Thái Lan bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 diện rộng
Ngày 7-6, Thái Lan triển khai tiêm vắc xin diện rộng trên toàn quốc, ưu tiên người già và những người có bệnh lý nền là bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim/mạch máu, suy thận mãn tính, đột quỵ, béo phì, ung thư và tiểu đường.
Người dân được tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong chiến dịch tiêm chủng toàn quốc tại một phòng tập thể dục bên trong Đại học Thammasat ở Pathum Thani, Bangkok, Thái Lan ngày 7-6 – Ảnh: REUTERS
Ngoài công dân Thái Lan, người nước ngoài sống ở Thái Lan có đăng kí tiêm vắc xin (vaccine) cũng sẽ được tiêm cùng lúc với người dân.
Theo báo Bangkok Post, để chuẩn bị cho ngày này, hôm 4-6, 1,8 triệu liều vắc xin AstraZeneca sản xuất trong nước đã được chuyển giao cho Bộ Y tế và được phân phối đến bệnh viện các tỉnh trong ngày hôm sau.
Ngoài ra, Thái Lan cũng sử dụng vắc xin COVID-19 của hãng Sinovac để đảm bảo đủ vắc xin trong vòng 7 ngày đầu chiến dịch tiêm chủng.
Chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan phụ thuộc vào 61 triệu liều vắc xin AstraZeneca do một tập đoàn trong nước sản xuất. Tập đoàn này có tham vọng sẽ cung ứng vắc xin cho các nước Đông Nam Á.
Các ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch ở Thái Lan đều hi vọng vắc xin sẽ giúp họ sớm thoát khỏi tình trạng “thoi thóp” vì đại dịch.
Càng chậm đạt miễn dịch cộng đồng (trên 70% dân số được tiêm vắc xin), các doanh nghiệp như khách sạn và nhà hàng càng gánh chịu nhiều tổn thất về kinh tế.
Đảo du lịch Phuket ở phía Nam Thái Lan hi vọng sẽ đạt miễn dịch cộng đồng trước thời hạn và đã lên kế hoạch đón khách từ ngày 1-7.
Theo kế hoạch, khách nước ngoài đã tiêm đủ vắc xin COVID-19 được miễn cách ly nhưng phải ở lại đảo ít nhất 14 ngày trước khi được đi du lịch đến các nơi khác ở Thái Lan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do trước đây đa số du khách chỉ ở lại hòn đảo từ 3-5 ngày, quy định này khá vênh với thực tế vì 14 ngày là thời gian lưu trú khá dài.
Tháng 7 đến tháng 10 hằng năm cũng là thời điểm mùa mưa ở Thái Lan, cũn là mùa ế ẩm với các nhà hàng khách sạn nên nhiều doanh nghiệp không quá kỳ vọng. Một số doanh nghiệp đã đóng cửa hơn một năm qua vì COVID-19.
Thị trường lớn nhất của du lịch Thái Lan là Trung Quốc nhưng hiện quốc gia này vẫn chưa cho người dân đi du lịch nên Thái Lan có kế hoạch nhắm đến các thị trường khác như Hàn Quốc, Singapore.
Các điểm du lịch khác ở Thái Lan cũng đang mỏi mòn chờ đợi chiến dịch tiêm vắc xin trong bối cảnh số ca nhiễm vẫn tăng. Theo số liệu cập nhật đến ngày 6-6, Thái Lan đã có tổng cộng 1.232 người tử vong và 177.467 ca nhiễm COVID-19.
Trung Quốc siết hạn chế ngăn Covid-19
Giới chức thành phố Quảng Châu của Trung Quốc áp thêm loạt biện pháp hạn chế với hoạt động kinh doanh và xã hội nhằm kiềm chế nCoV lây lan.
Các quận Nam Sa, Tùng Hóa và Hoa Đô của thành phố Quảng Châu, trung tâm công nghiệp phía nam Trung Quốc, ngày 5/6 yêu cầu toàn bộ dân địa phương và những người đi qua khu vực này phải xét nghiệm nCoV.
Giới chức quận Nam Sa yêu cầu các nhà hàng dừng cung cấp dịch vụ ăn tối kể từ ngày 5/6, đồng thời kêu gọi các phòng tập gym, hồ bơi và những địa điểm công cộng khác ngừng hoạt động. Khoảng 10 ga tàu điện ngầm tại thành phố Quảng Châu bị đóng cửa.
Loạt biện pháp hạn chế mới này được áp dụng sau khi Trung Quốc ghi nhận thêm 24 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, trong đó 11 ca lây nhiễm cộng đồng tại tỉnh Quảng Đông. Tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này tới nay lần lượt là 91.218 và 4.636 ca.
Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng "thần tốc", tiêm hơn 700 triệu liều vaccine Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch từ cuối tháng 5, liên quan đến chủng nCoV Delta có nguồn gốc từ Ấn Độ lây lan mạnh, đã khiến chính quyền thành phố Quảng Châu áp lệnh phong tỏa với một số khu vực lân cận. Sân bay thành phố Thâm Quyến yêu cầu dân sống tại Quảng Châu hoặc Phật Sơn xuất trình giấy ghi kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trước khi cho phép họ lên máy bay.
Thế giới hiện ghi nhận 173.697.760 ca nhiễm nCoV và 3.735.458 ca tử vong, tăng lần lượt 384.803 và 8.676, trong khi 156.562.708 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Nhân viên quản lý nhà ở mặc đồ bảo hộ phân phối lương thực cho một khu dân cư bị phong tỏa tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc ngày 2/6. Ảnh: Reuters .
