Thái Lan bắt đại tá cảnh sát sở hữu hơn 40 xe sang
Sau khi bắt đại tá Thitisan Utthanaphon với cáo buộc tra tấn nghi phạm, giới chức Thái Lan phát hiện 42 xe sang thuộc sở hữu của ông này.
Thitisan Utthanaphon, 41 tuổi, cựu đồn trưởng đồn cảnh sát ở Nakhon Sawan, miền trung Thái Lan, hôm 11/9 bị cáo buộc tội giết người, lạm quyền và nhiều tội danh khác, sau khi một nghi phạm ma túy chết vì ngạt thở do bị quấn 6 túi nilon quanh đầu nghi do bị tống tiền 60.000 USD hồi tháng 8.
Vụ án bị đồn cảnh sát của Thitisan bưng bít và ghi vào hồ sơ là chết do sốc thuốc, đến khi một luật sư tiết lộ nguyên nhân cái chết của nghi phạm trên Facebook. Thitisan sau đó được điều chuyển sang đồn cảnh sát ở tỉnh lân cận, do bố của bạn gái can thiệp.
Thitisan Utthanapho (giữa), khi bị bắt hồi tháng 8. Ảnh: AFP
Một luật sư khác tiếp tục công bố video do một cấp dưới của Thitisan quay lại, cho thấy ông ta bóp cổ nghi phạm bị còng tay, trong lúc những người khác giữ chặt tay chân anh ta. Video được chia sẻ rộng rãi, gây chấn động cả Thái Lan, buộc cảnh sát phải bắt Thitisan và một số sĩ quan khác. Thitisan phủ nhận mọi cáo buộc.
Sittra Biabungkerd, luật sư công bố video, cho biết làm thế để ngăn cảnh sát “giúp nhau thoát tội giết người”.
“Nhiều người có thể nghĩ rằng sử dụng túi nilon thẩm vấn nghi phạm không còn nữa vì thời thế đã thay đổi”, ông nói. “Nhưng thực tế, nó vẫn bí mật diễn ra”.
Sau khi Thitisan bị bắt, báo chí bắt đầu phanh phui lối sống xa hoa và mối quan hệ với hàng loạt người nổi tiếng của ông ta. Các điều tra viên phát hiện ông ta sở hữu một biệt thự sang trọng ở Bangkok, 42 chiếc xe sang, trong đó có một Lamborghini Aventador trị giá 1,5 triệu USD và số tài sản ước tính 18 triệu USD, dù lương cảnh sát của ông này chỉ khoảng 40.000 bath/tháng (gần 1.200 USD).
Video đang HOT
“Không thể có chuyện một người với số lương như vậy lại mua hơn 40 ôtô, bao gồm xe sang”, Srisuwan Janya, một nhà hoạt động chống tham nhũng, nói và cho biết cơ quan chống rửa tiền đã được yêu cầu điều tra khối tài sản của Thitisan.
Một phần tài sản của Thitisan đến từ đấu giá hàng trăm chiếc xe sang nhập khẩu bị hải quan Thái Lan thu giữ. Các nhà điều tra dự kiến chuyển hồ sơ cho Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia vào ngày 24/9, trước khi quyết định đề nghị truy tố.
Thái Lan ghi nhận kỷ lục kép về COVID-19, Indonesia vượt Brazil về ca nhiễm mới theo ngày
Indonesia vượt Brazil về số ca nhiễm mới, trở thành nơi bị dịch ảnh hưởng nặng nhất thế giới. Thái Lan có số ca nhiễm trong ngày trên 10.000. Hàn Quốc vẫn trên 1.000 ca/ngày từ 7-7, còn Nhật 3 ngày liền trên 3.000 ca.
Người nhà khóc thương khi hỏa táng người thân qua đời vì COVID-19 tại tỉnh Pathum Thani, miền trung Thái Lan hôm 15-7 - Ảnh: REUTERS
Tại khu vực Đông Nam Á, ngày 17-7, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm và ca tử vong cao kỷ lục trong 24 giờ qua, với lần lượt 10.082 và 141.
Theo đó, tổng số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng lên lần lượt 391.989 và 3.240, theo Hãng tin Reuters.
Theo báo Bangkok Post , nếu chỉ tính riêng từ ngày 1-4-2021, khi làn sóng dịch thứ ba bắt đầu, tới nay Thái Lan đã ghi nhận 363.126 ca nhiễm.
Thái Lan ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm và ca tử vong trong bối cảnh Trung tâm Quản lý tình hình COVID-19 (CCSA) của nước này đang xem xét áp dụng các biện pháp chống dịch khắt khe hơn nữa do một bộ phận khách hàng và các cơ sở kinh doanh tiếp tục phớt lờ biện pháp hiện tại.
