướng Yingluck Shinawatra tụ họp ở nhiều nơi khắp thủ đô Bangkok trong ngày 25/11, yêu cầu bà từ chức. Trong khi đó, khoảng 40.000 đến 50.000 người phe áo đỏ ủng hộ chính phủ, biểu tình ở thủ đô để ủng hộ chính quyền của bà. Những người ủng hộ chính phủ tổ chức những cuộc biểu tình tại một sân vận động ở Bangkok và cho biết sẽ không rời nơi này cho đến khi đối lập giải tán các cuộc biểu tình. Nhiều người Thái Lan lo ngại đụng độ đẫm máu sẽ bùng phát giữa hai nhóm.
Chiếm Bộ Tài chính, bao vây Bộ Ngoại giao
Những người biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã chiếm Bộ Tài chính tại Bangkok và đe dọa xông vào các toà nhà chính phủ trong một cuộc leo thang các nỗ lực của họ để lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Một đám đông những người biểu tình ngày 25/11đã tràn vào sân Bộ Tài chính và sau đó vào các toà nhà. Những người biểu tình khác toả ra khắp nơi trong thành phố, tuần hành đến hơn 10 cơ quan của nhà nước, gồm cả những cơ sở quân đội và cảnh sát và một số đài truyền hình do chính phủ hỗ trợ.
Theo BBC News, sau khi đã chiếm được Bộ Tài chính, phe chống chính phủ đổ vào sân của Bộ Ngoại giao và nhiều khả năng buộc các giới chức ngoại giao phải làm việc ở nhà trong ngày 26/11. Truyền thông Thái Lan nói có hàng trăm người ở khu vực tòa nhà Bộ Ngoại giao.
Lãnh đạo biểu tình chống chính phủ, ông Suthep Thaugsuban, nói với đám đông trước Bộ Tài chính:”Tôi kêu gọi người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ trên toàn quốc”. Những người biểu tình muốn Thủ tướng Yingluck từ chức với cáo buộc người anh sống lưu vong của bà là Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, đang ở sau hậu trường điều hành đất nước.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ tháng 10, bùng phát vì một dự luật ân xá mà có thể dẫn đến sự trở về của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Ông Thaksin bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và bị kết án vắng mặt vì tội tham nhũng năm 2008.
Mặc dù dự luật nói trên đã bị Tòa Bảo hiến bị bác bỏ, nhưng các cuộc biểu tình đã chuyển sang mục tiêu lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinawatra. Bà Yingluck đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong ngày 26/11, nhưng vẫn tuyên bố: “Tôi không có ý định từ chức hay giải tán quốc hội”.
Thái Lan “đi đâu, về đâu”?
Ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư chính trị học của Đại học Chulalongkorn, cho rằng tương lai của chính phủ Yingluck khá bấp bênh. Ông nói: “Tuần này sẽ là một tuần lễ nhiều xáo trộn, rất nguy hiểm. Phải có một sự nhượng bộ nào đó. Chính phủ giờ đây phải có đáp ứng. Những người biểu tình đang đòi cải tổ toàn bộ, đòi loại bỏ tất cả những thứ có liên hệ với ông Thaksin Shinawatra. Đó là một đòi hỏi…không có giới hạn, rất khó có thể thỏa mãn”.
Giáo sư chính trị học Panitan Wattannayagorn, từng làm phát ngôn viên chính phủ, cũng nói rằng chính phủ hiện nay đang “khốn khổ” vì những căng thẳng chính trị. Ông nói: “Chính phủ đang chật vật để tìm ra một sự đáp ứng thỏa đáng. Nếu tình hình này tiếp tục quá lâu, tính chất chính đáng của chính phủ có thể bị mất hết, bởi vì trước đây chúng tôi chưa hề có tình trạng người dân rủ nhau xuống đường như thế này và đòi hỏi hệ thống chính trị phải phục vụ cho nhu cầu của người dân”.
Trong lúc áp lực chống chính phủ gia tăng, những người ủng hộ chính phủ, thường được gọi là phe Áo Đỏ, dưới sự lãnh đạo của “Mặt trận Dân chủ đoàn kết chống độc tài”, đã tập họp tại một sân vận động ở ngoại ô Bangkok. Bà Tida Tawornseth, người đứng đầu “Mặt trận Dân chủ đoàn kết chống độc tài” ủng hộ chính phủ, tin tưởng bà Yingluck sẽ vượt qua được cơn bão táp chính trị này. Bà nói:”Không muốn gây thêm áp lực, nên chúng tôi tìm cách tập họp người của mình ở sân vận động. Chúng tôi sẽ cố gắng tập họp thêm nhiều người nữa. Chúng tôi không muốn thấy bạo động. Chúng tôi không muốn làm cho tình hình này dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự”.
