Thái Lan bác thông tin cung cấp gạo cho quân đội Myanmar
Giới chức Thái Lan ngày 20/3 lên tiếng phủ nhận thông tin truyền thông đưa rằng nước này cung cấp gạo cho quân đội Myanmar.
Người biểu tình tập trung tại Yangon, Myanmar phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao, ngày 3/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết truyền thông Thái Lan đưa tin quân đội nước này đã cung cấp 700 bao gạo cho quân đội Myanmar qua biên giới giữa hai quốc gia. Truyền thông Thái Lan đã đăng bức ảnh được cho là các bao gạo trong xe tải ở biên giới.
Tuy nhiên Thiếu tướng Amnat Srimak, chỉ huy Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan nhấn mạnh: “ Quân đội Thái Lan không cung cấp gạo cho quân đội Myanmar. Phía quân đội Myanmar cũng chưa hề đề nghị chúng tôi giúp đỡ bởi họ có danh dự riêng. Tôi cho rằng nếu có gì đó xảy ra thì đó là trao đổi thương mại thông thường tại biên giới. Không thể ngăn chặn hoạt động này nếu nó vẫn tuân thủ pháp luật và quy trình hải quan”.
Video đang HOT
Giao thương ở biên giới giữa Thái Lan và Myanmar đã chịu nhiều hạn chế kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, thủ hiến vùng và bang cũng như nhiều thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) ngày 1/2. Trong những chính khách bị bắt giữ có Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint.
Quân đội Myanmar cho rằng có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2020 với chiến thắng thuộc về NLD. Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar bác bỏ cáo buộc này.
Quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận tiến hành đảo chính. Hiện tại, quân đội Myanmar chưa đưa ra thời điểm cụ thể tổ chức bầu cử.
Thiết quân luật được áp dụng tại nhiều quận ở thành phố Yangon sau khi xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh leo thang, làm ít nhất 38 người thiệt mạng ngày 14/3.
EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar
Các ngoại trưởng EU sẽ phê duyệt biện pháp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar vào 22/3 để phản ứng với cuộc đảo chính.
Động thái diễn ra sau khi 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đồng ý nhắm mục tiêu trừng phạt vào quân đội Myanmar và các lợi ích kinh tế của họ. Một nhà ngoại giao cho biết 11 cá nhân bị đưa vào danh sách đen đóng băng tài sản và cấm thị thực là sĩ quan quân đội và cảnh sát.
Đợt trừng phạt đầu tiên không nhắm vào các doanh nghiệp liên quan quân đội, nhưng theo các nhà ngoại giao, một số doanh nghiệp có thể bị trừng phạt trong những tuần tới.
Người biểu tình Myanmar bỏ chạy khi đối đầu quân đội ở thành phố Yangon hôm 19/3. Ảnh: AFP .
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội đảo chính hôm 1/2, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự. Hàng trăm nghìn người Myanmar đã biểu tình kể từ đó để phản đối đảo chính, yêu cầu thả bà Suu Kyi cùng các quan chức và kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 220 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình và hơn 2.000 người bị bắt giam.
Quân đội Myanmar đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng. Mỹ và Anh đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với quan chức chính quyền quân sự.
Quân đội Myanmar có lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế của đất nước, từ khai thác mỏ, ngân hàng đến dầu khí và du lịch. EU trước đó đã ban hành lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar và đưa 14 quan chức quân đội, biên phòng hàng đầu vào danh sách đen vì vấn đề người Hồi giáo thiểu số Rohingya.
Những doanh nhân Trung Quốc hứng giận dữ ở Myanmar Xiang Jun dành hơn hai năm và gần 1,2 triệu USD để mở các nhà máy may mặc tại Myanmar, nhưng giờ đây tha thiết muốn hồi hương. "Ngày nào tiếng súng cũng không ngớt", Xiang Jun, người đàn ông 36 tuổi đến từ tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, cho biết. Hơn một tháng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, việc...