Thái Lan: Bắt 200 người dựng mật trại trong rừng
200 người bị bắt giữ sau khi cảnh sát đột kích vào một mật trại ở sâu trong rừng.
Ngày 14/3, cảnh sát Thái Lan cho biết họ vừa phát hiện một vụ “chưa từng có tiền lệ” khi bắt giữ khoảng 200 dân tị nạn gốc Thổ Nhĩ Kỳ tại một khu trại bí mật trong rừng ở cực nam nước này.
Từ lâu Thái Lan đã trở thành một nơi trung chuyển của bọn buôn người khi mỗi năm có hàng ngàn chiếc thuyền đưa người dân nước láng giềng Myanmar đổ bộ vào vương quốc này và từ đó tìm đường tới nước thứ ba.
200 dân tị nạn tự nhận mình là người Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị cảnh sát bắt giữ sau chiến dịch đột kích vào một khu trại bí mật tại rừng cao su ở tỉnh Songkhla, phía nam Thái Lan.
Video đang HOT
Khu mật trại được phát hiện sâu bên trong rừng cao su
Thiếu tướng cảnh sát Thatchai Pitaneelaboot nhận định: “Đây là vụ việc chưa từng có tiền lệ khi có quá nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ ở Thái Lan.”
Ông cho biết: “Họ đến đây theo từng gia đình một, và có vẻ như họ luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường, bởi mọi tài sản đồ đạc đều được gói ghém sẵn.” Ông cũng nói rằng một số nghi phạm đã kịp chạy thoát khỏi khu rừng trong khi cảnh sát xông vào.
Hiện cảnh sát vẫn chưa rõ họ đến Thái Lan bằng cách nào, vì còn phải đợi phiên dịch để thẩm vấn. Những người này vẫn chưa bị cảnh sát truy tố với bất cứ tội danh nào.
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thái Lan cho biết họ chưa có bất cứ thông tin nào về số người tị nạn này, và cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Hồi tháng Một, Thái Lan đã bắt giữ hơn 500 người Rohingya vượt biên trái phép sau khi truy quét một trại buôn người ở khu vực phía nam do các phiến quân Hồi giáo kiểm soát.
Hàng ngàn người Rohingya đã tìm cách vượt biên vào Thái Lan bằng thuyền để trốn tránh tình trạng bạo lực ở Myanmar và những người này sau đó thường tìm đường để tới Malaysia.
Theo Khampha.vn
Trung Quốc phản ứng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với Đạt Lai Lạt Ma
Ngày 22-02, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương thông báo, Chính phủ Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma, với điều kiện là ông phải chấm dứt các hoạt động chia rẽ dân tộc.
Tổng thống Obama tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng vào tháng 2-2010
Điều này đã được ông Tần Cương nói tại Bắc Kinh khi bình luận về tuyên bố do nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đưa ra trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng, ông hy vọng vào việc nối lại đối thoại với chính phủ Trung Quốc.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đạt Lai Lạt Ma không phải là một nhân vật tôn giáo đơn thuần, mà là "một tị nạn chính trị nấp dưới danh nghĩa tôn giáo và tiến hành hoạt động chia rẽ chống lại Trung Quốc".
Ông Tần Cương khẳng định: "Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, người tuyên bố về cái gọi là "con đường thứ ba cho người Tây Tạng" tưởng tượng ra rằng ông ta đã sáng lập "Khu Tây Tạng lớn", vốn chưa bao giờ tồn tại trong lịch sử và chiếm một phần tư lãnh thổ Trung Quốc".
Tuy khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thực hiện đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma, nhưng ông Tần Cương không quên cảnh báo: "Đạt Lai Lạt Ma đang có những nỗ lực để tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều này".
Theo ANTD
Cảm động câu chuyện bé 4 tuổi lang thang trên sa mạc tìm mẹ Một cậu bé tị nạn 4 tuổi người Syria đã được phát hiện đang lang thang một mình giữa sa mạc ở Jordan sau khi bị lạc mẹ trong lúc chạy khỏi Syria. Cậu bé xách chiếc túi bóng lang thang giữa sa mạc. Các nhân viên nhân đạo từ tổ chức Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) đã...