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.202.950 ca nhiễm và 612.617 ca tử vong do nCoV, tăng 10.179 ca nhiễm và 379 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Chính quyền Joe Biden ngày 3/6 công bố kế hoạch tặng 25 triệu liều vaccine Covid-19 đầu tiên, trong tổng số 80 triệu liều được công bố. Ít nhất 75% số vaccine đợt đầu sẽ được chia sẻ thông qua chương trình Covax và 25% gửi trực tiếp tới các nước cần.
Trong gần 19 triệu liều qua Covax, khoảng 6 triệu liều sẽ được cung cấp cho khu vực Mỹ Latin và Carribe, 7 triệu liều cho Nam Á và Đông Nam Á, khoảng 5 triệu liều cho châu Phi. Hơn 6 triệu liều còn lại được chia sẻ với các nước đang gặp khủng hoảng, láng giềng và một số đối tác khác, như Canada, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Khoảng 51% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi khoảng 41,5% tiêm đủ mũi. Hiện 297 triệu liều vaccine đã được phân phối ở Mỹ. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nhận định tất cả trẻ em Mỹ có thể được tiêm vaccine trước cuối năm nay.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 28.807.855 ca nhiễm và 346.772 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 114.020 và 2.671 ca.
Chưa tới 5% trong 950 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ tiêm đủ hai liều vaccine. Chương trình tiêm chủng của quốc gia này sử dụng vaccine AstraZeneca do Viện Huyến thanh sản xuất, cũng như Covaxin do công ty Bharat Biotech địa phương phát triển. Họ dự kiến sản xuất vaccine Sputnik V của Nga vào giữa tháng 6.
Nhóm chuyên gia Ấn Độ ngày 4/6 cảnh báo những người từng nhiễm nCoV hay được tiêm vaccine Covid-19 một phần vẫn có nguy cơ bị biến chủng mới tấn công. Biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu và gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng tại tại Ấn Độ, đã xuất hiện tại ít nhất 62 quốc gia, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Các chuyên gia Ấn Độ cũng cảnh báo nước này cần tăng tốc tiêm chủng để tránh kịch bản ca nhiễm lại tăng mạnh trong tương lai. Trong lúc tiến trình triển khai chương trình tiêm vaccine Covid-19 tại Ấn Độ chậm trễ, chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đàm phán với các nhà sản xuất vaccine nước ngoài để tăng nguồn cung.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 16.907.425 ca nhiễm và 472.531 ca tử vong, tăng lần lượt 65.471 và 1.563.
Khi Brazil đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 thứ ba, các cuộc biểu tình và kêu gọi luận tội Tổng thống Jair Bolsonaro về cách xử lý đại dịch ngày càng tăng. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ngày 2/6 trong lúc Tổng thống Bolsonaro phát biểu trước toàn quốc.
Anh , vùng dịch lớn thứ 7 thế giới, ghi nhận 4.511.669 ca nhiễm và 127.836 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 5.765 và 13 ca trong 24 giờ qua.
Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Anh ngày 4/6 cho biết tỷ lệ nhiễm nCoV vào tuần cuối tháng 5 tại nước này là 1/640, gần gấp đôi so với tỷ lệ 1/1.120 một tuần trước đó và cao nhất kể từ tháng 4. ONS cho biết biến chủng nCoV phát hiện lần đầu ở Anh không còn là chủng phổ biến ở quốc gia châu Âu này.
"Trong tuần kết thúc vào hôm 29/5, chúng tôi phát hiện sự gia tăng các ca Covid-19 không nhiễm biến chủng ở Anh. Đây có thể là biến chủng được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ", ONS cho biết trong thông cáo.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 2/6 cho biết sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế vì chưa rõ dân chúng sẽ được bảo vệ thế nào trước đợt tăng ca nhiễm mới. Lệnh phong tỏa tại Anh dự kiến kết thúc vào cuối tháng 6.
Anh đã tiêm 65,7 triệu liều vaccine Covid-19. 26,1 triệu người ở Anh đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, chiếm hơn 39% dân số nước này, theo Our World in Data.
Tại Đông Nam Á, Malaysia báo cáo 610.574 ca nhiễm và 3.291 ca tử vong vì Covid-19, tăng 7.452 và 109 trong 24 giờ qua.
Giáo sư Adeeba Kamarulzaman, thành viên Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một nghiên cứu của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington phát hiện số ca tử vong liên quan tới Covid-19 ở Malaysia có thể lên đến 26.000 người vào tháng 9, gấp 9 lần số người chết hiện tại.
Nghiên cứu của IHME cũng ước tính tỷ lệ tử vong hàng ngày ở quốc gia Đông Nam Á sẽ ở mức 200 ca vào cuối tháng 8.
Thái Lan báo cáo 2.817 ca nhiễm mới và 36 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 174.796 và 1.213.
Gần 100 ca nhiễm nCoV được ghi nhận tại một cụm dịch mới ở nhà máy nước đá tại Bang Phli, phía đông Bangkok, sau khi được giới chức xác nhận vào tối 2/6. Giới chức địa phương cho biết nhà máy có 190 nhân viên Thái Lan và người nước ngoài.
Thái Lan đã tiêm 3,61 triệu liều vaccine. Trong gần 70 triệu dân của quốc gia này, hơn 1,1 triệu triệu người tiêm đủ hai mũi vaccine, chiếm khoảng 1,6% dân số, theo Our World in Data.
WHO cảnh báo Covax thiếu vaccine WHO cho biết nguy cơ thiếu vaccine vào tháng 6 và tháng 7 có thể làm giảm hiệu quả chương trình Covax, trong bối cảnh Covid-19 khiến hơn 3,7 triệu người chết. Thế giới ghi nhận 173.286.047 ca nhiễm nCoV và 3.726.251 ca tử vong, tăng lần lượt 391.321 và 9.368, trong khi 154.536.381 người đã bình phục, theo trang thống kê thời...