Cuối ngày 16-7, Công báo Hoàng gia Thái Lan (Royal Gazette) cho biết Thái Lan đã áp dụng lệnh cấm tụ tập nơi công cộng trên toàn quốc, với mức phạt cao nhất là 2 năm tù giam hoặc/và mức phạt lên tới 40.000 baht (28 triệu đồng).
Với Indonesia , theo Hãng tin Bloomberg, số ca nhiễm mới trong ngày của Indonesia đã vượt Brazil, trở thành nơi bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nhất thế giới.
Indonesia đã ghi nhận mức kỷ lục 56.757 ca nhiễm hôm 15-7 và 54.000 ca hôm 16-7. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã lên tới 2,78 triệu ca.
Indonesia cũng công bố có thêm 1.025 ca tử vong cùng ngày, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 71.397 ca.
Tại Campuchia , báo Khmer Times ngày 17-7 đưa tin người phát ngôn Bộ Y tế Or Vandine một lần nữa cảnh báo các biến thể virus mới có thể khiến Campuchia "vượt lằn ranh đỏ", từ đó dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn và những đợt bùng dịch quy mô lớn trong cộng đồng.
Hôm 16-7, Bộ Y tế Campuchia công bố phát hiện thêm 37 trường hợp mắc biến thể Delta ở các hành khách nhập cảnh nước này hôm 7 và 14-7. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 75 người mắc biến thể Delta.
Bộ Y tế Philippines hôm 16-7 cho biết nước này đã ghi nhận 16 ca mới mắc biến thể Delta (gồm 11 ca trong cộng đồng) và ca tử vong đầu tiên do mắc biến thể Delta.
Nhân viên y tế thực hiện công việc xét nghiệm COVID-19 với người dân ngay trên xe (xét nghiệm lưu động drive-thru) ở Goyang, tây bắc Seoul, Hàn Quốc hôm 16-7 - Ảnh: YONHAP
Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 17-7 cho biết nước này ghi nhận thêm 1.455 ca nhiễm trong 24 giờ, gồm 1.404 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca COVID-19 ở Hàn Quốc lên 176.500, theo Hãng tin Yonhap.
Con số 1.455 trên thấp hơn so với 1.536 ca nhiễm mới công bố ngày 16-7, và giảm nhẹ từ mức cao kỷ lục 1.615 ca hôm 14-7. Số ca nhiễm hằng ngày ở Hàn Quốc vẫn trên 1.000 ca kể từ hôm 7-7.
Dù số ca nhiễm mới lui về mức 1.455 so với các ngày trước đó, nhưng chính quyền đang xem xét áp dụng các quy định giãn cách xã hội mạnh hơn bên ngoài vùng thủ đô Seoul trong bối cảnh có nhiều lo ngại về biến thể Delta.
Tại Nhật Bản , số ca nhiễm mới được công bố hôm 16-7 là 3.431 ca, trên mức 3.000 ca ngày thứ ba liên tiếp. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã lên tới lần lượt trên 831.000 và 15.000.
Riêng thủ đô Tokyo có 1.271 ca nhiễm mới ngày 16-7, một ngày sau khi số ca nhiễm tăng trên mức 1.300 ca lần đầu tiên trong khoảng 6 tháng.
Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp số ca nhiễm ở Tokyo trên mức 1.000 - điều đã không xảy ra trong đợt dịch mới nhất vào tháng 4 và 5, theo Đài NHK.
Giới chuyên gia đánh giá tình trạng tăng vọt ca nhiễm ở Tokyo có liên quan tới biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.
"Tôi cho rằng tốc độ gia tăng ca nhiễm đang rất nhanh. Tôi muốn mọi người tái xem xét phương án làm việc từ xa, do có số lượng lớn ca nhiễm tại các nơi làm việc" - thống đốc Tokyo, bà Koike Yuriko, kêu gọi.
Với Úc , ngày 17-7, thành phố Sydney (thủ phủ bang New South Wales) đã ra lệnh đóng các địa điểm xây dựng, cấm hoạt động bán lẻ không cần thiết.
Chính quyền cũng cảnh báo sẽ phạt các chủ thuê bắt nhân viên tới văn phòng làm việc trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại đây tiếp tục tăng dù đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn thành phố tuần thứ 3, theo Hãng tin Reuters.
Chính quyền bang New South Wales cũng cấm hàng trăm ngàn người ở các vùng ngoại ô phía tây Sydney rời các khu phố đi làm, trong bối cảnh bang này ghi nhận 111 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, tăng so với con số 97 ca ngày trước đó.
10 cảnh sát Myanmar thiệt mạng Ít nhất 10 cảnh sát Myanmar thiệt mạng sau khi liên minh gồm ba nhóm vũ trang dân tộc tấn công một đồn cảnh sát ở bang Shan hôm nay. Liên minh gồm Quân đội Arakan, Quân Giải phóng Quốc gia Ta'ang và Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar rạng sáng nay tấn công đồn cảnh sát ở Naungmon. Hãng...