Nhân đinh về tình hình Thai Lan, cưu Thu tương Singapore Ly Quang Diêu cho răng bất chấp việc hai phe Ao Đo va Ao Vang tiêp tuc biêu tinh, cựu Thủ tướng Thaksin đa lam thay đôi toan bô chinh trường Thai Lan. Ông Lý nói: “Se không co chuyên trơ lai vơi nên chinh tri cu cua Thai Lan, trơ vê thơi ky trươc Thaksin, khi ma tâng lơp trên năm tron quyên lưc. Thai Lan se tiêp tuc đi trên con đương ma Thaksin tao đa đây nươc nay vao. Khoang cach giau ngheo trên ca nươc se giam. Nhiêu nông dân se đươc nâng lên thanh trung lưu va se gop phân tăng tiêu dung nôi đia va Thai Lan se tiên triên tôt”.
Tình hình chính trị trong hai năm đầu của chính phủ của bà Yingluck Shinawatra tương đối yên tĩnh, nhưng với những vụ xuống đường mỗi lúc một nhiều và những vụ kiện tụng, trong đó có những vụ án tham nhũng chống lại thủ tướng và các thành viên cấp cao trong nội các, có những dấu hiệu cho thấy chính trị Thái Lan đang tiến vào một giai đoạn mới có nhiều bất trắc.
Theo Xahoi
Nữ Thủ tướng xinh đẹp trước thử thách "sinh tử"
Nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra hôm qua (19/11) đã lên tiếng kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế trước khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết có thể buộc bà phải giải tán đảng cầm quyền và thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn cay đắng đã âm ỉ bao lâu nay trong xã hội Thái Lan.
Nữ Thủ tướng Yingluck vẫn tự tin, bình thản trước sóng gió mới nhất.
"Nữ tướng" Yingluck khẳng định kiên quyết rằng, bà sẽ không từ chức trước thềm phán quyết của tòa án. Đây là thách thức mới nhất đối với chính phủ Thái Lan. Thách thức này xuất phát từ "nước cờ" mạo hiểm mà Thủ tướng Yingluck đã thực hiện khi đưa ra một dự luật ân xá có thể mở đường cho sự trở về của anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Dự luật đó đã đẩy chính phủ của bà Yingluck vào tình thế khó khăn, nguy hiểm trong suốt gần 3 tuần qua. Thủ tướng Thái Lan đã phải đối mặt với liên tiếp những cuộc biểu tình chống chính phủ trên các đường phố.
Tiếp đó, hồi cuối tuần vừa rồi, Đảng Dân chủ đối lập đã "tung" ra hai đòn nhằm tìm cách lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Một là, phe đối lập đã đưa ra kiến nghị luận tội bà cùng với hai thành viên khác trong nội các. Cùng với đó, phe đối lập còn đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck.
"Tôi không muốn người dân trong nước xử sự cảm tính và đấu đá lẫn nhau", Nhà lãnh đạo Thái Lan đồng thời cũng là em gái của cựu Thủ tướng Thaksin cho biết. Bà Yingluck kêu gọi các nhóm chống và ủng hộ chính phủ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và kiềm chế đợi chờ cuộc điều tra cũng như phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Dự kiến, ngày hôm nay (20/11), tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về việc những nỗ lực của chính phủ Thái Lan trong việc tìm cách thay đổi Hiến pháp có hợp pháp hay không.
Bất kỳ phán quyết nào cho rằng hành động của đảng cầm quyền Thái Lan là không hợp hiến đều có thể dẫn đến kết cục buồn cho nữ Thủ tướng Yingluck. Cụ thể, phán quyết bất lợi này sẽ buộc đảng cầm quyền phải giải tán và những nghị sĩ hàng đầu trong đảng sẽ phải đối mặt với "án" cấm tham gia chính trường 5 năm.
