Thái Lan bầu cử trong lo ngại
Cuộc bầu cử Thượng viện Thái Lan ngày 30.3 diễn ra yên ắng nhưng đa số cử tri tỏ ra lo ngại về an ninh và chán nản với giới chính trị.
Bà Yingluck đi bầu thượng viện – Ảnh: Minh Quang
Từ khi các phòng phiếu mở cửa lúc 8 giờ sáng cho đến khi kết thúc vào 3 giờ chiều, chỉ có lác đác cử tri đến thực hiện quyền công dân. Thủ tướng Yingluck Shinawatra đi bầu khá trễ trong trạng thái không mấy phấn khởi. Bà đến phòng phiếu ở quận Bang Kum thuộc Bangkok lúc gần 12 giờ 30, bỏ phiếu rồi nhanh chóng rời đi và hầu như không phát biểu gì.
Ngoài cái chân đau do bị ngã, bà còn sắp đối mặt với cuộc điều trần về các cáo buộc của Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) liên quan đến chương trình thu mua gạo của chính phủ. Theo NACC, bà Yingluck đã thiếu trách nhiệm, phớt lờ những cảnh báo về tình trạng tham nhũng trong quá trình triển khai chương trình cũng như thiệt hại kinh tế có thể có.
Video đang HOT
Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết dù cuộc bỏ phiếu không bị phe biểu tình quấy rối nhưng chỉ có hơn 42,5% số cử tri đi bầu. Nhiều cử tri Thái cho biết họ lo ngại tình hình an ninh bất ổn cũng như mất niềm tin vào các chính trị gia. Trước đó đã xảy ra một vụ nổ bom gần phòng bỏ phiếu ở ngoại ô Bangkok làm 2 người thiệt mạng vào tối 29.3.
Thực tế, cuộc bầu cử lần này rất quan trọng với chính phủ và bản thân Thủ tướng Yingluck. Hạ viện mới chưa được thành lập do cuộc bầu cử hồi tháng 2 bị tuyên là vi hiến nên thượng viện sẽ tạm làm thay nhiệm vụ của hạ viện, tức có quyền phế truất thủ tướng, đặc biệt nếu bà Yingluck bị buộc tội liên quan tới vụ giá gạo.
Phe đối lập Campuchia hủy bỏ biểu tình Hôm qua, đảng đối lập CNRP của Campuchia quyết định không biểu tình ở Phnom Penh vì sợ đối đầu với cảnh sát. Trước đó, đảng này có kế hoạch biểu tình lớn tại công viên Tự do để tiếp tục phản đối cuộc bầu cử hồi tháng 7 năm ngoái cũng như gây áp lực buộc Thủ tướng Hun Sen từ chức. Tuy nhiên, chính quyền Phnom Penh không đồng ý cấp phép và bố trí lực lượng an ninh dày đặc để ngăn chặn. Dù vậy, CNRP vẫn tổ chức tuần hành nhỏ gần trụ sở của đảng này và tiếp tục ra tuyên bố đòi bầu cử lại. Đến nay, đảng cầm quyền CPP và CNRP liên tục thương thảo nhằm giải quyết tranh chấp chính trị ở Campuchia nhưng chưa có đột phá nào.
Theo TNO
Biểu tình lớn ở Bangkok
Sáng nay 29.3, phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan lại kéo xuống đường chiếm Bangkok.
Phe chống chính phủ Thái Lan lại biểu tình - Ảnh: Minh Quang
Lãnh đạo phe biểu tình ông Suthep Thuagsuban dẫn đầu đoàn biểu tình hàng ngàn người với băng rôn biểu ngữ chống chính phủ diễu hành khắp đường phố.
Dòng người đông đúc cùng với những tiếng reo hò của người biểu tình khiến trung tâm Bangkok trở nên náo động, hệ thống giao thông bị ắch tắc tại nhiều ngã đường.
Trung tâm cấp cứu y tế Thái Lan huy động hàng chục xe cứu thương để ứng phó với tai nạn xảy ra do xung đột giữa người biểu tình và nhóm chống đối họ.
Cảnh sát và quân đội được huy động để giữ an ninh cho dòng người biểu tình bên cạnh hàng ngàn bảo vệ được phe biểu tình huy động để giữ an ninh riêng cho nhóm mình.
Vẫn với yêu sách đòi thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và tiến hành cải cách trước khi bầu cử, phe biểu tình cho rằng hệ thống bầu cử hiện nay không công bằng.
Sau khi cuộc bầu cử bị Toà hiến pháp tuyên vi hiến và yêu cầu tổ chức bầu cử lại, đây là lần đầu tiên phe biểu tình xuống đường nhằm chuẩn bị cho chiến dịch ngăn cản bầu cử sắp tới.
Nhiều nhà phân tích nhận định bất ổn chính trị ở Thái Lan sẽ tiếp diễn và đổ máu sẽ khó tránh khỏi nếu cả phe biểu tình và phe ủng hộ chính phủ đối mặt nhau.
Áo đỏ, phe trung thành với đảng cầm quyền cho biết sẵn sàng kéo vào Bangkok để bảo vệ bà Yingluck cũng như chính phủ của bà.
Theo TNO
Thái Lan đối mặt tình trạng 'vô chính phủ' Cuộc tranh cãi về thời hạn nắm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra khiến Thái Lan đối mặt tình trạng "vô chính phủ". Phe áo đỏ được cho là lực lượng đáng gờm nếu Thái Lan rơi vào tình trạng "vô chính phủ" - Ảnh: Minh Quang Hôm qua 4.3 được cho là ngày hết hạn nắm quyền của Thủ tướng tạm quyền...