Diễn biến trên có nguy cơ đẩy đất nước Thái Lan vào một vòng xoáy bất ổn và xung đột mới sau khi đã liên tiếp bị chao đảo bởi những cuộc biểu tình đường phố đẫm máu kể từ khi cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
"Không có lý do gì để tôi phải giải tán Hạ viện hoặc từ chức. Chúng ta vẫn có thể đảm bảo hòa bình và trật tự. Chúng ta sẽ đánh mất tính liên tục nếu chính phủ liên tiếp thay đổi", bà Yingluck phát biểu. Nếu phán quyết của tòa có bất lợi thì nữ Thủ tướng Thái Lan không trực tiếp gặp nguy hiểm bởi bà không phải đối mặt với lệnh cấm của Quốc hội. Lý do là bà Yingluck không phải là lãnh đạo đảng cầm quyền. Tuy vậy, việc đảng cầm quyền phải giải tán sẽ làm ảnh hưởng đến chiếc ghế Thủ tướng mà bà Yingluck đang ngồi
Chính phủ Thái Lan trước giờ "sinh tử"
Những phán quyền của tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong nền chính trị ở đất nước bất ổn Thái Lan. Đã từng có hai Thủ tướng thân Thaksin buộc phải ra đi năm 2008 bởi những phán quyết như vậy. Và điều đó đã dọn đường cho Đảng Dân chủ đối lập được hậu thuẫn bởi quân đội và những thành phần trung lưu ở Bangkok lên cầm quyền trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Những người biểu tình có liên quan đến phe đối lập Thái Lan vẫn đang có mặt trên các đường phố ở thủ đô Bangkok trong nhiều tuần qua để phản đối ông Thaksin và đảng cầm quyền. Tuy nhiên, con số người biểu tình đã giảm mạnh kể từ khi Thượng viện chính thức bãi bỏ dự luật ân xá hôm 11/11.
Cảnh sát Thái Lan cho biết, có khoảng 2.500 người biểu tình chống chính phủ tụ tập ở thủ đô Bangkok. Trong khi đó, một phóng viên của một hãng thông tấn nước ngoài nổi tiếng ước tính có tới 20.000 người áo đỏ trung thành với đảng của bà Yingluck đã tập hợp về một sân vậy động vào chiều ngày hôm qua (19/11) để sẵn sàng lắng nghe phán quyết của tòa án hiến pháp.
Những người áo đỏ thề sẽ phản đối bất kỳ quyết định nào khiến chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck bị sụp đổ.
"Chúng tôi muốn tòa án ra một phán quyết tích cực. Một phán quyết tiêu cực sẽ phá hủy đất nước chúng tôi", một người dân 50 tuổi có tên là Ounruan Posri đang có mặt tại sân vận động với hàng người áo đỏ cho biết. Hàng chục ngàn người này sẽ ngủ qua đêm tại sân vận động để chờ đến ngày hôm nay.
Giới chuyên gia và các nhà phân tích cho rằng, Tòa án Hiến pháp sẽ có một loạt lựa chọn, từ việc cho phép dự luật sửa đổi hiến pháp thành luật đến việc tuyên bố dự luật đó là vi phạm hiến pháp. Phán quyết sau có khả năng đe dọa sự tồn tại của chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck.
Tuy nhiên, nhà phân tích Thitinan Pongsudhirak đến từ trường Đại học Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok nhận định rằng, Tòa án Hiến pháp có thể đưa ra một phán quyết "trung dung ở giữa". Theo đó, phán quyết này sẽ ngăn chặn không để dự luật sửa đổi của chính phủ thành luật nhưng cũng không khiến chính phủ của bà Yingluck phải sụp đổ.
Cuộc khủng hoảng chính trị mới nhất ở đất nước Thái Lan được châm ngòi từ sự kiện nữ Thủ tướng Yingluck chơi một "canh bạc chính trị" đầy mạo hiểm khi tìm cách thông qua luật ân xá - một dự luật vốn cực kỳ nhạy cảm đối với phe đối lập. Phe đối lập tin rằng, dự luật được đưa ra là một nỗ lực của bà Yingluck nhằm "rửa sạch tội lỗi" cho anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và đưa ông này trở về nước sau nhiều năm phải đi sống lưu vong bên ngoài để trốn tránh án phạt tù 2 năm vì tội tham nhũng mà ông phải đối mặt năm 2008.
Nhiều người đang rất lo ngại cho số phận của bà Yingluck bởi dự luật ân xá cũng từng làm "gục ngã" một chính phủ thân Thaksin hồi cuối năm 2008. Giới phân tích cho rằng, bà Yingluck đã mắc sai lầm khi vội vã đưa ra dự luật ân xá vào thời điểm này bởi nó đã làm "sống dậy" sự chống đối của phe đối lập và gây ảnh hưởng đến uy tín mà bà đã tạo dựng được trong hơn hai năm qua với tư cách là một nhà lãnh đạo khéo léo, ôn hòa và tránh đối đầu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Con gái ông Thaksin đi lánh nạn Hai hôm nay ở Thái Lan xuất hiện tin đồn hai con gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra phải ra nước ngoài để lánh nạn. Biểu tình của phe chống gia đình Shinawatra Hai con gái của ông Thaksin 31 và 27 tuổi đã rời khỏi Thái Lan tối hôm qua 14.11 trong một chuyến bay của hãng hàng không quốc gia...